Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2015 - 2016 môn thi: Ngữ Văn

pdf 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1858Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2015 - 2016 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2015 - 2016 môn thi: Ngữ Văn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HÓA
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2015 -2016
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 13/10/2015
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 04 câu, gồm 01 trang
Câu 1 (2.0 điểm)
Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng".
(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)
Câu 2 (3.0 điểm)
Trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ,
thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta
tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta
thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào
quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ
quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị
những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ
không nỡ giận.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.
Câu 3 (5.0 điểm)
Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận.
Viết một bài văn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn
đề trên.
Câu 4 (10.0 điểm)
Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ), nhân vật
Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng
rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.
Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể
tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ
Nương?
------------------ Hết --------------------------
Họ tên thí sinh :
Số báo danh : 
* Giám thị không giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HOÁ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: Ngữ văn
Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang
I. Yêu cầu chung:
- Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội,
kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm
ý cho điểm.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám
khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến
khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa
thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
- Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 2 điểm; câu 2: 3 điểm; câu 3: 5 điểm; câu 4:
10,0 điểm), cho điểm lẻ đến 0,25.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu Nội dung cần đạt Thang
điểm
Câu 1
2,0
điểm
*Chỉ ra các biện pháp tu từ: nhân hoá “soi tóc”, so sánh “là một
buổi trưa hè”
* Phân tích giá trị:
- Các biện pháp tu từ được sử dụng phù hợp đã thổi hồn vào tạo
vật khiến cho sự vật được miêu tả hiện lên rất sinh động.
- Hình ảnh “hàng tre” yểu điệu như một thiếu nữ; cảnh vật vô tri
mang hình ảnh đời sống của con người và trở nên thân thương.
- Gợi lên vẻ đẹp của tâm hồn tác giả: Nhà thơ hoà mình cùng với
nắng, với dòng sông quê hương, qua đó thể hiện lòng yêu quê hương
đất nước của mình.
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 2
3.0
điểm
* Về kĩ năng: Đảm bảo là một đoạn văn nghị luận giải thích, lập
luận chặt chẽ, mạch lạc, hành văn trôi chảy, chữ viết rõ ràng, cẩn thận,
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
* Về kiến thức: HS giải thích để hiểu đúng quan niệm về cách
nhìn người của nhân vật ông giáo (cũng là của nhà văn Nam Cao) trong
truyện ngắn “Lão Hạc”:
- “Đối với những người ở quanh ta, ...không bao giờ ta
thương.”:
0.5
+ Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,
xấu xa, bỉ ổi,...” để đánh giá con người mà phải “cố tìm mà hiểu họ”.
+ Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh
của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện,
sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ
đẹp đáng quý của họ.
+ Nếu không “cố tìm mà hiểu họ”, ta dễ trở thành tàn nhẫn,
lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận
xét sai lầm về người khác.
- Cần phải hiểu được “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng
còn nghĩ gì đến ai được nữa” và “cái bản tính tốt của người ta”
thường bị “che lấp” bởi “những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ”; bởi
thế cần có sự cảm thông với họ.
- “Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”: cách
ứng xử bao dung, độ lượng bằng tình thương, lòng nhân ái.
-> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện
một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo.
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
Câu 3
5,0
điểm
* Về kĩ năng: Đảm bảo là bài đoạn văn nghị luận xã hội, lập luận chặt
chẽ, có sức thuyết phục, hành văn trôi chảy, trình bày sạch đẹp, không
sai chính tả, dùng từ, diễn đạt.
* Về kiến thức: Bài viết đảm bảo các ý sau:
1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn
nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho
người khác trong phạm vi trường học.
2. Thực trạng:
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể
xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở
nhiều nơi.
- Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh
dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.
3. Tác hại:
- Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí
nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
- Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục;
làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
- Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,
- Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là
mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi
người lên án, xa lánh, căm ghét.
4. Nguyên nhân:
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả
năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận
0.5
0.5
0.5
1.0
1.0
thức sai lệch về quan điểm sống.
- Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ
cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
- Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà
trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng
sống cho học sinh.
- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải
pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.
5. Giải pháp và liên hệ:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã
hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi
phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành
luật pháp.
- Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có
lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng
đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo
những hành vi bạo lực học đường.
=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.
Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học
đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn
kết.
1.0
0.5
Câu 4
10.0
điểm
* Về kĩ năng:
Đảm bảo một văn bản hoàn chỉnh, không mắc lỗi diễn đạt về các
mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục,
khuyến khích những học sinh có những kiến giải sâu sắc, hợp lí.
* Về kiến thức: Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau:
1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện
3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh
được thảm kịch cho Vũ Nương:
Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được
thảm kịch đau thương của Vũ Nương:
- Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay
được: “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”, ”chỉ nín thin thít”,
“chẳng bao giờ bế Đản cả”,... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu
đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không
xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng
giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.
1.0
0.5
0.5
1.0
- Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần
Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.
=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện
làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu
chuyện)
4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:
- Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng
dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình
tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự,
đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.
- Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan
bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ
với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm
thẳm.
- Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong
nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen,
nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là “máu ghen” của
người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính
là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.
- Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia
đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con
người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể
xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều
khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã
hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang
nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của
người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.
- Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi
kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh
tử biệt.
- Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung
túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số
phận người phụ nữ.
- Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ
gìn hạnh phúc gia đình.
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
1.5
0.5
0.5
0.5
1.0
5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:
- Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình
huống có vấn đề .
- Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc
sống của người phụ nữ xưa.
- Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ
trong xã hội phong kiến.
- Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay
Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt trong cách cho điểm. Trân trọng những bài
viết có tính sáng tạo. Những bài viết không có luận điểm rõ ràng, sa vào phân tích
nhân vật, kể lại chuyện chỉ cho không quá 1/3 số điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE_THI_HSG_NV92.pdf