PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 Năm học 2014-2015. Thời gian: 150 phút. A. ĐỀ BÀI: Câu 1 (3 điểm): Hướng tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Câu 2: ( 5 điểm ):Phân tích quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Phân tích nguyên nhân sự sụp đổ đó?. Câu 3 (5điểm): Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu của ASEAN? Vì sao có thể nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX: “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” Câu 4: (2 điểm) Nối tên gọi ở cột A cho phù hợp với cách viết tắt ở cột B. A – Tên gọi B – Cách viết tắt 1. Liên minh Châu Âu a. Viết tắt theo tiếng Anh là NATO 2. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương b. Viết tắt theo tiếng Anh là AU 3. Liên minh Châu Phi c. Viết tắt theo tiếng Anh là EU 4. Hiệp hội các nước Đông Nam Á d. Viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN Câu 5: ( 5 điểm ):Nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ la tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2014-2015. Môn thi: Sử Câu 1 (3 điểm): Hướng tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? – Nguyên nhân: (1 điểm) Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 – 05 – 1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, lớn lên trong cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và sự đàn áp bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. – Hướng đi của các nhà yêu nước chống Pháp: (1 điểm) Phan Bội Châu sang Nhật tìm con đường Duy Tân, sau sang Trung Quốc tìm con đường cách mạng Tân Hợi (1911) chủ trương chống Pháp giành độc lập dân tộc, tổ chức vận động nhân dân trong nước và dựa vào viện trợ của nước ngoài để tiến hành bạo lực vũ trang. Phan Châu Trinh hướng theo con đường nghị viện tư sản của các nước phương Tây, dựa vào Pháp chống triều đình phong kiến, tiến hành cải cách duy tân nhằm giành lại tự do dân chủ nhằm nâng cao dân trí, dân quyền làm điều kiện tiên quyết giành độc lập dân tộc. Mặc dù các phong trào có tác dụng khuấy động, cổ vũ tinh thần yêu nước nhưng do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, khoa học, thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nên đều đi đến kết quả thất bại. – Điểm mới trong hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành: (1 điểm) Khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của họ. Không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường giai cấp tư sản, tiểu tư sản. Ngày 05/06/1911 tại Cảng Nhà Rồng Người ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành không sang các nước phương Đông tìm đường cứu nước mà sang phương Tây, đến với nước Pháp để tìm xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để về giúp đỡ đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước Á, Âu, Phi để kiếm sống và học tập, đến với chủ nghĩa Mác Lênin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản. Đây là điều kiện tiên quyết đưa đến sự thành công của Cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta. Câu 2: ( 5 điểm ): * Học sinh nêu và phân tích được những nét lớn của quá trình khủng hoảng, sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô với các ý chính sau: (3điểm) - Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tiếp đến là những cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chình,...Mở đầu là cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới đòi hỏi các nước phải cải cách.(0,5) - Cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vẫn tồn tại nhiều sai lầm thiếu xót và ngày càng trở nên không phù hợp dẫn đến tình trạng đất nước khủng hoảng toàn diện..., tệ nạn quan liêu thiếu dân chủ gia tăng, pháp chế bị vi phạm nghiêm trọng khiến nhân dân bất mãn. (0,5) - Tháng 3 – 1985 Gioóc – Ba – Chốp lên nắm quyền và tiến hành cải tổ, công cuộc cải tổ gặp khó khăn bế tắc dẫn đến sự suy sụp nghiêm trọng về kinh tế kéo theo khủng hoảng về chính trị, xã hội ( chính quyền bất lực, tệ nạn xã hội gia tăng, nội bộ Đảng cộng sản lục đục,... ) (0,5) - Ngày 19/8/1991 diễn ra cuộc đảo chính lật đổ Gioóc – Ba – Chốp hậu quả cực kì nghiêm trọng ( Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, chính phủ Xô Viết bị giải thể, 11 nước cộng hoà đòi tách khỏi liên bang,...) (0,5) - Ngày 21/12/1991 lãnh đạo 11 nước kí hiệp định giải tán liên bang Xô Viết thành lập khối SNG(0,25) - Ngày 25/12/1991 Gioóc – Ba – Chốp từ chức, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại.( 0,25) * Phân tích được các nguyên nhân sau: (2điểm) - Mô hình chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng chưa đúng đắn, phù hợp,.. - Chậm thay đổi trước những biến động lớn trên thế giới ... - Một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước tha hoá biến chất... - Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội chống phá quyết liệt... Câu 3 (5điểm): Hoàn cảnh ra đời ( 2 điểm) - Nhận thức rõ sự cần thiết cùng nhau hợp tác để phát triển( 1điểm) - Ngày 8/8/1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập ( 1điểm). b. Mục tiêu: Phát triển kinh tế văn hoá thông qua hợp tác ( 1 điểm) c. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX: “Một chương mới đã mở ra” ( 2 điểm) - Từ đầu những năm 90 ASEAN đã có xu hướng mở rộng thành viên đến 04/1999, 10 nước đều là thành viên của ASEAN( 1điểm) - Trên cơ sở ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế thành lập ( AFTA, ARF) ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển kinh tế. ( 1 điểm) Câu 4: (3 điểm) Nối niên đại ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B. A – Niên đại B – Sự kiện Điểm 1. 01/10/1949 g. Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời 0,5 điểm 2. 12/1978 d. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới 0,5 điểm 3. 08/08/1967 a. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập. 0,5 điểm 4. 07/1995 b. Việt Nam ra nhập ASEAN 0,5 điểm 5. 12/1991 c. Hội nghị Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan) 0,5 điểm 6. 09/1977 e. Việt Nam ra nhập Liên hợp quốc 0,5 điểm Câu 5: ( 5 điểm ): - Trước chiến tranh Thế giới thứ hai các nước Mĩ La Tinh ở trong vòng lệ thuộc và trở thành "sân sau" của Đế quốc Mĩ. Từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai tình hình Mĩ La Tinh có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Được mở đầu bằng cuộc cách mạng CuBa 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX một cao trào đấu tranh vũ trang đã bùng nổ ở Mĩ La Tinh và khu vực này được ví như "Lục địa bùng cháy".(2điểm) - Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ tiêu biểu ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa.(1 điểm) - Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La Tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, củng cố độc lập chủ quyền dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực để hợp tác và phát triển kinh tế. Tuy nhiên từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế chính trị ở nhiều nước Mĩ La Tinh gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc căng thẳng.(2điểm)
Tài liệu đính kèm: