Phòng giáo dục và đào tạo yên định đề thi chính thức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2008 - 2009 Môn: Địa Lý Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8.0 điểm) Em hãy trình bày những thế mạnh về tự nhiên và những giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của Vùng núi trung du phía Bắc ? Câu 2: (6.0 điểm) Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Em hày trình bày những thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta? Câu 3: (6.0 điểm) Cho bảng số liệu về giá trị hàng xuất khẩu ở nước ta phân theo nhóm hàng ( đơn vị: Triệu USD) Hàng xuất khẩu Năm 1995 Năm 2000 Công nghiệp nặng và khoáng sản 1377,7 5382,1 Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 1549,8 4903,1 Nông sản 1745,8 2563,3 Lâm sản 153,9 155,7 Thuỷ sản 621,4 1478,5 Tổng 5448,6 14482,7 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu hàng xuất khẩu nước ta qua các năm 1995 - 2000 và nhận xét? Ghi chú: - Thí sinh được dùng átlát, máy tính. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên: ................................................................................................. Số báo danh: ............................................................................................ Phòng giáo dục và đào tạo yên định kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2008 - 2009 Đáp án và hướng dẫn chấm Môn: Địa Lý Hướng dẫn chấm này có 3 trang Câu 1(8.0 điểm): 1. Các thế mạnh: * Trung du và miền núi nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên(4.5 điểm) a.Tài nguyên khoáng sản: Lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài, phức tạp đã tạo nên nhiều mỏ khoáng sản ( nội sinh, ngoại sinh) ở trung du và miền núi: + Khoáng sản kim loại: Mỏ đồng - vàng (Lào Cai), thiếc (Tĩnh Túc), mỏ sắt (Thái Nguyên), Bôxit (Cao Bằng) 0.5 điểm + Khoáng sản phi kim loại apatít ( Lào Cai), cát trắng (Quảng Ninh), đá vôi (các tỉnh trung du phía Bắc), đá quý(Yên Bái). 0.5 điểm + Khoáng sản nhiên liệu: Than (Quảng Ninh) chất lượng tốt, trữ lượng khoảng 3 tỷ tấn. Ngoài ra còn than nâu (Lạng Sơn), than mỡ (Thái Nguyên). 0.5 điểm + Trung du và miền núi phía bắc là nơi tập trung phần lớn khoáng sản ở nước ta 0.5 điểm b. Tài nguyên nước: - Tiềm năng lớn về thuỷ điện: Sông Đà, Sơn la, Thác Bà ... khoảng 30 triệu KW 0.5 điểm - Nguồn nước nóng, nước khoáng phong phú: Kim Bôi ( Hoà Bình), Ninh Bình khoảng 350 nguồn chủ yếu ở miền núi 0.5 điểm c. Tài nguyên rừng: - Diện tích rừng: Cả nước khoảng 9 triệu ha 0.25 điểm - Gỗ quý khoảng 1000 loài, 50 loài gỗ chất lượng cao, nhiều loại đặc sản và động vật rừng 0.25 điểm - Rừng có ý nghĩa về phát triển kinh tế, còn có tác dụng giữ cân bằng sinh thái, phòng hộ. 0.5 điểm d. Tài nguyên đất: Đất Feralít chiếm ưu thế, còn có một số loại đất khác như đất xám phù sa cổ, đất đen, đất bazan trên đá vôi thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày: Chè, Dó, Sơn, Trẫu, Hồi, Quế ... 0.5 điểm * Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: (2điểm) Mường, Tày, Nùng, Thái, Thổ, H’Mông, Giao ... có nhiều kinh nghiệm về trồng rừng, trồng cây công nghiệp, đóng góp đáng kể trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 0.5 điểm * a. Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp: - Khai thác khoáng sản: Than, apatít, Bô xít, Sắt, Thiếc ... các nhà máy chế biến 0.25 điểm - Các nhà máy thuỷ điện: Sông Đà, Thác Bà, Sơn La ... 0.25 điểm - Các trung tâm công nghiệp: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long ... 0.25 điểm b. Nông nghiệp 0.25 điểm - Vùng chuyên canh lớn thứ ba ở nước ta với các loại cây: Chè, Hồi, Quế, Trẫu, Dó, Sơn, Thuốc lá... - Chăn nuôi gia súc lớn: Trâu, bò, ngựa, cừu... c. Du lịch: - các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia: Tam Đảo, Sapa, Hạ Long 0.25 điểm * An ninh, quốc phòng - Đường biên giới Trung Quốc - Lào với các tuyến giao thông huyết mạch và các cửa khẩu giao lưu kinh tế - xã hội 0.25 điểm 2. Những giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của miền núi và trung du phía Bắc (1.5 điểm) - Tăng cường nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, điện, đường, công xưởng, nhà máy, máy móc, khai thác, chế biến. mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước 0.5 điểm - Xây dựng một cơ cấu kinh tế kết hợp nông - lâm- công nghiệp và dịch vụ để khai thác hết tiềm năng và phát triển kinh tế đồng bộ 0.25 điểm - Điều hoà dân cư, có chính sách với dân đi xây dựng vùng kinh tế mới 0.25 điểm - Xã hội: Đẩy mạnh các chương trình định canh, định cư; đầu tư phát triển giáo dục, y tế, văn hoá nâng cao đời sống nhân dân 0.25 điểm - Tăng cường nguồn lao động có tay nghề kỹ thuật cao để vùng tổ chức sản xuất phát triển 0.25 điểm Câu 2 ( 6.0 điểm) Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. 1. Thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống (3.5 điểm) - Tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% ( năm 1999) 0.5 điểm - Mức thu nhập bình quân/đầu người gia tăng 351,1 nghìn đồng (2000-2001) 0.5 điểm - Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn ( dẫn chứng) 0.5 điểm - Tuổi thọ trung bình tăng bình quân Nam giới là 67.4 tuổi, nữ giới là74 tuổi ( 1999) vào loại cao so với các nước đang phát triển 0.5 điểm - Tỷ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm 0.5 điểm - Nhiều bệnh dịch đã bị đẩy lùi ( nêu dẫn chứng) 0.5 điểm - Năm 2004 Việt Nam đứng thứ 112 về HDI trong tổng số 174 nước và xếp thứ 124 về GDP/người. Khoảng cách giữa hai bậc xếp hạng là 12 điều đó chứng tỏ sự phát triển kinh tế đã góp phần quan trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư 0.5 điểm 2. Những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân: (2.5 điểm) - Chất lượng cuộc sống của nhân dân còn chênh lệch giữa các vùng + Giữa thành thị và nông thôn: Năm 2001-2002 thu nhập bình quân đầu người một tháng cả nước là 375 nghìn đồng ở thành thị là 626 nghìn đồng, trong đó ở nông thôn là 275 nghìn đồng (chênh lệch 2.28 lần) 0.5 điểm + Đông Nam bộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng cao nhất cả nước 619,7 nghìn đồng. Thấp nhất là trung du và miền núi Bắc bộ là 232,9 nghìn đồng ( 2001-2002) 0.5 điểm - Tỷ lệ người biết chữ thấp nhất ở miền núi phía Bắc và Tây nguyên ( gần bằng 80%) 0.5 điểm + Tuổi thọ bình quân ở vùng thành thị và các vùng phát triển hơn có mức sống cao hơn thì tuổi thọ cũng cao hơn . 0.5 điểm + Có sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư: Năm 2001-2002 nhóm thu nhập cao nhất là 8,1 lần so với nhóm thu nhập thấp nhất, ở thành thị là 8 lần, ở nông thôn là 6 lần 0.5 điểm Câu 3 ( 6 điểm) a.Xử lý số liệu ( đơn vị: %) 2.0 điểm Hàng xuất khẩu Năm 1995 Năm 2000 Công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 37,2 Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 28,5 33,8 Nông sản 32,0 17,7 Lâm sản 2,8 1,1 Thuỷ sản 11,4 10,2 Tổng 100,0 100,0 b. Vẽ biểu đồ: + Chọn biểu đồ thích hợp: Hình tròn + Kích thước biểu đồ hai đường tròn với bán kính 1:1.6 Năm So sánh tổng số So sánh bán kính 1995 1,00 1,00 2000 2,65 1,62 Yêu cầu: - Vẽ chính xác đúng tỷ lệ, sạch, đẹp, ghi tên biểu đồ có chú giải. 2.0 điểm ( nếu không đúng kích thước giữa hai biểu đồ trừ 1 điểm) c. Nhận xét: - Quy mô hàng xuất khẩu ở nước ta tăng quá nhanh năm 2000 tăng 2,6 lần so với năm 1995. 0.5 điểm - Cơ cấu các nhóm hàng có sự thay đổi: + Tỷ trọng tăng: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đến hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp 0.75 điểm + Tỷ trọng giảm: Hàng nông sản, lâm sản; hàng thuỷ sản giảm nhẹ 0.75 điểm Hết
Tài liệu đính kèm: