Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 lần 3 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Đô Lương

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 798Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 lần 3 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Đô Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 lần 3 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Đô Lương
PHÒNG GD & ĐT ĐÔ LƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN LẦN III
 ———————— NĂM HỌC 2016 - 2017
 Đề chính thức Môn thi: SINH HỌC 9 
 Thời gian làm bài: 150 phút 
Câu 1 (4,0 điểm): 1. Những cấu trúc di truyền nào có tồn tại nguyên tắc bổ sung ? Từ nguyên tắc đó có thể suy ra được những điều gì? 
 2. Vẽ sơ đồ thể hiện cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và nêu ý nghĩa của mỗi khâu trong sơ đồ đó?
Câu 2 (4,0 điểm): 1. Giải thích các khái niệm: noãn nguyên bào, noãn bào cấp 1, noãn bào cấp 2? Kết quả quá trình phát sinh giao tử đực và kết quả của quá trình phát sinh giao tử cái có gì khác nhau?
 2. Thế nào là hiện tượng cân bằng giới tính ? Nêu cơ chế xác định giới tính ở các động vật phân tính ?
Câu 3 (3,0 điểm): Ở lúa, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định chín sớm, alen b quy định chín muộn; alen D quy định hạt gạo đục, alen d quy định hạt gạo trong. Cho lai hai thứ lúa thân cao, chín sớm, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, chín muộn, hạt gạo đục, F1 thu được 100% cây thân cao, chín sớm, hạt gạo đục. Cho F1 thụ phấn với một cây chưa biết kiểu gen, F2 thu được kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 18,75% : 18,75% : 18,75% : 18,75% : 6,25% : 6,25% : 6,25% : 6,25%. Biết các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
a. Biện luận tìm kiểu gen của các cây đem lai ở thế hệ F1.
b. Nếu cho các cây F1 tự thụ phấn, theo lí thuyết ở đời con kiểu gen mang 2 cặp gen dị hợp,1 cặp gen đồng hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
c. Để F1 thu được kiểu hình: 75% cây cao, chín sớm, hạt gạo trong; 25% cây cao, chín muộn, hạt gạo trong thì cây bố, mẹ (P) phải có kiểu gen như thế nào?
Câu 4 (3,5 điểm): 1. Vì sao nói, NST có hoạt tính di truyền và sinh lí mạnh mẽ ở kì trung gian trong quá trình phân bào?
 2. Nêu ba sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong các giao tử? Cho ví dụ minh họa?
 3. Hợp tử của một loài có bộ NST 2n = 6, ký hiệu là AaBbXY. Hãy viết ký hiệu của bộ NST khi hợp tử của loài này trải qua các kỳ phân bào bình thường sau:
a. Kỳ giữa và kỳ sau nguyên phân. b. Kỳ giữa giảm phân I và kỳ sau giảm phân II.
Câu 5 (2,5 điểm): 1. Tại sao nói mARN là bản sao của gen cấu trúc?
 2. Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai gen nằm trên NSt thường. Gen I có 3 alen A, a1 và a. Gen II có 2 alen là B và b. Tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa được tạo bởi hai gen trên trong loài này là bao nhiêu, nếu: 
a. Mỗi gen nằm trên một NST. b. Hai gen cùng nằm trên một NST.
Câu 6 (3,0 điểm): Quan sát các tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm đực và ruồi giấm cái thực hiện nguyên phân một số đợt, sau đó tất cả các tế bào con tạo thành đều tiến hành giảm phân tạo giao tử, nhận thấy: tổng hàm lượng ADN trong nhân của các tế bào sinh tinh và các tế bào sinh trứng là 72pg (picrogram), tổng hàm lượng ADN trong nhân các tinh trùng tạo thành nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong nhân các trứng tạo thành là 124pg. Biết hàm lượng ADN trên các NST trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là 2pg. 
- Xác định số lần nguyên phân của mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai nói trên. 
- Nếu tất cả các trứng sinh ra đều được thụ tinh, các hợp tử tạo thành đều trải qua một số đợt nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng hàm lượng ADN trong nhân của các tế bào con sinh ra từ các hợp tử này là 256pg thì mỗi hợp tử trên nguyên phân mấy đợt?
------------------------------- Hết --------------------------------
Họ và tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .............................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL HSG9 LẦN 3
Câu
Nội dung
Điểm
1.
1. Những cấu trúc di truyền nào có tồn tại nguyên tắc bổ sung ? Từ nguyên tắc đó có thể suy ra được những điều gì? 
2. Vẽ sơ đồ thể hiện cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và nêu ý nghĩa của mỗi khâu trong sơ đồ đó?
4.0
1
- Ở các loài sinh vật có vật chất di truyền là ADN (chứa gen): nguyên tắc bổ sung thể hiện giữa các cặp nuclêôtit đối diện trên hai mạch đơn của phân tử, trong đó A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại.
- Trong cấu trúc của ARN : Ở một số virut có vật chất di truyền là ARN, nguyên tắc bổ sung thể hiện giữa các cặp nuclêôtit đối diện trên chuỗi pôlinuclêôtit của phân tử, trong đó A liên kết với U bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại.
- NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào: mỗi NST được cấu tạo từ 1 phân tử ADN xoắn kép mạch hở và các phân tử prôtêin, là cấu trúc mang gen của tế bào nên đương nhiên trong cấu trúc của NST có tồn tại nguyên tắc bổ sung.
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN :
+ Số lượng nuclêôtit loại A = số lượng nuclêôtit loại T và Số lượng nuclêôtit loại G = số lượng nuclêôtit loại X. Do đó A + G = T + X = 50% tổng số nuclêôtit của phân tử.
+ Nếu xác định được trình tự sắp xếp nuclêôtit của một mạch thì có thể suy ra trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trên mạch đơn còn lại.
 + Tỉ lệ (A + T)/ (G + X) trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho loài.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2
ADN (gen) → ARN → chuỗi pôlipeptit → prôtêin → tính trạng.
Tái↓ bản phiên mã Dịch mã Cấu trúc Biểu hiện
ADN (gen) → ARN → chuỗi pôlipeptit → prôtêin → tính trạng.
- Tự nhân đôi ADN : tạo ra các phân tử ADN mới giống hệt ADN ban đầu, nhờ đó thông tin di truyền chứa trong ADN được duy trì ổn định, đồng thời được truyền đạt qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
- Phiên mã (tổng hợp ARN) : phân tử ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của một mạch đơn của gen (ADN) theo nguyên tắc bổ sung. Vì thế thông tin di truyền chứa trong gen được sao chép lại trong phân tử mARN. ARN đóng vai trò trung gian trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
- Dịch mã (tổng hợp chuỗi pôlipeptit cấu tạo nên prôtêin) : dựa trên trình tự các mã bộ ba trong mARN theo nguyên tắc bổ sung. Theo đó : số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong phân tử prôtêin được quy định bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong gen (ADN).
- Prôtêin trực tiếp tham gia cấu trúc, các hoạt động sinh lí của tế bào, cơ thể và từ đó biểu hiện thành tính trạng.
0,5
0,5
0,25
0,25
 0,5
2.
1. Giải thích các khái niệm: noãn nguyên bào, noãn bào cấp 1, noãn bào cấp 2? Kết quả quá trình phát sinh giao tử đực và kết quả của quá trình phát sinh giao tử cái có gì khác nhau?
2. Thế nào là hiện tượng cân bằng giới tính ? Nêu cơ chế xác định giới tính ở các động vật phân tính ?
4.0
1
- Noãn nguyên bào là các tế bào sinh dục cái được sinh ra từ vùng sinh sản của buồng trứng do các tế bào sinh dục cái sơ khai nguyên phân tạo thành. Noãn nguyên bào có bộ NST 2n sẽ được chuyển vào vùng sinh trưởng để hoàn thiện cấu trúc và chức năng.
- Noãn bào cấp 1 là các tế bào lưỡng bội được tạo thành từ quá trình sinh trưởng của các noãn nguyên bào. Chúng là các tế bào sinh dục chín sẽ được chuyển đến vùng chín để thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử.
- Noãn bào cấp 2 là tế bào được sinh ra sau lần giảm phân thứ nhất của noãn bào cấp 1 cùng với thể cực thứ 1. Noãn bào cấp 2 có bộ NST đơn bội kép và có lượng tế bào chất, kích thước lớn hơn rất nhiều so với thể cực 1 và tinh bào 
- Khác nhau trong kết quả của quá trình sinh tinh và sinh trứng :
Kết quả của quá trình sinh tinh
Kết quả của quá trình sinh trứng
Từ 1 noãn bào cấp 1 qua giảm phân tạo ra 1 trứng và ba thể cực.
Từ một tinh bào cấp 1 qua giảm phân tạo ra 4 tinh trùng.
Trứng có kích thước lớn hơn nhiều so với các thể cực , nhiều tế bào chất và không có khả năng tự di chuyển.
Tinh trùng có kích thước nhỏ hơn, lượng tế bào chất rất ít, có đuôi nên có thể tự di chuyển.
Số lượng trứng tạo ra ít hơn và chỉ có trứng tham gia thụ tinh.
- Số lượng tinh trùng tạo ra nhiều hơn, các tinh trùng đều được tham gia quá trình thụ tinh.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
- Ở các loài động vật phân tính, tính trên số lượng lớn cá thể trong loài, tỉ lệ giữa cá thể đực/ cá thể cái luôn xấp xỉ 1 : 1. Hiện tượng này được gọi là sự cân bằng giới tính.
- Cơ chế xác định giới tính : ở các loài phân tính, tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính :
+ Ở hầu hết các loài như người, động vật có vú, ruồi giấm ... cá thể cái chứa cặp NST giới tính XX, cá thể đực chứa cặp NST giới tính XY.
+ Ở chim, bướm, ếch nhái, bò sát, tằm dâu, một số loài cá, ... giới đực chứa cặp NST giới tính XX, giới cái chứa cặp NST giới tính XY.
=> Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.
Ở giới dị giao tử (XY) trong quá trình giảm phân đã sinh ra 2 loại giao tử (một loại chứa NST giới tính X và một loại chứa NST giới tính Y với tỷ lệ ngang nhau) ; ở giới đồng giao tử (XX) chỉ cho một loại giao tử (chứa NST giới tính X). Trong quá trình thụ tinh, các loại giao tử đực, cái kết hợp một cách ngẫu nhiên tạo ra các hợp tử chứa cặp NST giới tính XX hoặc XY phát triển thành cơ thể ♂ hoặc ♀ với tỷ lệ xấp xỉ 1 : 1.
* Đặc biệt, ở một số côn trùng cào cào, châu chấu, gián, bọ xít ... giới cái chứa cặp NST giới tính XX, giới đực chỉ chứa 1 NST giới tính XO.
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
3.
Ở lúa, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định chín sớm, alen b quy định chín muộn; alen D quy định hạt gạo đục, alen d quy định hạt gạo trong. Cho lai hai thứ lúa thân cao, chín sớm, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, chín muộn, hạt gạo đục, F1 thu được 100% cây thân cao, chín sớm, hạt gạo đục. Cho F1 thụ phấn với một cây chưa biết kiểu gen, F2 thu được kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 18,75% : 18,75% : 18,75% : 18,75% : 6,25% : 6,25% : 6,25% : 6,25%. Biết các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
a. Biện luận tìm kiểu gen của các cây đem lai ở thế hệ F1.
c. Để F1 thu được kiểu hình: 75% cây cao, chín sớm, hạt gạo trong; 25% cây cao, chín muộn, hạt gạo trong thì cây bố, mẹ (P) phải có kiểu gen như thế nào?
b. Nếu cho các cây F1 tự thụ phấn, theo lí thuyết ở đời con kiểu gen mang 2 cặp gen dị hợp,1 cặp gen đồng hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội, một tính trạng lặn chiếm tỷ lệ bao nhiêu ?
3.0
a.
- Vì P tương phản, F1 đồng tính nên suy ra P thuần chủng và F1 dị hợp 3 cặp gen.
- Vì các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau nên di truyền độc lập với nhau => Tỷ lệ kiểu hình F2 là 18,75% : 18,75% : 18,75% : 18,75% : 6,25% : 6,25% : 6,25% : 6,25% = 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1 : 1 = (3 : 1)(1 : 1)(1 : 1) = (Aa x aa)(Bb x bb)(Dd x dd) = (Aa x aa)(Bb x Bb)(Dd x dd) = (Aa x aa)(Bb x bb)(Dd x Dd).
- Vì F1 dị hợp 3 cặp gen nên có kiểu gen là AaBbDd => cây lai với F1 có thể có kiểu gen là Aabbdd hoặc aaBbdd hoặc aabbDd.
0,25
0,5
0,25
c.
 - Tỷ lệ Kiểu hình F1 là 75% cây cao, chín sớm, hạt gạo trong : 25% cây cao, chín muộn, hạt gạo trong = (100% cây cao)(75% chín sớm : 25% chín muộn)(100% hạt gạo trong) = (AA x AA hoặc Aa hoặc aa)(Bb x Bb)(dd x dd).
=> Kiểu gen của P có thể là :
+ AABbdd x AABbdd.
+ AABbdd x AaBbdd.
+ AABbdd x aaBbdd.
0,5
0,75
b.
- Ta có F1 x F1 : AaBbDd x AaBbDd.
= (Aa x Aa)(Bb x Bb)(Dd x Dd) = (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1bb)(1DD : 2Dd : 1dd).
+ Tỷ lệ kiểu gen mang 2 cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp = 3 x ½ x ½ x ½ = 3/8.
+ Tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn = 3 x ¾ x ¾ x ¼ = 27/64.
0,25
0,25
0,25
5.
1. Tại sao nói mARN là bản sao của gen cấu trúc?
2. Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai gen nằm trên NSt thường. Gen I có 3 alen A, a1 và a. Gen II có 2 alen là B và b. Tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa được tạo bởi hai gen trên trong loài này là bao nhiêu, nếu: 
a. Mỗi gen nằm trên một NST. b. Hai gen cùng nằm trên một NST.
2.5
1
 - Nói mARN là bản sao của gen cấu trúc vì :
+ mARN được tổng hợp dựa trên trình tự nucleotit của mạch mã gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung.
+ Trình tự nucleotit của mARN giống với trình tự nucleotit của mạch bổ sung với mạch gốc của gen, chỉ khác T được thay bằng U.
0,5
0,5
2
- Một gen có 3 alen A, a1, a sẽ tạo ra được tối đa 6 kiểu gen trong đó có 3 kiểu gen đồng hợp AA, a1a1, aa và 3 kiểu gen dị hợp Aa1, Aa, a1a.
- Một gen có 2 alen B, b sẽ tạo ra được 3 loại kiểu gen BB, Bb, bb.
a. Số kiểu gen tối đa được tạo thành khi hai gen nằm trên hai NST khác nhau là 6 x 3 = 18.
b. Số kiểu gen tối đa được tạo thành khi hai gen cùng nằm trên một NST là 18 + 3 = 21.
0,25
0,25
0,5
0,5
4.
1. Vì sao nói, NST có hoạt tính di truyền và sinh lí mạnh mẽ ở kì trung gian trong chu kì tế bào?
2. Nêu ba sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong các giao tử? Cho ví dụ minh họa?
3. Hợp tử của một loài có bộ NST 2n = 6, ký hiệu là AaBbXY. Hãy viết ký hiệu của bộ NST khi hợp tử của loài này trải qua các kỳ phân bào bình thường sau:
- Kỳ giữa và kỳ sau nguyên phân.
- Kỳ giữa giảm phân I và kỳ sau giảm phân II.
3.5
1.
- NST có hoạt tính di truyền và sinh lí mạnh mẽ ở kì trung gian vì đây là thời điểm các NST giãn xoắn cực đại để:
+ ADN tự nhân đôi làm tiền đề cho quá trình nhân đôi của các NST đơn tạo thành NST kép, chuẩn bị cho sự phân chia vật chất di truyền ở kì sau.
+ Các gen trên NST tiến hành quá trình phiên mã - tổng hợp ARN và sau đó ARN sẽ tham gia tổng hợp prôtêin, kích thích tế bào sinh trưởng và thực hiện quá trình phân chia.
0,25
0,25
0,25
2.
- Sự bắt cặp tương đồng giữa các NST kép ở kì đầu I và cùng co xoắn có thể dẫn đến sự trao dổi chéo các đoạn cromatit khác nguồn gốc dẫn tới hoán vị gen.
- Các NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa I và sự phân li đồng đều của các NST trong các cặp tương đồng về hai cực tế bào ở kì sau I dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST về các giao tử.
- Ví dụ :
+ Sự hoán vị gen trong cặp NST tương đồng mang 2 cặp gen AB//ab sẽ tạo ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab.
+ Sự phân li độc lập giữa 2 cặp NST mang 2 cặp gen AaBb đã tạo ra 4 loại giao tử là AB, Ab, aB, ab.
0,25
0,5
0,25
0,25
3
- Kì giữa nguyên phân : A.A a.a B.B b.b X.X Y.Y
Kì sau nguyên phân : AaBbXY AaBbXY.
- Kì giữa giảm phân I : A.A – a.a B.B – b.b X.X – Y.Y
Kì sau giảm phân II : ABX ABX và abY abY 
hoặc ABY ABY và abX abX 
hoặc AbX AbX và aBY aBY 
hoặc AbY AbY và aBX aBX.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
6.
Quan sát các tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm đực và ruồi giấm cái thực hiện nguyên phân một số đợt, sau đó tất cả các tế bào con tạo thành đều tiến hành giảm phân tạo giao tử, nhận thấy: tổng hàm lượng ADN trong nhân của các tế bào sinh tinh và các tế bào sinh trứng là 72pg (picrogram), tổng hàm lượng ADN trong nhân các tinh trùng tạo thành nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong nhân các trứng tạo thành là 124pg. Biết hàm lượng ADN trên các NST trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là 2pg. 
- Xác định số lần nguyên phân của mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai nói trên. 
- Nếu tất cả các trứng sinh ra đều được thụ tinh, các hợp tử tạo thành đều trải qua một số đợt nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng hàm lượng ADN trong nhân của các tế bào con sinh ra từ các hợp tử này là 256pg thì mỗi hợp tử trên nguyên phân mấy đợt?
3.0
 - Vì hàm lượng ADN trong nhân mỗi tế bào ở kì sau giảm phân II = hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dục sơ khai = 2 pg.
=> Hàm lượng ADN trong nhân của trứng = tinh trùng = ½ x 2 = 1 pg.
- Gọi x, y là số tế bào sinh tinh và sinh trứng được tạo thành. Theo bài ra ta có: 
+ 2x + 2y = 72 => x + y = 36. (1).
+ 4x – y = 124. (2).
Từ (1) và (2) => x = 32, y = 4.
- Xét tế bào sinh dục đực:
+ Nếu ban đầu chỉ có 1 tế bào sinh dục đực sơ khai => Số lần nguyên phân của tế bào này là 5 lần vì 25 = 32.
+ Nếu ban đầu có 2 tế bào sinh dục đực sơ khai => Số lần nguyên phân của tế bào ban đầu là 4 lần vì 2. 24 = 32.
+ Nếu ban đầu có 4 tế bào sinh dục đực sơ khai => Số lần nguyên phân của tế bào ban đầu là 3 lần vì 4. 23 = 32.
+ Nếu ban đầu có 8 tế bào sinh dục đực sơ khai => Số lần nguyên phân của tế bào ban đầu là 2 lần vì 8. 22 = 32.
+ Nếu ban đầu có 16 tế bào sinh dục đực sơ khai => Số lần nguyên phân của tế bào ban đầu là 1 lần vì 16. 21 = 32.
-Xét tế bào sinh dục cái: 
+ Nếu ban đầu có 1 tế bào sinh dục cái sơ khai => Số lần nguyên phân của tế bào ban đầu là 2 lần vì 1. 22 = 4.
+ Nếu ban đầu có 2 tế bào sinh dục cái sơ khai => Số lần nguyên phân của tế bào ban đầu là 1 lần vì 2. 21 = 4.
- Gọi k là số lần nguyên phân của hợp tử.
Ta có: 4. 2. 2k = 256 => 2k = 32 = 25 => k = 5. 
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_CHON_HSG_9.doc