Đề thi học sinh giỏi sinh lớp 9

doc 11 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4322Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi sinh lớp 9
HSG V
Câu 1: Tính đặc trưng của NST, NST của các loài khác nhau ở điểm nào
 Tính đặc trưng của NST
- Mỗi loài sinh vật đều có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng, kích thước và cấu trúc...(0,5 điểm)
-Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) chứa bộ nhiễm sắc thể lượng bội NST tồn tại thành từng cặp. Mỗi cặp gồm 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc đặc trưng, được gọi là cặp NST tương đồng, trong đó, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ(0,5 điểm)
-Trong tế bào sinh dục (giao tử), NST tồn tại thành từng chiếc số NST chỉ bằng một nửa số NST trong tế bào sinh dưỡng v à được gọi là bộ NST đơn bội (n). (0,5 điểm)
 Ví dụ, ở người 2n = 46; n = 23 ở gà 2n = 78; n = 39
 ở bò 2n = 60; n = 30 ở lúa 2n = 24; n = 12
- Đặc trưng về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các gen trên mỗi NST.
- Đặc trưng bởi các tập tính hoạt động của NST tái sinh, phân li, tổ hợp, trao đổi đoạn, đột biến về số lượng, cấu trúc NST. (0,5 điểm)
Nhiễm sắc thể của các loài khác nhau bởi số lượng ,hình thái và sự phân bố các gen trên đó(0,5 điểm)
Câu 2 : Thế nào là sự phân li nhiễm sắc thể . Trình bày sự phân li của NST trong giảm phân 
 bình thường của các cơ thể lưỡng bội. Sự phân li không bình thường của NST trong 
 giảm phân được biểu hiện như thế nào và dẫn đến hậu quả gì? cho ví dụ
*Sự phân li nhiễm sắc thể : (0,5đ)
Phân li nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của quá trình phân bào.Là hiện tượng nhiễm 
sắc thể trượt theo sợi tơ của thoi phân bào để tiến về hai cực tế bào (0,5đ)
*Trường hợp phân li bình thường trong giảm phân: (0,5đ)
- Lần phân bào I : Ở kì sau các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập và 
tổ hợp tự do về hai cực tế bào 
 Kết thúc phân bào I mỗi tế bào con chỉ chứa một NST kép trong cặp tương đồng
- Lần phân bào II : Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc 
thể đơn phân li về 2 cực tế bào.
Kết quả giao tử chỉ chứa một NST đơn của cặp tương đồng và bộ NST trong giao tử
giảm đi một nửa còn n 
 *Trường hợp phân li không bình thường trong giảm phân: (0,5đ)
 - Một hoặc vài cặp NST không phân li tạo ra đột biến số lượng ở một hoặc vài cặp
 NST : thể dị bội 
 Ví dụ : Đột biến 3 NST 21 ở người gây hội chứng Đao
 Thể dị bội ở NST giới tính của người : OX Tớc nơ. Claiphentơ XXY
- Cả bộ NST đã nhân đôi nhưng không phân li tạo ra thể đa bội 
-Hậu quả : (0,5đ)
Đột biến dị bội ở người và động vật thường gây tác hại lớn : gây chết làm giảm sức sống, mất khả năng sinh sản.Tuy nhiên đột biến dị bội ở thực vật tạo sự đa dạng trong loài nên đột biến dị bội và đa bội ở thực vật là nguyên liệu quá trình chọn giống và tiến hóa 
Câu 3: Phát biểu nội dung quy luật phân li và phân li độc lập của Men Đen? Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Men Đen?
- Phát biểu nội dung quy luật phân li: “Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P”.
- Nội dung quy luật phân li độc lập: “Các cặp nhân tố di truyền 
( cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”.
- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Men Đen.
+ P thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng
+ Trội phải lấn át hoàn toàn lặn
+ Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, có sức sống ngang nhau.
+ Khả năng gặp nhau và phối hợp với nhau gữa các loại giao tử trong thụ tinh phải ngang nhau.
+ Sức sống của các loại hợp tử và sức sống của các cơ thể trưởng thành phải giống nhau.
+ Phải có số lượng lớn cá thể thu được trong đời lai
+ Mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên mỗi cặp NST khác nhau để khi phân li thì độc lập với nhau, không lệ thuộc vào nhau.
Câu 4 :
 a) Nêu tính chất đặc trưng của ADN.
 b) Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc? 
 c) Cho biết một đoạn của một loại prôtêin có các trật tự axít amin như sau : Glixin –valin - lizin- lơxin. Hãy xác định trình tự các cặp nuclêotít của đoạn gen đã điều khiển tổng hợp prôtêin đó. Biết rằng các axít amin đó tương ứng với các bộ ba mã sao của ARN thông tin như sau:
 Glixin : GGG Valin : GUG
 Lizin : AGG Lơxin : UUG
Nêu tính chất đặc trưng của ADN. ( 2 điểm) .Mỗi ý 0.5 điểm
Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn AND 
Hàm lượng AND trong nhân 
Tỉ lệ giữa các nuclêotit : A+T / G+X
Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trật tự phân bố các gen trong từng nhóm gen liên kết
 b) mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc ( 1điểm). Vì:
Trình tự các nuclêotit của mARN bổ sung với trình tự các nuclêotit trên mạch khuôn của gen cấu trúc ( mạch tổng hợp m ARN) và sao chép nguyên vẹn trình tự các nuclêotit trên mạch đối diện( mạch bổ sung) trừ một chi tiết là T được thay thế bằng U.
1 điểm
Đoạn mạch prôtêin : - Glixin - valin - lizin - lơxin – ( 0.25đ)
Đoạn mARN - GGG - GUG - AGG - UUG - ( 0.25đ)
Đoạn gen { - Mạch khuôn mẫu - XXX - XAX - TXX - AAX -
 {- Mạch bổ sung - GGG - GTG -AGG - TTG - ( 0.5đ) 
Câu 5:	a) Menđen làm thí nghiệm lai một cặp tính trạng đã rút ra được quy luật phân li hay còn gọi là quy luật giao tử thuần khiết. Em hãy cho biết nội dung của quy luật đó?
	b) Để giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng, Menđen cho rằng mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền (sau này gọi là gen) quy định. Hãy dùng thuyết di truyền nhiễm sắc thể giải thích kết quả thí nghiệm này?
Câu 6:	a) Biến dị tổ hợp là gì? Khi lai P:Aabb x aaBb cho thế hệ con là biến dị tổ hợp có kiểu gen như thế nào?
	b) Tại sao các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp lại phong phú và đa dạng hơn những loài sinh sản vô tính?
Câu 7: 	Hãy giải thích vì sao nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị cấp độ tế bào?
Câu 8:	a) Vai trò của nhiễm sắc thể giới tính trong di truyền?
	b) Phân biệt nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính?
Câu 9:	a) Tại sao trâu và bò đều ăn cỏ nhưng prôtêin của chúng lại khác nhau?
Câu
Nội dung
Điểm
5
a) Nội dung của quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
b) Giải thích thí nghiệm:
 - Trong tế bào, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp alen (cặp gen tương ứng), nghĩa là mỗi nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng mang một alen của cặp gen tương ứng.
- Trong giảm phân, sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa cặp alen (trong thí nghiệm kí hiệu là A và a), dẫn đến sự phân li của cặp alen do đó 2 loại giao tử được tạo ra ở F1 có tỉ lệ 1 : 1 (1 A : 1 a)
- Trong thụ tinh, các giao tử đực và cái tổ hợp tự do với nhau, khôi phục lại cặp nhiễm sắc thể tương đồngkhôi phục lại cặp gen tương ứng.
- Ở F1 mang kiểu gen dị hợp có cả hai gen A và a, nhưng gen trội A lấn át hoàn toàn gen lặn a nên chỉ biểu hiện kiểu hình trội. Ở F2 cho tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn. (HS có thể viết sơ đồ lai cho ý này).
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
6
a) Biến dị tổ hợp:
- Khái niệm: Là loại biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính, do sự sắp xếp lại (tổ hợp lại) các gen trong kiểu gen của bố mẹ dẫn đến có kiểu hình khác với bố mẹ.
- Phép lai: P: Aabb x aaBb
GP: Ab, ab aB, ab
F1: AaBb; Aabb; aaBb; aabb
Những biến dị tổ hợp có kiểu gen: AaBb; aabb
b) Loài sinh sản giao phối có biến dị tổ hợp phong phú và đa dạng hơn loài sinh sản vô tính là vì:
- Loài sinh sản giao phối: quá trình sinh sản cần trải qua quá trình giảm phân phát sinh giao tử và quá trình thụ tinh.
+ Trong quá trình giảm phân với cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do, trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng đã cho nhiều kiểu giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể.
+ Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau.
- Loài sinh sản vô tính: quá trình sinh sản được dựa trên cơ sở di truyền là quá trình nguyên phân nên con sinh ra giống với mẹ về kiểu gen.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
7
Nhiễm sắc thể (NST) được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào là vì:
- NST có khả năng lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền:
+ NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin, trong đó ADN là vật chất di truyền cấp phân tử.
+ NST mang gen, mỗi gen có chức năng riêng.
+ Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc.
- NST có khả năng truyền đạt thông tin di truyền:
+ Quá trình tự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể đối với sinh vật sinh sản vô tính.
+ Ở loài giao phối, bộ NST đặc trưng được duy trì qua các thế hệ nhờ 3 cơ chế: tự nhân đôi, phân li và tái tổ hợp trong 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tính.
- NST có thể bị biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng từ đó gây ra những biến đổi ở các tính trạng di truyền.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
8
a) Vai trò của NST giới tính trong di truyền là:
- NST giới tính có vai trò xác định giới tính ở những loài hữu tính.
- NST giới tính còn mang gen liên quan đến giới tính và gen không liên quan đến giới tính (gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính)
b) Phân biệt NST và NST giới tính:
NST giới tính
NST thường
- Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.
- Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) hoặc chỉ có 1 chiếc (XO).
- Chủ yếu mang gen quy định đặc điểm giới tính của cơ thể.
- Thường tồn tại với một số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội (n – 1 cặp). 
- Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
9
a) Trâu và bò đều ăn cỏ nhưng prôtêin của chúng khác nhau là vì:
- Prôtêin của trâu hay bò đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là hơn 20 loại axit amin khác nhau.
- Prôtêin của trâu và bò đều có tính đa dạng và đặc thù là do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin của chúng tạo nên.
- Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được biểu hiện ở các bậc cấu trúc không gian như kiểu xoắn ở cấu bậc 2, bậc 3...
b) Chức năng sinh học của prôtêin:
- Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng sinh chất và nhiễm sắc thể của tế bào.
- Chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất: Prôtêin là thành phần cấu tạo chủ yếu của các enzim có vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
- Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất: Prôtêin là thành phần cấu tạo chủ yếu của các hoocmôn đóng vai trò điều hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
- Chức năng bảo vệ cơ thể: Prôtêin tạo nên các kháng thể có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
- Ngoài ra prôtêin còn có chức năng vận động, vận chuyển các chất trong tế bào và cơ thể, dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
C©u 10: HiÖn tîng di truyÒn liªn kÕt ®· bæ sung cho quy luËt ph©n li ®éc lËp cña Men®en nh thÕ nµo? 
HiÖn t­îng di truyÒn liªn kÕt ®· bæ sung cho quy luËt ph©n li ®éc lËp cña Men®en nh­ thÕ nµo?
Quy luËt ph©n li ®éc lËp cña Men®en chØ nghiÖm ®óng trong tr­êng hîp: c¸c cÆp gen n»m trªn c¸c cÆp nhiÔm s¾c thÓ kh¸c nhau
HiÖn t­îng di truyÒn liªn kÕt do Moocgan ph¸t hiÖn ®· bæ sung c¸c ®iÓm:
+ Mçi nhiÔm s¾c thÓ chøa rÊt nhiÒu gen
+ C¸c gen trªn nhiÔm s¾c thÓ ph©n bè thµnh mét hµng däc vµ t¹o thµnh mét nhãm gen liªn kÕt, sè nhãm gen liªn kÕt ®óng b»ng sè nhiÔm s¾c thÓ trong bé ®¬n béi cña loµi
+ Di truyÒn liªn kÕt ®¶m b¶o sù di truyÒn bÒn v÷ng cña tõng nhãm tÝnh tr¹ng ®­îc quy ®Þnh bëi c¸c gen n»m trªn mét nhiÔm s¾c thÓ, nhê ®ã trong chän gièng cã thÓ chän ®­îc nh÷ng nhãm tÝnh tr¹ng tèt lu«n ®i kÌm víi nhau
BÀI TẬP
Câu 11 :Trong một vùng sinh sản của một cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai A, B, C, D.Trong cùng một thời gian cả 4 tế bào này nguyên phân liên tiếp để tạo các tế bào sinh giao tử.Các tế bào sinh giao tử đều giảm phân tạo giao tử đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 3120 nhiễm sắc thể đơn. Các giao tử tạo ra có 12,5% tham gia thụ tinh tạo được 20 hợp tử. 
 1.Xác định tên và giới tính của loài động vật này.
2. Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào A bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào B bằng 1/4 bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào C . Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào C bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào D.Hãy so sánh tốc độ sinh sản của 4 tế bào A, B, C, D.
