Đề thi học sinh giỏi tỉnh – cấp THCS năm học 2016 - 2017 môn: Hóa Học

pdf 1 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1039Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi tỉnh – cấp THCS năm học 2016 - 2017 môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi tỉnh – cấp THCS năm học 2016 - 2017 môn: Hóa Học
Nguyễn Đình Hành – THCS Chu Văn An, Đăk Pơ, Gia Lai 
1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐĂK NÔNG 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 01 trang) 
KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH – CẤP THCS 
NĂM HỌC 2016-2017 
MÔN: HÓA HỌC 
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
Bài 1 (4,0 điểm) 
 Cho 3,16 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 250ml dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp 
lọc rửa kết tủa được dung dịch X1 và 3,84 gam chất rắn X2. Thêm vào X1 một lượng dư dung dịch NaOH loãng 
rồi lọc, rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao được 1,4 gam chất rắn X3 gồm 
2 oxit kim loại. Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. 
 a) Viết các phương trình phản ứng và giải thích. 
 b) Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong X và nồng độ mol của dung dịch CuCl2. 
Bài 2 (4,0 điểm) 
 a) Cho 6 gam bột kim loại M có hóa trị không đổi vào bình đựng 2,24 lít khí Cl2 (đktc), sau khi phản ứng 
hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X tan hết trong dung dịch HCl dư thấy có 3,36 lít khí H2 thoát ra (đktc). Xác 
định kim loại M. 
 b) Cho các chất rắn FeS2, Na2O. Chỉ dùng thêm nước và các điều kiện cần thiết (nhiệt độ, xúc tác ). Hãy 
viết các phương trình hóa học để điều chế Na2SO3, FeSO4. 
Bài 3 (3,0 điểm) 
 Cho hơi nước qua than nóng đỏ ta thu được 29,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2, H2. Cho toàn bộ X 
đi qua ống sứ nung nóng đựng CuO dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ giảm 16 gam. 
Nếu cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Tính m. 
Bài 4 (4,0 điểm) 
 a) Đốt cháy hoàn toàn 0,356 gam chất hữu cơ X thu được 0,2688 lít CO2 (đktc) và 0,252 gam H2O. Mặt khác, 
nếu phân hủy 0,445 gam X thì thu được 56 ml khí nitơ (đktc). Tìm công thức phân tử của X, biết rằng trong phân 
tử X có một nguyên tử nitơ. 
 b) Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6, C4H6. Tỉ khối của X so với H2 là 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X 
trong khí oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra 
hoàn toàn thì khối lượng dung dịch thay đổi m gam so với dung dịch ban đầu. Tính giá trị của m. 
Bài 5 (2,0 điểm). Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau và ghi điều kiện phản ứng (nếu có): 
(8) (4)
 CH3COOH (1)CH3COONa (2) CH4 (3) HCl 
 CH3COONa (7) NaOH (6) NaCl (5) MgCl2 
Bài 6 (3,0 điểm). 
 a) Cho 4 chất khí: CO2, C2H4, Cl2, CH4 đựng trong 4 bình riêng biệt mất nhãn. Trình bày phương pháp hóa 
học để phân biệt mỗi bình trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Các dụng cụ thí nghiệm có đủ. 
 b) Hỗn hợp A gồm 0,3 mol etilen và 0,2 mol H2. Đun nóng hỗn hợp A có Ni lám xúc tác, thu được hỗn hợp X. 
Hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 2 lít dung dịch Br2 0,075M. Tính hiệu suất phản ứng giữa etilen và H2. 
 c) Hỗn hợp 36 gam chứa một rượu CnH2n+1OH và một axit CmH2m+1COOH được chia thành 2 phần bằng nhau. 
 - Cho phần 1 tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). 
 - Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 30,8 gam CO2. 
 Xác định công thức phân tử của rượu, axit. 
-------HẾT------- 
 Họ và tên thí sinh . Số báo danh:  
 Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
 Thí sinh được phép sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn và Bảng tính tan do NXB giáo dục phát hành. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfHSG_2016.pdf