Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014-2015 - Trường THCS Liên Châu

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2515Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014-2015 - Trường THCS Liên Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014-2015 - Trường THCS Liên Châu
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2014-2015
Môn : Giáo dục công dân
Thời gian : 150 phút
( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: ( 4 điểm ) Pháp luật là gì? Nêu đặc điểm, bản chất, của pháp luật Việt Nam.
Vì sao xã hội cần có pháp luật ? Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luât ? 
Câu 2: (3điểm ): An và Bình tranh luận với nhau về chủ đề :Quyền tự do ngôn luận của công dân.
An cho rằng : Tự do ngôn luận nghĩa là muốn nói gì là tùy ý thích của mình.
Bình phản đối : Cậu nói thế không được.Tự do cũng phải tuân theo kỉ luật và pháp luật chứ.
An nói : Nếu phải tuân theo kỉ luật và pháp luật thì còn gì là tự do nữa.
Bình ???
Áp dụng kiến thức đã học, em hãy giải thích giùm Bình ?
Những hành vi nào theo em là vi phạm pháp luật khi sử dụng quyền tư do ngôn luận ?
Câu 3 (4,0 điểm) Thế nào là tự chủ ? Biểu hiện của tính tự chủ ? Có ý kiến cho rằng “ Tự chủ là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, không cần lắng nghe ý kiến của người khác”. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? 
Câu 4: ( 4 điểm ) 
 Có ý kiến cho rằng: “ Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.”. Em hãy phân tích và làm sáng tỏ ý kiến trên? Để thể hiện lòng yêu hòa bình ngay từ khi còn ngồi trên ghế của nhà trường , học sinh cần phải làm gì?
Câu 5: ( 3 điểm ) Cuối năm học, Dũng bàn: Muốn ôn thi cho đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm một đáp án một môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy , khi cô giáo kiểm tra, ai cũng có đáp án. Nghe vậy nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, chất lượng mà lại nhàn thân.
Em có tán thành với ý kiến đó không ? Vì sao?
Câu 6 :( 2 điểm ) Giải thích câu ca dao:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
Câu ca dao trên đã nói đến những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc.Một trong những truyền thống trên đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đó là truyền thống nào? Em hãy kể thêm 4 di sản văn hóa thế giới khác của Việt Nam mà em biết?
  Hết .
Liên Châu, ngày 20/10/2014
Giáo viên ra đề 	Duyệt đề
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2014 - 2015
Môn: Giáo dục công dân
Thời gian : 150 phút
 Hướng dẫn gồm 3 trang 
Câu 1:( 4 điểm )
*Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (0.5 điểm)
 	 * Đặc điểm của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
 - Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến . (0,5 điểm) 
 - Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật . (0,5 điểm)
 - Tính bắt buộc( tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định . (0,5 điểm)
 * Bản chất của pháp luật:Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội( chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục..) ( 0.5 điểm ) 
* Để xã hội tồn taị và phát triển bình thường thì phải có các quy định của pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực đời sống.
Nhà nước dùng pháp luật để đảm bảo sao cho mọi hành động của công dân trong xã hội diễn ra trong vòng trật tự, để bất cứ ai vi phạm đều bị xử lí nghiêm minh.( 0.5 điểm)
Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ rối loạn, tính mạng người dân sẽ bị đe dọa, xã hôi ấy sẽ không tồn tại được.
 ( 0.5 điểm )
* Mọi người cần phải chấp hành theo pháp luật vì :( 0.5 điểm )
Khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật không những đảm bảo quyền lợi cho mình mà đồng thời góp phần làm cho xã hội ngày càng ôn định và phát triển.
Câu 2: (3 điểm) 
HS cần nêu được:
Tự do ngôn luận là quyền của công dân tham gia bàn bạc , thảo luận đóng góp ý kiến của mình vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.( 0.5 điểm)
Như vậy tự do ngôn luận không có nghĩa là nói gì thì nói.( 0.25 điểm )
Vì như thế thì:
- Tập thể sẽ rối loạn.( 0.25 điểm )
- Mọi hoạt động không thể thống nhất hành động.( 0.25 điểm )
- Không phù hợp với lợi ích chung. .( 0.25 điểm )
* Các hành vi sử dụng quyền tự do ngôn luận trái pháp luật :
- Lợi dụng tự do để phát biểu lung tung, cố tình kéo dài thời gian, làm lạc nội dung, sai vấn đề cần bàn. ( 0.5 điểm )
- Vu khống, vu cáo làm hại đến người khác.( 0.5 điểm )
- Xuyên tạc sự thật , tiết lộ bí mật nhà nước, kích động, xúi giục, chống lại lợi ích quốc gia, tập thể và của công dân. .( 0.5 điểm )
Câu 3 ( 4 điểm )
- Khái niệm tự chủ: Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống , luôn có thái độ bình tĩnh , tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. ( 1 điểm )
- Biểu hiện của tự chủ : 
 + Không nóng nảy vội vàng, biết kiềm chế cảm xúc của bản thân, khi gặp khó khăn không hoang mang sợ hãi, bình tĩnh tự tin trong mọi tình huống. .( 0.5 điểm )
 + Trong cách cư xử với mọi người tỏ ra ôn tồn , lịch sự, hòa nhã. .( 0.5 điểm )
+ Biết điều chỉnh hành vi , thái độ của bản thân khi sai. .( 0.5 điểm )
+ Biết tự ra quyết định cho mình, không bị lôi kéo trước những cám dỗ, áp lực. .( 0.5 điểm )
- Lý giải quan điểm : Tự chủ không chỉ là làm chủ bản thân mà còn biết điều chỉnh hành vi, thái độ của mình vì thế cần lắng nghe ý kiến của người khác để tiếp thu một cách có chọn lọc để kịp thời điều chỉnh chứ không phải là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, không cần lắng nghe ý kiến của người khác ...( 1 điểm )
Câu 3:( 4 điểm )- Nêu được khái niệm :
- Hòa bình: Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc,giữa con người với con người. .( 0.5 điểm )
- Nêu được khái niệm bảo vệ hòa bình:
 Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.( 0.5 điểm )
- Nêu được lí do cần bảo vệ hòa bình vì:
+ Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no tự do, hạnh phúc, là khát vọng của toàn nhân loại.( 0.5 điểm )
+ Chiến tranh chỉ mang lại đau thương, mất mát, đói khát, bệnh tật, gia đình li tán, là thảm họa của loài người.( 0.5 điểm )
 + Trên thế giới ngày nay vẫn còn xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hòa bình, ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ nhiều nơi trên hành tinh chúng ta. .( 0.5 điểm )
Nêu được trách nhiệm:
- Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại. .( 0.5 điểm )
Học sinh cố gắng phấn đấu học tập góp phần nhỏ vào việc giữ gìn hòa bình cho dân tộc và cả nhân loại. .( 0.25 điểm )
- Ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, trong các mối quan hệ giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người. .( 0.25 điểm )
- Học sinh phải biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện và bình đẳng tránh xung đột mâu thuẫn. .( 0.25 điểm )
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động vì hòa bình. .( 0.25 điểm )
Câu 6: ( 2 điểm ) Học sinh nêu được. 
Câu ca dao trên tỏ lòng tri ân của mọi người tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày 10 - 3 là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, nhân dân ta khắp mọi miền tổ quốc đều hướng về đất tổ Đền Hùng – Phú Thọ.( 1 điểm )
- Câu ca dao trên nói về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta : Uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. .( 0.25 điểm )
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2012. .( 0.25 điểm )
- Học sinh kể thêm được 4 di sản văn hóa thế giới khác như:( 0.5 điểm)
+ Nhã nhạc cung đình Huế
+ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
+ Dân ca quan họ Bắc Ninh
+Ca trù
+ Lễ Hội Gióng
+ Hát Xoan 
+ Thánh địa Mỹ Sơn
+ Vinh Hạ Long
+ Phố cổ Hội An
+ Bia tiến sĩ Quốc Tử Giám
+ Động Phong Nha- Kẻ Bàng
+ Hoàng Thành Thăng Long
 Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_GDCD_9.doc