Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh
UBND TỈNH BẮC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Lịch sử - Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016
==========
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
Trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1917 - 1925. Trong thời gian này Người đã tham gia sáng lập những tổ chức cách mạng nào của các dân tộc thuộc địa?
Câu 2. (3 điểm)
Nêu và đánh giá chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) trong thời kỳ 1930 - 1945.
Câu 3. (5 điểm)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp bằng con đường hòa bình từ ngày 6 - 3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 - 1946 như thế nào? Theo em, hiện nay Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Câu 4. (3 điểm)
Nêu nội dung Nghị quyết 15 (1 - 1959) Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thực hiện Nghị quyết trên, phong trào cách mạng miền Nam phát triển như thế nào?
B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6,0 điểm)
Câu 5. (6 điểm)
Trình bày những biểu hiện xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Xô – Mĩ và những thay đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Đảng ta có chủ trương gì trước những thay đổi đó?
========Hết=======
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Lịch sử - Lớp 12
==========
Câu
Nội Dung
Điểm
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm)
1
Trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1917 – 1925. Trong thời gian này Người đã tham gia sáng lập những tổ chức cách mạng nào của các dân tộc thuộc địa ?
3,00
*Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1917 – 1925.
- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp gia nhập Đảng Xã hội Pháp
- Tháng 6 - 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam
- Giữa năm 1920, NAQ đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương đã giúp NAQ khẳng định con đường giành độc lập và tự do cho nhân dân VN.
- Tháng 12 - 1920, NAQ tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành gia nhập QTCS và thành lập ĐCS Pháp.
- Năm 1921, NAQ tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
- Tháng 6 - 1923, NAQ dự Hội nghi Quốc tế Nông dân, Đại hội lần thứ V Quốc tế CS
- Tháng 11 - 1924, NAQ về Quảng Châu (TQ) Tháng 6 - 1925, NAQ thành lập Hội VNCMTN
- Tháng 7 - 1925, NAQ tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
0,25
0,25
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
*Trong thời gian này Người đã tham gia sáng lập các tổ chức cách mạng của các dân tộc thuộc địa: 
- NAQ tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa
- NAQ thành lập Hội VNCMTN
- NAQ tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
0,25
0,25
0,25
2
Nêu và đánh giá chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) trong thời kỳ 1930 - 1945.
3,00
 Căn cứ vào thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam, Đảng ta có chủ trương tập hợp lực lượng qua từng giai đoạn cách mạng:
- Giai đoạn 1930 - 1931
+ Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
 Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ.....
 Đó là chủ trương đúng đắn, phù hợp với thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
+ Trong Luận cương chính trị tháng 10 – 1930
 Xác định lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân
 Nhấn mạnh vai trò của công – nông, chưa lôi kéo các giai cấp, tầng lớp khác...
- Giai đoạn 1936 - 1939 
 Đảng chủ trương tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân chủ từ lực lượng cơ bản là công nhân, nông dân trong Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (Mặt trận DCĐD – 1938)
 Chủ trương đúng đắn đó đáp ứng yêu cầu của cuộc vận động nhằm đòi quyền tự do, dân chủ...
- Giai đoạn 1939 - 1945 
+ Năm 1939, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương tập hợp hết thảy các giai cấp, tầng lớp... làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
+ Năm 1941, Đảng chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh, đoàn kết dân tộc Việt Nam không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo.
 Chủ trương đoàn kết lực lượng toàn dân tộc của Đảng là chủ trương đúng đắn nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống đế quốc, phát xít, cô lập cao độ kẻ thù. Chủ trương ấy đáp ứng nguyện vọng cứu nước của mọi giới đồng bào.....
0,25
0,50
0,25
0,50
0,50
0,50
0,50
3
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp bằng con đường hòa bình từ ngày 6 - 3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 – 1946 như thế nào? Theo em, hiện nay Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?
5,00
Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp bằng con đường hòa bình từ 6 - 3 - 1946 đến trước 19 - 12 - 1946.
Sau khi giành chính quyền nhân dân ta có nguyện vọng hòa bình để xây dựng đất nước. Đảng, Chính phủ và nhân dân ta không muốn chiến tranh đổ máu nhưng kiên quyết giữ độc lập dân tộc.
Hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28 - 2 -1946 đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường...
Ngày 3 - 3- 1946, Ban thường vụ TW chọn giải pháp “hòa để tiến”
Ngày 6 - 3 - 1946, Chủ tịch HCM kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ với nội dung...
Kí Hiệp định Sơ bộ ta đã tránh được cuộc chiến đấu bất lợi với nhiều kẻ thù một lúc, đồng thời thể hiện thái độ thiện chí hòa bình của ta ...
Cuộc đàm phán Việt – Pháp ở Phôngtennơblô, do thái độ ngoan cố của Pháp nên đã bị bế tắc. Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện của chính phủ Pháp bản Tạm ước 14- 09-1946 ...
 - Việc ký các văn kiện nói trên một mặt đã tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng bước vào kháng chiến đồng thời cũng thể hiện thái độ thiện chí hòa bình của ta trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam ....
0,50
0,50
0,50
1,00
0,50
0,50
0,50
* Liên hệ ... Thí sinh trình bày suy nghĩ, diễn đạt mạch lạc, logic nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
- Việt Nam căn cứ vào nguyên tắc trong Hiệp ước Bali (1976)...., căn cứ vào Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 (Liên Hợp Quốc)..., Tuyên bố DOC- cách ứng xử của các bên ở biển Đông.... kiên trì đấu tranh ngoại giao pháp lí, lên án mạnh mẽ mọi hành động xâm phạm chủ quyền... kiên quyết tôn trọng và đòi được tôn trọng nền độc lập, chủ quyền.. đặc biệt là chủ quyền biển đảo...
- Việt Nam đoàn kết với các nước trong khu vực, các tổ chức, các quốc gia đấu tranh thể hiện trách nhiệm chung bảo vệ hòa bình và an ninh trong khu vực và thế giới.
→ Đây là chủ trương đúng đắn và phù hợp với luật pháp Quốc tế
0,50
0,50
4
Nêu nội dung Nghị quyết 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thực hiện Nghị quyết trên, phong trào cách mạng miền Nam phát triển như thế nào?
3,00
* Nội dung Nghị quyết 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Hoàn cảnh: Trong những năm 1957 - 1959, Mỹ - Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng, ban hành đạo luật đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, Luật 10/59...cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn tổn thất.
- Hội nghị TW Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ... 
0,25
0,50
* Thực hiện Nghị quyết trên, phong trào “Đồng khởi” bùng nổ và giành thắng lợi
+ Phong trào nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 02 - 1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 08 - 1959. Sau đó lan rộng ra khắp miền Nam tạo thành cao trào cách mạng với cuộc "Đồng khởi" tiêu biểu ở Bến Tre. 
+ 17 - 01 - 1960 dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bến Tre, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày với các loại vũ khí có trong tay đã đồng loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch. Từ 3 xã điểm cuộc nổi dậy lan ra toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.
 + Từ Bến Tre, phong trào "Đồng khởi" lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ.
- Kết quả: Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ từng mảng lớn chính quyền địch ở thôn xã, UBND tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển, ruộng đất của địa chủ cường hào bị tịch thu đem chia cho dân nghèo
- Ý nghĩa: 
+ “Đồng khởi” đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. 
+ "Đồng khởi" thắng lợi, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
+ Từ trong khí thế đó, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 - 12 - 1960)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,25
B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6,0 điểm)
5
Trình bày những biểu hiện xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Xô – Mĩ và những thay đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Đảng ta có chủ trương gì trước những thay đổi đó?
6,00
 Những biểu hiện xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Xô - Mỹ.
-Trên cơ sở những thỏa thuận Xô - Mĩ ngày 09 - 11 - 1972, hai nước Đức ký tại Bon hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức ...
- Cũng trong năm 1972 hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đã thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược và 26/05 ký hiệp ước ABM, sau đó là hiệp định (SALT - 1) ...
- Tháng 08 - 1975, 33 nước châu âu cũng Mĩ và Cannađa ký Định ước Henxinki ...
- Từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô - Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp cấp cao giữa nguyên thủ hai nước, nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học kỹ thuật đã được kí, nhưng quan trọng là những thỏa thuận về thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu 
- Tháng 12 - 1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta những người đứng đầu hai nước đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh ...
0,50
0,50 
0,50
0,50 
0,50
* Những thay đổi của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt.
- Một là, trật tự thế giới “hai cực” sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”
- Hai là, sau chiến tranh lạnh, hầu như các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế...
- Ba là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập một trật tự thế giới “một cực” ...
- Bốn là, hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột ...
- Cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mỹ ngày 11 - 09 - 2001 đã đặt các quốc gia, dân tộc đang đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố ...
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
* Suy nghĩThí sinh đảm bảo những ý sau:
- Việt Nam tiếp tục đổi mới, tích cực hợp tác quốc tế, tăng cường tiếp thu khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ về kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mình.
- Ủng hộ hòa bình, lên án chiến tranh góp phần xây dựng thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
0,50
0,50
	Ghi chú: Nếu thí sinh không diễn đạt như hướng dẫn, song vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản thì vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docSu_12_THPT.doc