Đề thi học sinh giỏi huyện năm học 2014 - 2015 môn: Vật lí - Trường THCS Lưu Văn Mót

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 927Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi huyện năm học 2014 - 2015 môn: Vật lí - Trường THCS Lưu Văn Mót", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi huyện năm học 2014 - 2015 môn: Vật lí - Trường THCS Lưu Văn Mót
PHÒNG GD & ĐT VŨNG LIÊM	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
TRƯỜNG THCS LƯU VĂN MÓT	NĂM HỌC 2014-2015
	Môn : Vật lí
	Thời gian: 150 phút
Bài 1: (3đ)
Cùng một lúc có 2 xe xuất phát từ hai điểm A và B cách nhau 60 km. Chúng chuyển động cùng chiều từ A tới B. Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc v1=30 km/h, xe thứ hai khởi động từ B với vận tốc v2=40 km/h ( cả hai xe đều chuyển động thẳng đều)
a/ Tính khoảng cách giữa hai xe sau một giờ kể từ lúc xuất phát.
b/ Sau khi xuất phát 1 giờ 30 phút, xe thứ nhất đột ngột tăng tốc và đạt đến vận tốc 50 km/h. Hãy xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.
Bài 2: (4 đ)
Một quả cầu sắt rỗng nổi trong nước. T́ìm thể tích phần rỗng biết khối lượng của quả cầu là 500g, KLR của sắt là 7,8g/cm3 và nước ngập 2/3 thể tích quả cầu.
Bài 3: (3,75 đ)
 Một thau nhôm có khối lượng 0,5 kg đựng 2kg nước ở 200C.
a/ Thả vào thau nước một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra. Nước nóng đến 21,2 0C. Tìm nhiệt độ của bếp lò biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước , đồng lần lượt là c1=880J/kg.K,c2=4200J/kg.K, c3=380J/kg.K. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường 
b/ Nếu nhiệt lượng tỏa ra môi trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho thau nước. Tìm nhiệt độ thật sự của bếp lò.
Bài 4: (4,5 đ)
 Hai gương phẳng hình chữ nhật giống nhau được ghép chung theo một cạnh tạo thành góc α như hình vẽ ( OM1=OM2). Trong khoảng giữ hai gương gần O có một điểm sáng S. Biết rằng tia sáng từ S Đặt vuông góc vào G1 Sau khi phản xạ ở G1 thì đập vào G2, sau khi phản xạ ở G2 thì đập vào G1và phản xạ trên gương G1 một lần nữa. Tia phản xạ cuối cùng vuông góc với M1M2. Tính α
 M2
	 G2
 α
 O G1 M1
Bài 5: (4,75 đ )
 Cho đoạn mạch điện như hình vẽ ;R1 = 10W; R2 = 50W.; R3 = 40W. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai điểm MN được giữ không đổi.
a) Cho điện trở của biến trở RX = 0 ta thấy ampe kế chỉ 1,0A. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế giữa hai điểm MN?
b) Cho điện trở của biến trở một giá trị nào đó ta thấy ampe kế chỉ 0,8A. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và qua biến trở?
 M + N _
 Rx A
 P Q
Bài 6: ( 1 đ )
Trước mặt em là một lon nước ngọt và một cục đá lạnh . Em phải đặt như thế nào? lon nước trên cục nước đá hay cục nước đá trên lon nướcđể lon nước có thể lạnh đi nhanh nhất.
... Hết...
HƯỚNG DẪN CHẤM
Bài 1: (3đ)
Biết AB=60 km
 v1=30km/h
 v2 = 40km/h
a/ Gọi S1,S2 là quãng đường xe 1, xe 2 đi được trong 1 giờ. Ta có:
S1=v1.t=30.1=30 km 0,25đ
S2=v2.t=40.1=40 km 0,25đ
Vì khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ là:S=AB=60km
Khoảng cách giữa hai xe sau 1giờ là:
MN=S2+(S-S1)=40+(60-30)=70 km 0,25đ
Vậy sau 1 giờ khoảng cách giữa hai xe là 70km 
b/ Sau khi xuất phát được 1 giờ 30 phút quãng đường các xe đi được là:
S1=v1.t=30.1,5=45km	 0,25đ
S2=v2.t=40.1,5=60 km
Khoảng cách giữa hai xe sau 1giờ là:
Khoảng cách giữa hai xe sau 1giờ 30 phút là:
L=S2+(S-S1)=60+(60-45)=75 km 0,25đ
Sau thời gian 1 giờ 30 phút xe 1 tăng vận tốc là 50km/h vận tốc các xe lúc này là:
v’1=50km/h 0,25đ
 v’2 = 40km/h
Gọi t’ là thời gian hai xe gặp nhau . Quãng đường các xe đi được là:
S’1=v’1.t’=50.t’ 0,25đ
S’2=v’2.t’=40.t’ 0,25đ
Khi hai xe gặp nhau ta có:
S’1_L=S’2 hay S’1_ S’2=L
=>50 t’- 40t’=75 0,25đ
=>10t’=75
=>t’=7,5 h	 0,25đ
Vậy thời gian hai xe gặp nhau là:
T=t+1,5=7,5+1,5=9h 0,25đ
Vị trí hai xe gặp nhau cách A một đoạn là:
L=S1+S’1=50.7,5+45=420km	 0,25đ
Bài 2:(3đ)
Gọi thể tích hình cầu bên ngoài là V1, thể tích hình cầu bên trong ( tức phần rỗng) là V2 thì thể tích phần đắc bằng sắt là:
V= V1-V2	0,25đ
Thể tích này có thể tính qua khối lượng m và khối lượng riêng D của vật:
V=m/D hay V1-V2==m/D(*) 0,25đ
Muốn tính V1 ta dựa vào định luật Acsimét
Theo giả thuyết quả cầu ngập 2/3.Vậy thể tích nước bị chiếm 2/3 V1 0,25đ
thể tích nước bị chiếm 2/3 V1này có khối lượng là:
2V1/3.D0=m 0,25đ
2V1=3m/D0 0,25đ
V1=3m/2D0 0,25đ
Thay V1 vào *=> 3m/2D0-V2=m/D 0,25đ
Thể tích phần rỗng là:
V2=3m/2D0-m/D 0,25đ
=m(3/2D0-1/D) 0,25đ
=500(3/2.1-1/7,8) 0,25đ
=500(3/2-1/7,8) 0,25đ
=685,9 cm3 0,25đ
Bài 3: (3,75 đ )
Gọi m1,c1 là khối lượng và nhiệt dung riêng của nhôm
Gọi m2,c2 là khối lượng và nhiệt dung riêng của nước 
Gọi m3,c3 là khối lượng và nhiệt dung riêng của đồng
t1,t2 là nhiệt độ ban đầu và lúc sau của thau nước 0,5đ
Nhiệt lượng của thau nước nhận để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2
Q1=(m1c1+ m2c2) (t1-t2) 0,5đ
Nhiệt lượng của thỏi đồng tỏa ra:
Q3=m3c3(t-t2) 0,5đ
Do không có sự tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài nên ta có phương trình cân bằng nhiệt :
Q1=Q2 0,25đ
Thế Q1,Q2
t 0,5đ
b/ Nếu có tỏa nhiệt ra môi trường 10%thì nhiệt lượng cung cấp cho thau nước 
Ta có phương trình cân bằng nhiệt :
Q1+ 10% Q1=Q2 0,5đ
Q1+0,1Q1=Q2 0,25đ
Q2=1,1Q1 0,25đ
Thế Q1,Q2 vào
t 0,5đ
Bài 4: ( 4,5 đ)
Gỉa sử đường truyền của tia sáng đã vẽ như trên hình
	M2
 S2 G2
 I	K
	 1đ
	*S J
 O	M1
 S1	 G1
	N
 S3	H
S1 là ảnh của S qua G1
S2 là ảnh của S1 qua G2
S3 là ảnh của S2 qua G1 0,75đ 
∆0M1M2 cân tại 0;JK ┴M1M2 nên góc KJM1=α/2 0,5đ
Do định luật phản xạ ta suy ra góc IJO=α/2 0,5đ
Từ đó góc HI J =900-α/2 0,5
Mặt khác góc HI J=2. góc HIN=2α 0,5đ
Góc HIN=α ( góc có cạnh tương ứng vuông góc) 0,25đ
Nên 900-α/2 =2α hay α=900.2/5=360 0,5đ
Bài 5: ( 4,75 đ)
a/ Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện hế UMN
R12=R1+R2=60Ω 0,5đ
Điện trở tương R1,2,3
1/RPQ=1/R12+1/R3=24Ω 0,5đ
Cường độ dòng điện mạch chính I=1A 0,25đ
Khi biến trở R=0 thì:
UMN=UPQ=I0.RPQ=24V 0,5đ
Cường độ dòng điện qua R3
I3=UPQ/R3=0,6 A 0,5đ
Cường độ dòng điện qua R1,R2
I1=UPQ/R1+R2=0,4 A 0,5đ
b/ Số chỉ của ampe kế là 0,8 A
Cường độ dòng điện qua mạch chính là cường độ dòng điện qua biến trở
I’=0,8 A 0,5đ
U’PQ=I’.RPQ=19,2 V 0,5đ
Cường độ dòng điện qua R3
I’3=U’PQ/R3=0,48A 0,5đ
Cường độ dòng điện qua R1,R2
I’1=U’PQ/R1+R2=0,32A	 0,5đ
Bài 6: ( 1đ )
 - Nếu đặt lon nước trên cục nước đá thì chỉ có lớp nước ngọt thấp nhất bị lạnh đi, còn những phần trên vẫn không bị không khí lạnh bao xung quanh, lon nước sẽ lâu lạnh hơn ( 0,5đ)
 - Nếu đặt cục đá phía trên lon nước thì lớp nước ngọt phía trên trong lon lạnh đi rất nhanh và chìm xuống và lớp nước ngọt chưa lạnh ở dưới sẽ lên thay thế , mặt khác không khí lạnh xung quanh cục đá cũng đi xuống và bao bọc lon nước làm cho lon nước lạnh đi nhanh hơn (0,5đ)	

Tài liệu đính kèm:

  • docLÝ 9.doc