Trường THCS Thanh Cao GV soạn: Nguyễn Tài Hoàng ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC: 2014 – 2015 MA TRẬN: Nội dung Mức độ tư duy Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. Câu 1 3.5đ 3.5 đ 2. Các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay. Câu 2 6 đ 6 đ 3. Nhật Bản từ 1945 đến nay. Câu 3 5.5 đ 5.5 đ 4. Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay Câu 4 5 đ 5 đ Tổng điểm 6 đ 9 đ 5 đ 20 đ ĐỀ BÀI: Câu 1 (3.5 điểm): a) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước? b) Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Tại sao người chọn con đường đó? Câu 2 (6 điểm): Vì sao có sự ra đời của tổ chức ASEAN? Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Trong bối cảnh khu vực hiện nay, ASEAN cần phải làm gì? Câu 3 (5.5 điểm) Em hãy nêu những biểu hiện về sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản từ năm 1950 đến những năm 60? Phân tích một nguyên nhân cơ bản có tính chất nội tại của sự phát triển đó? Câu 4 (5 điểm): Hội nghị I-an-ta (tháng 2 1945) đã chủ trương thành lập tổ chức nào để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới? Dựa vào nguyên tắc hoạt động và vai trò của mình, tổ chức này cần có những biện pháp gì để thể hiện vai trò đó trước vấn đề thế giới hiện nay? ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu Đáp án Thang điểm Câu 1 (3.5đ) a) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, vì: - Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước. Các phong trào yêu nước lần lượt thất bại. - Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc. b) * Điểm mới: - Các nhà yêu nước chống Pháp là các sĩ phu phong kiến. Mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến, hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa. - Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”; xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc. * Lý do: - Vì Nguyễn Tất Thành không nhất trí với những chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã chọn.Người cho rằng: + Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp khác gì “ Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”. + Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách chẳng khác xin quân thù rủ lòng thương. 0.5 0.5 0.75 0.75 1 Câu 2 (6 đ) * Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi giành độc lập, nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước - Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực... - Ngày 8/ 8/ 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan). * Mục tiêu của ASEAN: xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đồng Nam Á hùng mạnh. ASEAN là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực. * Nguyên tắc hoạt động: - Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. - Hợp tác phát triển có kết quả. * Tùy vào khả năng hiểu biết của HS để cho điểm: - Các thành viên ASEAN phải đoàn kết thống nhất, tăng cường hợp tác toàn diện hơn nữa - Tuân thủ luật pháp quốc tế (Công ước Luật biển của Liên hợp quốc 1982, Tòa án quốc tế, cách ứng xử của các bên ở biển Đông(DOC)) - Các bên phải kiềm chế và không làm phức tạp thêm tình hình, không dùng vũ lực để giải quyết tình hình... - Nhanh chóng đề ra Bộ quy tắc ứng xử(COC) 0.5 0.5 0.5 1 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 3 (5.5đ) * Những biểu hiện: - Trong những năm 1951 – 1960, kinh tế Nhật Bản đạt được bước phát triển “thần kì”, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Biểu hiện: + Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD. + Về công nghiệp, trong những năm 1950, 1960, tố độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%. + Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát * Phân tích một nguyên nhân: - Nhân tố cơ bản có tính chất nội tại giúp cho Nhật Bản bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai mà vẫn vươn lên phát triển với tốc độ “thần kì” đó là nhờ con người Nhật Bản. - Từ những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã hội, con người Nhật Bản được hình thành với những giá trị truyền thống được đề cao. +Con người Nhật Bản cần cù lao động và có tình yêu thiên nhiên. +Họ biết tìm ra cái hay của người khác để học hỏi và tận dụng nó để phục vụ mình. + Người Nhật Bản có tính kỉ luật và có ý thức rõ ràng về nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với đất nước. Họ luôn đề cao chữ tín lên hàng đầu. + Họ biết chịu đựng và giữ phép lịch sự, biết tiết kiệm và biết lo xa. - Với tính cách và những phẩm chất như vậy, người Nhật Bản luôn có nghị lực mạnh mẽ, vượt lên mọi khó khăn của hoàn cảnh. Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, Nhật bản đã có những bước phát triển “thần kì”, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Đồng thời, Nhật Bản cũng đã nỗ lực để trở thành một cường quốc chính trị, nhằm xóa bỏ hình ảnh mà thế giới thường nói về Nhật Bản – “một người khổng lồ về kinh tế, nhưng lại là một chú lùn về chính trị”. 0.5 0.75 0.75 0.75 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.75 Câu 4 (5 đ) Hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945) đã chủ trương thành lập tổ chức Liên hợp quốc để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới. - Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc: + Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của mỗi dân tộc. + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. + Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. +sự nhất trí của 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. + Liên hợp quốc không can thiệp vào công cuộc nội bộ của bất cứ một quốc gia nào. - Vai trò của Liên hợp quốc: + Giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới: góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. + Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. + Phát triển các mối quan hệ, giao lưu. + Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuậtnhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh. Vì vậy, tháng 9-1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. - Liên hệ: tùy vào khả năng tư duy và mức độ hiểu biết về kiên thức xã hội của HS để cho điểm. HS cần nêu khái quát về tình hình thế giới hiện nay ( biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột, tranh chấp khu vực) và đưa ra những biện pháp. Cuối cùng, HS cần nói được, trước tình hình đó, Liên hợp quốc cần có thái độ và những biện pháp cứng rắn phù hợp, dựa trên những nguyên tắc hoạt động và trên tinh thần luật pháp quốc tế. 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 2.0
Tài liệu đính kèm: