SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 08 câu; 02 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ CÁC MÔN VĂN HÓA CẤP THPT NĂM HỌC 2016 – 2017 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - BẢNG KHÔNG CHUYÊN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 12/10/2016 Câu 1 (1,5 điểm) 1. Người ta làm thí nghiệm trồng 2 cây A và B trong một nhà kính ở nhiệt độ 250C và cường độ ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần. Khi tăng cường độ chiếu sáng (bằng 2/3 ánh sáng mặt trời toàn phần) và tăng nhiệt độ (300C - 400C) trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không giảm. Mục đích của thí nghiệm trên là gì? Giải thích. 2. Vì sao khi trồng cây cần phải xới đất cho tơi xốp? Câu 2 (1,5 điểm) 1. Ở người, protein được biến đổi ở các bộ phận nào trong ống tiêu hóa? Quá trình tiêu hóa protein ở bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao? 2. Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Giải thích. a. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ. b. Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể là máu không pha. c. Ở người, khi uống nhiều rượu dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu. Câu 3 (1,0 điểm) 1. Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối. 2. Một nhóm học sinh trồng một loài thực vật trong các chậu và tiến hành các thí nghiệm sau: + Thí nghiệm 1: Chiếu sáng 14h, trong tối 10h → Cây ra hoa. + Thí nghiệm 2: Chiếu sáng 16h, trong tối 8h → Cây ra hoa. + Thí nghiệm 3: Chiếu sáng 13h, trong tối 11h → Cây không ra hoa. a. Loài cây được tiến hành trong thí nghiệm trên thuộc nhóm cây ngày dài, cây ngày ngắn hay cây trung tính? Giải thích. b. Dự đoán và giải thích kết quả ra hoa của loài cây trên khi tiến hành thí nghiệm: Chiếu sáng 12h, trong tối 12h (ngắt thời gian tối bằng cách chiếu xen kẽ ánh sáng đỏ và đỏ xa vào giữa giai đoạn tối lần lượt là đỏ - đỏ xa – đỏ). Câu 4 (1,0 điểm) 1. Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn của sâu bướm mang lại cho chúng những điểm lợi và bất lợi gì? 2. Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện như thế nào? Giải thích. Câu 5 (1,0 điểm) 1. Nếu một người bị hỏng thụ thể progesteron và estrogen ở các tế bào niêm mạc tử cung thì có xuất hiện chu kì kinh nguyệt hay không? Khả năng mang thai của người này như thế nào? Giải thích. 2. Vì sao phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường bị loãng xương? Câu 6 (1,5 điểm) 1. Giải thích vì sao mã di truyền có tính đặc hiệu? Tính đặc hiệu của mã di truyền có ý nghĩa gì? 2. Một gen rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự nucleotit như sau: Mạch 1: TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA Mạch 2: ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT Gen được dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi polipeptit chỉ gồm 5 axit amin. Hãy xác định mạch nào trong 2 mạch của gen nói trên được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mARN và chỉ ra chiều của mỗi mạch. Giải thích. Câu 7 (1,5 điểm) 1. Sử dụng 5-BU để gây đột biến ở opêron Lac của E. coli thu được đột biến ở giữa vùng mã hóa của gen LacZ. Hãy nêu hậu quả của đột biến này đối với sản phẩm của các gen cấu trúc. 2. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi lai cây mẹ hoa đỏ thuần chủng với cây bố hoa trắng, kết quả thu được F1 gồm hầu hết cây hoa đỏ và một số cây hoa trắng. Giải thích về sự xuất hiện cây hoa trắng ở F1. Biết tính trạng màu hoa do gen trong nhân quy định. Câu 8 (1,0 điểm) 1. Bằng cách nào mà nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử ADN dài hơn rất nhiều lần so với chiều dài của nó? 2. Phân tích kết quả của các phép lai sau đây và viết sơ đồ lai trong mỗi phép lai đó. Biết một gen quy định một tính trạng. Phép lai Kiểu hình bố và mẹ Kiểu hình đời con 1 Xanh x vàng Tất cả xanh 2 Vàng x vàng ¾ vàng: ¼ đốm 3 Xanh x vàng ½ xanh: ¼ vàng: ¼ đốm -------------Hết------------ ( Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:SBD:.. Cán bộ coi thi số 1:..Cán bộ coi thi số 2:
Tài liệu đính kèm: