PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN SINH HỌC LỚP 9 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm). Khi đọc mục “Em có biết?” trong trang 7 - SGK Sinh học 9, bạn Nam thấy có đoạn viết: “Menđen đã tiến hành thí nghiệm chủ yếu ở đậu Hà Lan từ năm 1856 đến năm 1863 trên mảnh vườn nhỏ trong tu viện. Các kết quả nghiên cứu này đã giúp Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền và đã được công bố chính thức vào năm 1866”. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải đáp giúp bạn Nam một số thắc mắc sau: a. Tại sao Menđen lại “tiến hành thí nghiệm chủ yếu ở đậu Hà Lan”? Ông “đã tiến hành thí nghiệm chủ yếu ở đậu Hà Lan” theo quy trình như thế nào? b. “Các quy luật di truyền mà Menđen phát hiện ra” có nội dung như thế nào? Câu 2 (2,0 điểm). Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng lá dày trội hoàn toàn so với tính trạng lá mỏng, các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập với nhau. Cho hai cây P của loài thực vật này giao phấn với nhau thu được F1 có 1/4 cây thân thấp, lá mỏng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, các cá thể F1 sinh trưởng và phát triển bình thường, em hãy cho biết: a. Cách giải thích của mình để xác định kiểu gen và kiểu hình có thể có của hai cây P nói trên. b. Trong số các phép lai có thể có giữa hai cây P nói trên, phép lai nào cho ra F1 có nhiều loại kiểu hình nhất? Câu 3 (3,0 điểm). Bạn Phương kể: “Anh Bình là người con duy nhất của ông bà Bẩy, anh đã lập gia đình cách đây 5 năm nhưng tới giờ chị Lan vợ anh mới mang thai. Khi biết chị Lan có thai, cả gia đình rất vui mừng và mong muốn chị sinh ra một bé trai kháu khỉnh. Hàng tuần anh Bình đều chở vợ đến bệnh viện để siêu âm thai, trong một lần siêu âm ở tháng thứ 5 của thai kỳ, vợ chồng anh chị cố gặng hỏi bác sĩ về giới tính của thai nhi thì được bác sĩ trả lời là con gái. Từ lần ấy trở đi, gia đình anh chị không còn vui như trước, đặc biệt là ông bà Bẩy luôn đay nghiến chị Lan là không biết sinh con trai làm chị Lan rất buồn tủi.” Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải đáp giúp bạn Phương một số thắc mắc sau: a. Việc siêu âm thai của các bà mẹ có tác dụng như thế nào? b. Việc hàng tuần anh Bình đưa vợ đến bệnh viện để siêu âm thai và việc bác sĩ thông báo giới tính của thai nhi có nên hay không? Vì sao? c. Quan niệm và cách đối xử của ông bà Bẩy với chị Lan như trên là đúng hay sai? Tại sao? Câu 4 (2,0 điểm). Ở một loài động vật lưỡng bội, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Quá trình thụ tinh đã tạo ra một số hợp tử có tổng số nhiễm sắc thể là 720, trong đó có: 1/12 là nhiễm sắc thể giới tính, số nhiễm sắc thể giới tính X gấp 2 lần số nhiễm sắc thể giới tính Y. Tỉ lệ hợp tử mang cặp XY phát triển thành cơ thể là 40%, tỉ lệ hợp tử mang cặp XX phát triển thành cơ thể là 70%. Hãy xác định: a. Số cá thể đực và số cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử nói trên. b. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài. Câu 5 (3,0 điểm). Cho biết, ba nuclêôtit ở bộ ba mở đầu trong tất cả các mARN đều có trình tự là AUG và đoạn đầu trong một mạch đơn của một gen cấu trúc có trình tự các nuclêôtit đọc theo chiều từ trái sang phải như sau: A-T-G-G-X-T-G-X-T-A-A-T-X-T-T-A-A-T-A-A-T-G-X-T-... a. Đoạn mạch có trình tự nuclêôtit nói trên là mạch khuôn hay mạch bổ sung của gen? Giải thích. b. Xác định trình tự và số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn mạch mARN được tổng hợp từ khuôn mẫu của gen cấu trúc nói trên. c. Khi đoạn mạch mARN có trình tự nuclêôtit nói trên thực hiện chức năng tổng hợp chuỗi axit amin thì cần phải có bao nhiêu loại tARN tương ứng để vận chuyển các axit amin? Mỗi loại tARN đó có bộ ba đối mã như thế nào? Câu 6 (2,0 điểm). Một phân tử ADN có khối lượng 9.105 đvC (đơn vị Cacbon), có hiệu số % giữa nuclêôtit loại Ađênin (A) với một loại nuclêôtit không bổ sung với nó là 10%. Hãy xác định: chiều dài, số lượng từng loại nuclêôtit và số liên kết hiđrô của phân tử ADN này. Câu 7 (3,0 điểm). a. Bằng kiến thức đã học, em hãy tìm từ thích hợp để chú thích cho các số từ 1 đến 10 trong sơ đồ hệ thống phân loại biến dị dưới đây và ghi vào trong bài làm (không cần phải vẽ lại sơ đồ). (2) (6) BIẾN DỊ BIẾN DỊ DI TRUYỀN THƯỜNG BIẾN (1) ĐỘT BIẾN (3) (4) (5) Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit Đột biến số lượng (7) (8) (9) (10) Lặp đoạn b. Tại sao thường biến không phải là biến dị di truyền? Câu 8 (2,0 điểm). Đậu Hà Lan có 2n = 14 nhiễm sắc thể. Một nhóm học sinh lớp 9 đã làm tiêu bản để quan sát bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào sinh dưỡng của 3 cây đậu Hà Lan dưới kính hiển vi điện tử và ghi được kết quả như sau: - Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể. - Tế bào của cây thứ hai có 13 nhiễm sắc thể. - Tế bào của cây thứ ba có 16 nhiễm sắc thể. a. Các cây đậu Hà Lan nói trên có phải là thể đột biến không? Giải thích. b. Trình cơ chế hình thành 3 cây đậu nói trên từ cây bố mẹ bình thường. -------------------HẾT-------------------- Họ và tên thí sinh:.. Số báo danh:. Họ, tên chữ ký GT1: Họ, tên chữ ký GT2:. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN SINH HỌC LỚP 9 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm). Một cá thể có kiểu gen chứa ba cặp gen kí hiệu là Aa, BB và Dd; các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cá thể này có kiểu gen và cho giao tử với tỉ lệ như thế nào trong trường hợp: a. Ba cặp gen Aa, BB, Dd nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. b. Hai cặp gen Aa, BB cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác. c. Ba cặp gen Aa, BB, Dd (theo thứ tự) cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Biết rằng, cấu trúc và số lượng của nhiễm sắc thể không thay đổi trong quá trình giảm phân tạo giao tử. Câu 2 (4,0 điểm). Bằng kiến thức đã học được ở “Chương I. Các thí nghiệm của Menđen” trong chương trình môn Sinh học 9, em hãy giải đáp giúp bạn Minh một số thắc mắc sau: a. Tại sao Menđen được coi là người đặt nền móng cho Di truyền học? b. Kết quả thu được ở F1, F2 trong các thí nghiệm lai một cặp tính trạng có những điểm gì giống và khác với kết quả thu được ở F1, F2 trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng trên đậu Hà Lan của Menđen? c. Từ hai giống đậu Hà Lan có kiểu gen, kiểu hình là AABB - hạt vàng, vỏ hạt trơn và aabb - hạt xanh, vỏ hạt nhăn ta có thể tạo ra giống đậu Hà Lan có kiểu gen, kiểu hình là AAbb - hạt vàng, vỏ hạt nhăn bằng 3 phép lai được không? Giải thích. Biết: gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh, gen B quy định vỏ hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b quy định vỏ hạt nhăn, các gen phân li độc lập, quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh diễn ra bình thường, các cá thể thu được ở các thể hệ lai sinh trưởng và phát triển bình thường. Câu 3 (2,0 điểm). Trong trường hợp các gen phân li độc lập, trội - lặn hoàn toàn, quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh diễn ra bình thường thì theo lý thuyết, phép lai P: ♂ AaBbDdEE x ♀ aaBbDdEe cho đời con F1 có: a. Kiểu gen giống cây bố chiếm tỉ lệ bao nhiêu? b. Kiểu gen giống cây mẹ chiếm tỉ lệ bao nhiêu? c. Kiểu hình giống cây bố chiếm tỉ lệ bao nhiêu? d. Kiểu hình khác với P chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Câu 4 (4,0 điểm). a. Nêu ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân. Các tế bào con được tạo ra qua giảm phân khác với các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân như thế nào? b. Bạn Nam đã ghi lại được đoạn thông tin sau: “Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở người bình thường gồm 44 nhiễm sắc thể thường (kí hiệu 44A) và 2 nhiễm sắc thể giới tính XX (ở nữ giới) hoặc XY (ở nam giới). Thế nhưng, qua nghiên cứu người ta thấy, những người có bộ nhiễm sắc thể gồm 44A và 1X (44A +XO) có kiểu hình nữ giới không bình thường; những người có bộ nhiễm sắc thể gồm 44A, 2X và 1Y (44A + XXY) có kiểu hình nam giới không bình thường; một số người có kiểu hình nữ giới không bình thường mang bộ nhiễm sắc thể (44A + XY) nhưng nhiễm sắc thể Y bị mất đoạn đầu ở cánh ngắn; cũng có những người có cơ thể và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội như người bình thường nhưng lại bị rối loạn định dạng giới tính, tự cho bản thân thuộc giới tính khác (gọi chung là người chuyển giới) và mong muốn được sống thật với giới tính đó cho nên nhiều người trong số họ đã thực hiện các phẫu thuật để chuyển đổi giới tính (gọi chung là người đã phẫu thuật chuyển giới) theo quy trình gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 - trải nghiệm và tư vấn tâm lí, giai đoạn 2 - điều trị bằng nội tiết tố (tiêm hoocmôn sinh dục khác giới vào cơ thể), giai đoạn 3 - phẫu thuật tạo hình chuyển giới” Dựa vào đoạn thông tin trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy giải đáp giúp bạn Nam những thắc mắc sau: - Có thể rút ra được những kết luận gì về cơ chế di truyền xác định giới tính ở người? - Giới tính sinh học và khả năng sinh sản của người chuyển giới và người đã phẫu thuật chuyển giới như thế nào so với người bình thường? Giải thích. - Ở Việt Nam, hiện nay một số người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính được nhiều người biết đến như: Cindy Thái Tài, Hương Giang Idol, ca sĩ Lâm Chí Khanh, nhưng theo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 vẫn còn hiệu lực cho đến nay thì việc "thực hiện chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính là hành vi bị cấm”. Vậy Nghị định này có nên sửa đổi hay không? Tại sao? Câu 5 (2,0 điểm). Hình dưới đây là sơ đồ mô tả một số giai đoạn trong quá trình giảm phân tạo giao tử của một tế bào động vật lưỡng bội; trong đó các chữ cái A, a, B, b là kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Hãy cho biết: a. Tế bào 1, tế bào 2 và tế bào 3 đang ở kì nào của giảm phân? b. Kết thúc giảm phân cho ra những giao tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào? Giải thích. Câu 6 (3,0 điểm). Bạn Bình và bạn Chung đã thực hiện một số thí nghiệm lai một cặp tính trạng để nghiên cứu đặc điểm di truyền của tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa ở một loài thực vật và các bạn xác định được rằng: tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng, mỗi tính trạng này do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Với loài thực vật trên, hai bạn tiếp tục thực hiện thí nghiệm lai hai cặp tính trạng và thu được kết quả như sau: Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (thế hệ P), thế hệ con (F1) thu được gồm bốn loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng : 1 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng. Từ kết quả thu được ở F1, bạn Bình và bạn Chung khẳng định các gen quy định các tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa của loài thực vật trên có thể phân li độc lập hoặc di truyền liên kết với nhau. a. Theo khẳng định của bạn Bình và bạn Chung nêu trên thì thế hệ P có kiểu gen như thế nào? Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F1. b. Em hãy thiết kế 1 thí nghiệm khác từ đó giải thích cho hai bạn Bình, Chung hiểu là có thể căn cứ vào đâu để khẳng định được các gen quy định các tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa của loài thực vật trên phân li độc lập hay di truyền liên kết với nhau. Biết rằng: cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể không thay đổi trong quá trình phát sinh giao tử; quá trình thụ tinh diễn ra bình thường; các cá thể thu được ở các thế hệ lai đều sinh trưởng và phát triển bình thường. Câu 7 (3,0 điểm). a. Hãy vận dụng lý thuyết nhiễm sắc thể để giải thích quan niệm sau của Menđen: “Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp”. b. Tại sao nói, hiện tượng phân li độc lập của các gen làm tăng tính đa dạng, phong phú của sinh vật, còn hiện tượng liên kết gen làm giảm tính đa dạng, phong phú của sinh vật? ------------------------------ Hết ------------------------------ Họ tên thí sinh:.......................................................... Chữ kí giám thị 1: .................................................... Số báo danh:.............................................................. Chữ kí giám thị 2: .................................................... Ghi chú: Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm
Tài liệu đính kèm: