Phòng gd & đt Trường thcs _______________________ Đờ̀ 2 đề thi hsg môn địa lý 9 ____________________________ Thời gian làm bài: 150 phút Câu I. (4,0 điểm) Qua át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học (trang 14, Các miền tự nhiên) 1. Dựng lát cắt địa hình từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái theo tỉ lệ ngang 1: 3000 000, tỉ lệ đứng 1: 100 000. 2. Nhận xét đặc điểm địa hình theo lát cắt đó. Câu II. (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980 – 2006 Năm 1980 1990 1995 2000 2006 Diện tích (nghìn ha) 5600 6043 6766 7666 7324 Sản lượng (triệu tấn) 11,6 19,2 25,0 32,5 35,8 Viết công thức tính năng suất lúa. Tính năng suất lúa của nước ta trong thời gian trên (Đơn vị: tạ/ha) Nhận xét và giải thích nguyên nhân tăng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn 1980 – 2006. Câu III. (2,0 điểm) Dựa vào át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Kể tên các nhà máy thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Giải thích tại sao các nhà máy thủy điện lại được xây dựng ở vùng này. Câu IV. (4,0 điểm) Trình bày những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển ngư nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Câu V. (6 điểm) Cho bảng số liệu: Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1970 – 2006 Năm 1970 1979 1989 1999 2006 Dân số (triệu người) 41,1 52,7 64,4 76,3 84,2 Gia tăng dân số (%) 3,2 2,5 2,1 1,4 1,3 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự biến đổi dân số nước ta giai đoạn 1970 – 2006. Nhận xét và giải thích tình hình tăng dân số nước ta trong thời gian trên. (Thí sinh được dùng át lát Địa lí Việt Nam) Đáp án – Biểu điểm Câu Nội dung Điểm I: (4 điểm) 1. Dựng lát cắt địa hình từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái theo tỉ lệ ngang 1: 3000 000, tỉ lệ đứng 1: 100 000. * Yêu cầu: - Dựng lát cắt đảm bảo đúng tỉ lệ đề ra. - Lát cắt thể hiện được độ cao của địa hình, thấp ở phần Tây Nam, cao ở phần Đông Bắc và hạ thấp dần xuống thung lũng sông Cái. - Lát cắt thể hiện được đi qua khu Đông Nam Bộ (có thung lũng sông Đồng Nai, thung lũng sông La Ngà) đến cao nguyên Di Linh ( có thung lũng sông La Ngà, thung lũng sông Đắk Dung) và đến cao nguyên Lâm Viên có Đà Lạt và ngọn sông Đa Nhim, núi Bi Doup và thấp dần xuống thung lũng sông Cái. - Trục hoành của lát cắt thể hiện được tỉ lệ ngang và tên của lát cắt. - Trục tung thể hiện tỉ lệ đứng và độ cao của địa hình. (Nếu thí sinh vẽ lát cắt không thể hiện đi qua các địa điểm trên cho 1/2 số điểm) 2. Cần đảm bảo các nội dung sau: - Hướng địa hình. - Mức độ chia sẻ. - Độ cao địa hình (Ví dụ cụ thể địa điểm cao nhất, địa điểm thấp nhất) - Đi qua các khu vực địa hình. (Mỗi ý 0,5 điểm) 2,0 2,0 II: (4,5 điểm) 1.Công thức tính năng suất lúa: Sản lượng Năng suất = (Đơn vị: tạ/ha) Diện tích 2. Tính năng suất lúa Năm 1980 1990 1995 2000 2006 Năng suất lúa (tạ/ha) 20,7 31,8 36,9 42,4 48,9 3. Nhận xét và giải thích * Nhận xét: - Trong giai đoạn 1980 – 2006, nhìn chung cả diện tích, năng suất, sản lượng lúa đều tăng nhưng mức tăng khác nhau. - Sản lượng lúa tăng liên tục với tốc độ nhanh nhất (dẫn chứng) - Năng suất tăng nhanh thứ hai (dẫn chứng) - Diện tích lúa tăng chậm hơn, gần đây có giảm nhẹ (dẫn chứng) * Giải thích - Diện tích trồng lúa tăng là do: khai hoang mở rộng diện tích và tăng vụần đây do chuyển dịch cơ cấu cây trồng và một phần đất trồng lúa chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư nên giảm nhẹ. - Năng suất lúa tăng khá nhanh do đẩy nmạnh thâm canh tăng năng suất, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật, phát triển thủy lợi, tăng cường phân bón và sử dụng giống mới. - Sản lượng tăng nhanh nhất do kết ưủa tăng diện tích và tăng năng suất. 0,5 1,5 1,0 1,0 III: (2,0 điểm) 1. Kể tên các nhà máy thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Thác Bà, Nậm Mu, Hòa Bình, Tuyên Quang. Nhà máy đang xây dựng: Sơn La. 2. Giải thích - Đây là vùng đồi núi có diện tích rộng, có hệ thống sông lớn chảy qua. - Địa hình dốc, sông ngòi nhiều thác, ghềnh tạo tiềm năng thủy điện lớn. 1,0 0,5 0,5 IV:(4,0 điểm) 1. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển ngư nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ * Thuận lợi: - Điều kiện tự nhiên + Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài, các tỉnh đều giáp biển, vùng biển rộng và ấm, có ngư trường lớn với nguồn hải sản phong phú. + Khí hậu có nhiều thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và làm muối. - Điều kiện hinh tế xã hội + Người dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt nuôi trông thủy sản và làm muối. + Công nghiệp chế biến, cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành ngư nghiệp đang được phát triển (tàu thuyền hiện đại, máy dò cá...) + Thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Chính sách Nhà nước. * Khó khăn - Chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ...) - Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản gần bờ. - Thiếu vốn, phương tiện đánh bắt chưa hiện đại. - Công nghiệp chế biến còn hạn chế. - Thị trường tiêu thụ còn chưa ổn định. 2. Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ là vì: - Cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) là hai tỉnh khô hạn nhất cả nước, nhiệt độ cao, lượng mưa thấp... - Hiện tượng sa mạc hóa đang có xu thế mở rộng do tác động của khí hậu nên phát triển rừng là giải pháp bền vững nhất. 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 V:(6 điểm) 1. Vẽ biểu đồ - Yêu cầu là dạng biểu đồ kết hợp giữa cột và đường: cột (dân số), đường (gia tăng dân số). Nếu vẽ sai dạng biểu đồ không cho điểm. ( Nếu thiếu tên biểu đồ, chú giải trừ 0,25 điểm /1 lỗi) 2. Nhận xét và giải thích * Nhận xét: - Quy mô dân số tăng liên tục với tốc độ khá nhanh (dẫn chứng) - Tỉ lệ gia tăng dân số khá cao nhưng đang giảm liên tục (dẫn chứng) * Giải thích: - Gia tăng dân số giảm liên tục do tác động của chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình và nhận thức của người dân được nâng cao làm giảm nhanh tỉ lệ sinh, kéo theo gia tăng dân số giảm. - Dân số tăng khá nhanh mặc dù gia tăng dân số giảm là do: gia tăng dân số tuy giảm nhưng vẫn dương, quy mô dân số ngày càng đông nên số dân hàng năm cao. 3,0 1,5 0,75 0,75
Tài liệu đính kèm: