Rèn kĩ năng làm bài Sinh học lớp 9 - Năm học 2015-2016

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 768Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn kĩ năng làm bài Sinh học lớp 9 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn kĩ năng làm bài Sinh học lớp 9 - Năm học 2015-2016
Ngày soạn: 29/ 12/ 2015
Ngày giảng: 30/ 12/ 2015 Buổi dạy: 07
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI
I. MỤC TIÊU.
- Củng cố kiến thức cơ bản về ứng dụng di truyền học .
- Rèn luyện kỹ năng trình bày, phân tích và đánh giá đề thi; kỹ năng ghi nhớ, tái hiện và kỹ năng khai thác, vận dụng kiến thức đã học.
- Đánh giá chất lượng dạy học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Đề kiểm tra (photo kèm theo)
- Giấy thi.
III. NỘI DUNG DẠY HỌC.
1. Luyện đề.
Câu 1: 
1. Các mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra nhờ công nghệ tế bào có kiểu gen như thế nào so với cơ thể gốc? Giải thích?
2. Trình bày quy trình nhân giống mía nhờ công nghệ tế bào? Ý nghĩa của phương pháp này?
Câu 2: 
Nhà ông B có một đàn gà Ri gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông lại cho gà ấp, nuôi lớn và giữ lại một vài con gà mái để làm giống.
a. Trong sinh học gọi phép lai trên là gì? Những con gà con trong đàn sẽ như thế nào ?
b. Người ta khuyên ông B nên thay con trống bằng dòng gà móng tốt. Lời khuyên này có đúng không ? Tại sao ? Phép lai này tên là gì ?
Câu 3: 
Ở nước ta, các nhà chọn giống đã tạo được con lai kinh tế giữa bò vàng Thanh Hóa và bò đực Honsten Hà Lan chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm, tỷ lệ bơ 4 – 5%.
a. Hãy giải thích sự biểu hiện của F1 trên bằng cơ sở di truyền học ?
b. Có nên sử dụng con lai F1 làm giống không ? Vì sao ? 
Câu 4: 
1. Giao phối gần là gì? Hậu quả của giao phối gần đến kiểu gen và kiểu hình ? Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng thoái hóa giống do giao phối gần ?
2. Tại sao sau khi tạo được con lai kinh tế có ưu thế lai cao người ta không nhân giống
thuần để đảm bảo duy trì ổn định chất lượng của giống mà lại đem nuôi thương phẩm ? Muốn duy trì ưu thế lai phải làm gì ?
Câu 5:
1. Thế hệ ban đầu của một giống cây trồng (Io) có tỷ lệ các kiểu gen như sau : 0.7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp thì ở thế hệ I4 tỷ lệ các kiểu gen sẽ thế nào ?
2. Một loài thực vật tự thụ phấn, sau 3 thế hệ người ta thống kê được tỷ lệ các kiểu gen trong quần thể như sau : 0,525 AA : 0,05 Aa : 0,425 aa. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể đó ở thế hệ xuất phát ?
3. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh. Gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Cho lai hai dòng đậu thuần chủng hạt vàng, nhăn với hạt xanh, trơn được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn được F2. Tách riêng các hạt đậu vàng, trơn F2 đem gieo. Hãy xác định tỷ lệ hạt đậu xanh, nhăn và tỷ lệ hạt đậu vàng, trơn thu được ở F3 ?
Câu 6:
1. ADN tái tổ hợp là gì ? Vai trò của ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật chuyển gen ? Nêu các khâu trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp ? 
2. Trình bày mối liên hệ giữa công nghệ gen và công nghệ tế bào trong tạo giống động vật biến đổi gen ?
2. Chữa bài.
Câu 1: 
1. Các mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra nhờ công nghệ tế bào có kiểu gen giống với cơ thể gốc. Vì : trong công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể gôc rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo, sau đó dùng hoocmôn sinh trưởng để kích thích mô sẹo thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh, nên tế bào chỉ thực hiện quá trình nguyên phân, do vậy kiểu gen không thay đổi.
2. Quy trình nhân giống mía nhờ công nghệ tế bào :
- Cắt lá non thành nhiều mẩu nhỏ rồi đưa vào nuôi cấy trên môi trường nhân tạo thích hợp để tạo mô sẹo.
- Dùng hoocmôn kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo thành cây hoàn chỉnh.
- Chuyển cây con ra ươm trong nhà lưới rồi sau đó đưa cây con ra trồng trên đồng ruộng.
=> Ý nghĩa của phương pháp này là:
+ Tăng nhanh số lượng cây giống, tạo quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.
+ Rút ngắn thời gian tạo cây con.
+ Bảo tồn một số nguồn gen quý hiểm ở thực vật.
+ Hạ giá thành sản xuất, tạo giống cây sạch bệnh.
Câu 2: 
a. Trong sinh học, phép lai được ông B tiến hành trên đàn gà Ri của mình được gọi là
giao phối cận huyết hay giao phối gần.
Nếu ông B tiếp tục cách thức tạo giống này thì các con gà con trong đàn ở các đời tiếp theo sẽ có biểu hiện thoái hóa giống (...)
b. Người ta khuyên ông B thay con trống là đúng vì đời con sinh ra sẽ có ưu thế lai cao hơn (biểu hiện : ...) do con lai có kiểu gen dị hợp, trong đó các gen trội có lợi sẽ biểu hiện ra kiểu hình át chế các gen lặn gây hại.
=> Phép lai này gọi là lai khác dòng.
Câu 3: 
a. Con lai kinh tế giữa bò vàng Thanh Hóa và bò đực Honsten của Hà Lan có ưu thế lai là vì các dòng bố mẹ là giống thuần chủng nên con lai có kiểu gen dị hợp, trong kiểu gen tập trung các gen trội có lợi của giống bố mẹ, các gen lặn gây hại bị gen trội lấn át nên không biểu hiện ra kiểu hình. Sự tương tác giữa các gen có nguồn gốc từ bố và mẹ đã làm tăng cường độ trao đổi chất do đó, con lai có năng suất cao và phẩm chất tốt hơn, đồng thời khả năng chống chịu cũng được tăng lên. 
b. Không nên sử dụng con lai F1 làm giống vì ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần do hiện tượng thoái hóa khi các gen lặn gây hại được tổ hợp trong kiểu gen đồng hợp và biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 4: 
1. - Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần nhau (những cá thể có cùng huyết thống) như giữa các cá thể cùng bố mẹ, giữa con bố mẹ với con cháu của chúng ... 
- Hậu quả của giao phối gần:
+ Đối với kiểu gen: làm giảm dần tỷ lệ kiểu gen dị hợp, tăng dần tỷ lệ kiểu gen đồng hợp, làm phân hóa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. Ví dụ: P: AaBb x AaBb → tạo ra các dòng thuần chủng AABB, AAbb, aaBB, aabb.
+ Đối với kiểu hình: các tính trạng tốt được duy trì ổn định. Trong các cặp gen đồng hợp có đồng hợp lặn, làm cho con bị thoái hóa như: Sinh trưởng, phát triển chậm, sức sống giảm, năng suất thấp, phẩm chất xấu, sức sinh sản giảm, xuất hiện quái thai, đôi khi con lai bị chết ...
2. Nguyên nhân di truyền của hiện tương thoái hóa giống:
- Giao phối gần làm giảm tính chất dị hợp, tăng tính chất đồng hợp của các cặp gen. Trong các đồng hợp có đồng hợp lặn biêu hiện tính trạng xấu.
- Ví dụ: (...)
=> Các biện pháp khắc phục thoái hóa giống:
- Lai khác dòng thuần chủng, đưa các gen lặn gây hại vào trạng thái dị hợp bị gen trội lấn át.
- Thường xuyên chọn lọc giống để loại bỏ các gen bất lợi.
- Bồi dưỡng, chăm sóc giống, tạo điều kiện thuận lợi cho giống phát triển và hạn chế biểu hiện của gen xấu.
- Gây đột biến, chọn và tạo giống mới.
- Lai giống thoái hóa với các dạng hoang dại.
Câu 5:
1. Ở I4 có :
- Tỷ lệ kiểu gen Aa = = 0,01250.
- Tỷ lệ kiểu gen AA = 0,7 + = 0,79375.
- Tỷ lệ kiểu gen aa = 0,1 + = 0,19375
Vậy, tỷ lệ các kiểu gen ở thế hệ I4 là 0,79375 AA : 0,01250 Aa : 0,19375 aa.
2. Gọi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát là x AA : y Aa : z aa.
Ta có, ở F3: 
- Tỷ lệ kiểu gen Aa = 0,05 = → y = 0,05 . = 0,40.
- Tỷ lệ kiểu gen AA = 0,525 = x + → x = 0,525 – 0,175 = 0,35.
Vì x + y + z = 1 → z = 1 – x – y = 1 – 0,35 – 0,40 = 0,25.
Vậy, cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát của quần thể đã cho là:
0,35 AA : 0,40 Aa : 0,25 aa.
3. Ta có:
Pt/c : hạt vàng, nhăn (AAbb) x hạt xanh, trơn (aaBB) → F1: 100% AaBb (hạt vàng, trơn)
F1 x F1 : AaBb x AaBb → F2 gồm 1 AABB: 2 AaBB: 2 AABb : 4 AaBb : 2 Aabb: 1AAbb: 2 aaBb : 1 aaBB: 1 aabb. Trong đó, hạt vàng trơn F2 gồm 1 AABB: 2 AaBB: 2 AABb : 4 AaBb → Tiếp tục cho tự thụ phấn, được F3 có:
- Tỷ lệ hạt xanh, nhăn = x x = .
- Tỷ lệ hạt vàng, trơn = x 1 x 1 + x x 1 + x 1 x + x x = . 
Câu 6: 
1. - ADN tái tổ hợp là phân tử ADN được tạo ra bằng kỹ thuật ghép gen cần chuyển vào
ADN thể truyền.
- ADN tái tổ hợp có khả năng nhân đôi độc lập với ADN - NST của tế bào nhận hoặc cài gen cần chuyển vào ADN – NST của tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen cần chuyển có thể hoạt động vào tạo nhiều sản phẩm hơn.
- Các khâu trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp:
+ Tách ADN ra khỏi tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút.
+ Sử dụng cùng một loại enzim cắt để cắt gen cần chuyển ra khỏi ADN và cắt mở thể truyền tại những vị trí xác định.
+ Sử dụng enzim nối để nối gen cần chuyển vào thể truyền để tạo thành ADN tái tổ hợp.
2. - Trong tạo giống động vật biến đổi gen, người ta sử dụng kỹ thuật gen (thuộc công nghệ gen) để chuyển gen vào hợp tử hoặc phôi non, sau đó tiến hành nuôi cấy trong ống nghiệm (một khâu trong công nghệ tế bào) rồi mới cài phôi vào tử cung của con cái để cho sinh sản.
3. Dặn dò + Bài tập về nhà.
- Hoàn thiện hệ thống câu hỏi và bài tập ứng dụng di truyền học đã cho.
- Chú trọng các nội dung sau:
+ Các khái niệm cơ bản: CNTB, CNG, kỹ thuật gen, ADN tái tổ hợp, thể truyền, thoái hóa giống, ưu thế lai, lai khác dòng, lai kinh tế ...
+ Quy trình nuôi cấy mô, tế bào.
+ Quy trình chuyển gen.
+ Phương pháp tạo ưu thế lai.
+ Cơ sở di truyền học của ưu thế lai, thoái hóa giống.
+ Công thức xác định tỷ lệ các kiểu gen trong quần thể sau n thế hệ tự thụ phấn.
- Ôn tập tổng hợp các nội dung di truyền và biến dị.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_CHON_HSG_9.doc