Đề thi học sinh giỏi môn hóa 12

docx 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1364Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn hóa 12
Phần I: (5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) 
Hòa tan 9,2 gam HCOOH vào trong nước rồi pha loãng thành 500 ml dung dịch A có pH = 2.
a. Tính hằng số phân ly axit Ka của HCOOH.
b. Hòa tan hoàn toàn 8 gam NaOH rắn vào 500 ml dung dịch A. Tính pH của dung dịch thu được?
Câu 2: (2 điểm)
Cho 23,52 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200 ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí duy nhất hơi nặng hơn không khí, trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết, đổ tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho dến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44 ml, thu được dung dịch A. Lấy 1/2 dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 15,6 gam. Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 3: (1,5 điểm)
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau:
a) Kim loại Ca tác dụng với dung dịch Na2CO3. 
b) Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch AlCl3.
c) Dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch NaHSO4. 
d) Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch FeCl3. 
Phần II: (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) 
Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho đồng kim loại vào dung dịch hỗn hợp NH4NO3 và H2SO4 loãng.
b) Sục từ từ khí NH3 đến dư vào dung dịch ZnCl2.
c) Cho dung dịch KHSO4 đến dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Câu 2: (1 điểm) 
Cho các chất: C6H5NH2 ; C2H5NH2 ; (C2H5)2NH ; NaOH ; NH3
Hãy sắp xếp các chất trên theo thứ tự tính bazơ tăng dần. Giải thích ?
Câu 3: (2 điểm) 
Cho một peptit X có phân tử khối không vượt quá 500 (đvC). Khi thủy phân hoàn toàn 814 gam X thì thu được 450 gam Gly, 178 gam Ala và 330 gam Phe (axit 2-amino-3-phenylpropanoic). 
1. Xác định CTPT của peptit X.
2. Khi thủy phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Ala, Ala-Gly mà không thấy có Phe-Gly. Xác định CTCT có thể có của X.
3. Đốt cháy hoàn toàn X, rồi lấy toàn bộ sản phẩm cháy sục vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch nước vôi sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam 
Phần III: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Cho A, B, C, D là những chất hữu cơ đều chứa các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi, cùng có tỉ khối so với không khí là 2,07. Cho A, B, C, D tác dụng lần lượt NaOH, Na, AgNO3 trong NH3, kết quả theo bảng sau:
A
B
C
D
NaOH
-
-
+
+
Na
+
+
+
-
AgNO3/NH3, t0
-
+
-
+
(Dấu (+) là có phản ứng, dấu (-) là không phản ứng)
Viết công thức cấu tạo có thể có của A, B, C, D.
Câu 2: (2 điểm)
Oxi hóa không hoàn toàn một lượng ancol X bằng O2, ngưng tụ nước, thu được 3,2 gam hỗn hợp hơi các chất hữu cơ Y gồm 1 ancol, 1 andehit tương ứng và 1 axit cacboxylic tương ứng. Tỷ khối của Y so với hidro là 16. Đun nóng Y với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, phản ứng hoàn toàn thu được 32,4 gam Ag. Hãy xác định các chất có trong hỗn hợp Y. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra và tính phần trăm khối lượng của ancol X có trong hỗn hợp Y.
Câu 3: (1 điểm)
Cho 18,24 gam p-CH3COO-C6H4-OH tác dụng với 400 ml dung dịch KOH 1M đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn được m2 gam chất rắn khan. Viết phương trình hóa học và tính m2.
Phần IV: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Cho phản ứng: Al + HNO3 →Al(NO3)3+ NO + N2O + H2O (1)
 CH2=CH2 + KMnO4 + H2O → CH2(OH)-CH2(OH) + MnO2 + KOH (2)
a) Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ quá trình oxi hóa, quá trình khử
b) Xét phản ứng (1) nếu tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với khí hiđro bằng 16,75 thì bộ hệ số cân bằng của phản ứng trên là bao nhiêu?
Câu 2: (2 điểm)
Cho X, Y là hai nguyên tố đều có hợp chất khí với hiđro ứng với công thức XHa và YHa. Khối lượng mol phân tử chất này gấp đôi khối lượng mol phân tử chất kia. Oxit cao nhất của X và Y có công thức X2Ob và Y2Ob (khối lượng mol phân tử của hai chất này hơn kém nhau 34 g/mol).
X, Y là kim loại hay phi kim
Xác định tên X, Y và công thức phân tử các hợp chất của X, Y.
Câu 3: (2 điểm)
a) Viết các phương trình phản ứng điều chế trực tiếp các chất: N2, HNO3, H3PO4 trong phòng thí nghiệm và phân urê trong công nghiệp.
b) Có 5 chất bột màu trắng đựng trong 5 bình riêng biệt bị mất nhãn hiệu là: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3 và BaSO4. Chỉ được dùng thêm nước và CO2 hãy trình bày cách phân biệt từng chất.

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐề hsg chính thức - Copy.docx