Câu 12 : 
Ở vùng sinh sản của một tinh hoàn có 5 tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY đều nguyên phân một số đợt bằng nhau. Ở vùng sinh sản của một buồng trứng có 5 tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX đều nguyên phân một số đợt bằng nhau. Môi trường tế bào cung cấp cho quá trình trên nguyên liệu tương đương 785 nhiễm sắc thể giới tính X. Tổng số nhiễm sắc thể giới tính trong tất cả các tế bào con sinh ra sau nguyên phân là 960.Các tế bào con đều chuyển sang vùng chín tạo giao tử.Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng X là 5% của tinh trùng Y là 10%.Các hợp tử đều phát triển thành cá thể.
 a.Tìm số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục ban đầu ở tinh hoàn và buồng trứng
 b.Tìm số cá thể đực cái trong đàn
Câu 13: Có 5 tế bào của vịt nhà nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào 2800 NST. Các tế bào con tạo ra có chứa tất cả 3200 NST. 
	Xác định:
	a). Số NST lưỡng bội của vịt nhà?
	b). Số lần nguyên phân của mỗi tế bào?
	c). Số tâm động trong các tế bào con được tạo ra?
Câu 14: Cho biết bộ NST của tế bào ruòi giấm 2n=8 . Có 6 tế bào lưỡng bội của ruồi giấm đi vào nguyên phân liên tiếp 4 đợt , các tế bào con sinh ra vẫn nguyên phân bình thường.Hãy cho biết ?
 1/ Tổng số tế bào con được tạo thành sau lần nguyên phân cuói cùng ?
 2/ Môi trường nội bào phải cung cấp nguyên liêu tương đương với bao nhiêu NST đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi để hình thành nên bộ NST của các tế bào con ?
 3/ Vào kỳ giữa và kỳ cuối của nguyên phân trong mỗi tế bào có bao nhiêu sợi cơ bản ,sợi nhiễm sắc ,Crôma tít , tâm động ,NST đơn ,NST kép ?
Câu 15: Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt đen trội so với tính trạng mắt nâu. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Khi cho giao phối giữa cá thể có mắt đen với cá thể có mắt nâu thu được F1 đều có mắt xám.
 a. Hãy nêu đặc điểm di truyền của tính trạng màu mắt nói trên và lập sơ đồ lai 
 b. Cho 1 cá thể mắt đen giao phối với một cá thể khác, thu được 50% mắt đen: 50% mắt xám. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai. 
 c. Cho 1 cá thể mắt nâu giao phối với 1 cá thể khác, thu được 50% mắt nâu: 50% mắt xám. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai.
Câu 16: Có một tế bào mầm phân bào liên tiếp 5 đợt, được môi trường nội bào cung cấp 
 744 nhiễm sắc thể . Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo thành tinh trùng.
Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n.
Xác định số lượng tinh trùng được tạo thành từ các tế bào con.
C©u 17: (0,75 ®iÓm) Ở mét loµi ®éng vËt, c¸ thÓ ®ùc cã cÆp nhiÔm s¾c thÓ giíi tÝnh XX, c¸ thÓ c¸i XY. Qu¸ tr×nh thô tinh t¹o ra mét sè hîp tö cã tæng sè nhiÔm s¾c thÓ ®¬n lµ 720, trong ®ã 1/12 lµ nhiÔm s¾c thÓ giíi tÝnh, sè nhiÔm s¾c thÓ X gÊp 2 lÇn nhiÔm s¾c thÓ Y.
X¸c ®Þnh sè c¸ thÓ ®ùc vµ c¸ thÓ c¸i ®îc h×nh thµnh tõ nhãm hîp tö trªn, biÕt tû lÖ hîp tö XX ph¸t triÓn thµnh c¬ thÓ lµ 7/10, tØ lÖ hîp tö XY ph¸t triÓn thµnh c¬ thÓ lµ 40%.
Câu 18. (4.0 điểm)
Ba hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số đợt không bằng nhau đã tạo ra 112 tế bào con. Trong quá trình nguyên phân môi trường nội bào đã cung cấp cho hợp tử I nguyên liệu tạo ra tương đương với 2394 NST đơn; số nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là 1140; tổng số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử III là 608.
a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
 c) Tốc độ nguyên phân của hợp tử I nhanh dần đều, của hợp tử II giảm dần đều, của hợp tử III không đổi. Thời gian của lần nguyên phân đầu tiên ở mỗi hợp tử đều là 8 phút và chênh lệch thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp ở hợp tử I và hợp tử II đều bằng 1/10 thời gian của lần nguyên phân đầu tiên. Xác định thời gian nguyên phân của mỗi hợp tử.
Câu 19( Cấp Tỉnh 10-11)
Một TB sinh dục đực và 1 TB sinh dục cái của một loài nguyên phân một số đợt bằng nhau. Tất cả các TB con tạo thành đều chuyển sang vùng chín GP bình thường tạo 1280 giao tử. Trong qua strinhf đó, đã có 14592NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng.Tỷ lệ giao tử cái được thụ tinh chiếm 6,25% trên tổng số giao tử cái được tạo thành. XĐ
Số TB sinh giao tử đực và số TB sinh giao tử cái đã tạo ra số giao tử nói trên
Bộ NST 2n của loài
Số hợp tử được tạo thành và hiệu suất thụ tinh của giao tử đực
Số NST cùng trạng thái của chúng trong các hợp tử ở giai đoạn chuẩn bị cho lần nguyên phân đầu tiên.
Câu 20. (Cấp Tỉnh 07-08)
ở một loài, 1 TB sinh dục 2n thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 4826 NST đơn mới tương đương. Các TB con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 256 tinh trùng chứa NST giới tính Y.
a) Xđ bộ NST lưỡng bội của loài. Số lần nguyên phân liên tiếp của TB sinh dục 2n đầu tiên
b) Tính số thoi vô sắc được hình thành trong các lần nguyên phân để tạo các TB con 2n nói trên.
Câu 21: (Cấp Tỉnh 2009)
Có 4 TB sinh dưỡng của cùng 1 cơ thể nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau và đã tạo ra các TB con chứa tất cả 4992 NST đơn. Vào kỳ trước của lần nguyên phân đầu tiên, trong mỗi TB người ta đếm được 156 
Cromatic. Xđ số lần nguyên phân của mỗi TB.
Câu 22:
	Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Quan sát một số tế bào ruồi giấm đang thực hiện quá trình phân bào nguyên phân lần đầu tiên, người ta đếm được 128 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Các tế bào trên đang ở thời kì nào của quá trình phân bào và có bao nhiêu tế bào tham gia vào quá trình phân bào
C©u 23: Ở mét loµi ®éng vËt cã bé NST 2n = 50. Quan s¸t nhãm tÕ bµo cña loµi b­íc vµo gi¶m ph©n.
a) Mét nhãm tÕ bµo sinh dôc mang 400 NST kÐp tËp trung ë mÆt ph¼ng xÝch ®¹o. Nhãm tÕ bµo nµy ®ang ë kú nµo? Sè l­îng tÕ bµo b»ng bao nhiªu? Cho biÕt mäi diÔn biÕn trong nhãm tÕ bµo nh­ nhau.
b) Nhãm tÕ bµo sinh dôc thø hai mang 800 NST ®¬n ®ang ph©n li vÒ hai cùc cña tÕ bµo. X¸c ®Þnh sè l­îng tÕ bµo cña nhãm. Khi nhãm tÕ bµo kÕt thóc gi¶m ph©n II th× t¹o ra ®­îc bao nhiªu tÕ bµo con?
c) Cho r»ng c¸c tÕ bµo con ®­îc t¹o ra ë trªn h×nh thµnh c¸c tinh trïng vµ ®Òu tham gia vµo qu¸ tr×nh thô tinh, trong ®ã sè tinh trïng trùc tiÕp thô tinh chiÕm 3,125% sè tinh trïng ®­îc t¹o thµnh nãi trªn. X¸c ®Þnh sè hîp tö ®­îc t¹o thµnh. Cho biÕt mäi diÔn biÕn trong qu¸ tr×nh gi¶m ph©n cña nhãm tÕ bµo trªn lµ nh­ nhau.
Bài 24: Ở 1 loài sinh vật, có 6 hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 9600 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 9300NST đơn cho quá trình nguyên phân trên.
Xác định số lượng NST của 6 hợp tử khi chúng đang ở kỳ sau.
Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
Bài 25: Ở một loài sinh vật có 2n = 48. Số lượng NST kép trong tế bào của các tế bào ứng vào thời điểm tập trung trên mặt phẳng xích đạo ít hơn số lượng NSTđơn của các tế bào cùng đang phân li về 2 cực của tế bào là 2400, còn tổng số NST có trong 2 nhóm tế bào đó bằng 5280.
Tìm số lượng tế bào con của từng nhóm ứng vào thời điểm nói trên đang nguyên phân?
Số lượng tế bào con được tạo ra khi hai nhóm tế bào nói trên kết thúc nguyên phân? 
Câu 26: Một tế bào sinh dục cái sơ khai 2n = 44, trong quá trình phân bào liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 11176 NST đơn mới hoàn toàn, các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng 6,25%.
Tính số hợp tử tạo thành.
Tính số tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_HSG_4.doc