Đề thi học sinh giỏi Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Ứng Hòa

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1046Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Ứng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Ứng Hòa
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ỨNG HÒA
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ THI MÔN: GDCD 
 (Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm).
 Em có nhận xét gì về hành vi của một số bạn học sinh hay viết (vẽ) bậy lên tường lớp học hoặc nhảy lên bàn ghế để đùa nghịch? Nếu chứng kiến việc làm đó em sẽ làm gì?
Câu 2 (5 điểm).
 a. Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
 b. Tại sao khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật?
 c. Cho tình huống sau: Trong quá trình thảo luận phần đặt vấn đề bài “Quyền tự do ngôn luận”, Tuấn có ý kiến: Hành vi gửi đơn kiện ra tòa án đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn luận. An lại cho rằng: Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận, vì người gửi đơn có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi. 
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Câu 3 (4 điểm).
 Tại sao nói: “Hợp tác quốc tế là vấn đề tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới trong xu thế hội nhập hiện nay, trong đó Việt Nam đã và đang trở thành một trong những điển hình của xu thế đó”?
Câu 4 (3 điểm).
 a. Em hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa phong tục và hủ tục?
 b. Nêu tên hai di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
 c. Em hiểu thế nào là "Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc"?	
Câu 5 (6 điểm).
 Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy giải thích thế nào là “ Sống đẹp - Sống có ích”? Cho ví dụ minh họa.
 Họ tên thí sinh..............................................................Số báo danh................ 
 Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ỨNG HÒA
 --- c d---
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1 (2 điểm)
 - Nhận xét: Đó là hành vi vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước, lợi ích công cộng...
- Nêu ý kiến: 
 + Trực tiếp nhắc nhở, khuyên nhủ các bạn dừng ngay việc đó, vì đây là hành vi vi phạm kỉ luật, phá hoại của công...
 + Cùng ban trung tâm lớp yêu cầu các bạn có hành vi sai phạm phải khắc phục hậu quả do mình gây ra.
 + Nêu vấn đề này trong buổi sinh hoạt lớp để cùng rút kinh nghiệm...
1.0
0.5
0.25
0.25
Câu 2 (5 điểm)
 a. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
 b. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận phải tuân theo pháp luật vì:
 - Để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân. 
 - Góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội. 
 - Để sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội, tìm hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. 
 c. Khẳng định ý kiến của Tuấn là đúng. 
 - Giải thích: Vì quyền tự do ngôn luận có 2 đặc điểm:
 + Bàn bạc, thảo luận, bày tỏ ý kiến (mang tính dân chủ công khai). 
 + Vì vấn đề chung. 
 - Hành vi đòi quyền thừa kế có bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình nhưng không phải vì vấn đề chung nên không thể hiện quyền tự do ngôn luận. 
1.0
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0,5
1.0
Câu 3 (4 điểm)
 * Làm rõ được tính tất yếu: Hợp tác là xu thế toàn cầu, bất cứ quốc gia dân tộc nào cũng phải tham gia nhằm tránh sự tụt hậu.
 * Lợi ích: 
 - Cộng đồng thế giới: Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, làm phong phú thêm nền văn hoá nhân loại. 
 - Việt Nam: 
+ Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu khoa học - kĩ thuật 
 + Thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm 
 + Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế 
 * Thực tế chứng minh ở Việt Nam:
 - Đảng, nhà nước ta đã coi trọng vấn đề này thể hiện bằng các chủ trương, chính sách coi trọng, tăng cường hợp tác
 * Thành tựu: 
 - Việt Nam gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế như: ASEAN, WTO 
 - Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục
 * Liên hệ bản thân: Rèn luyện tinh thần hợp tác với mọi người trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày...
0.5
0.5
1.0
0.5
1.0
0.5
Câu 4 (3 điểm)
 a. Phân biệt được phong tục và hủ tục: 
- Phong tục là những giá trị truyền thống tốt đẹp mang yếu tố tích cực và là chủ yếu...
Ví dụ: 
 + Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, cần cù lao động, nhân nghĩa, hiếu học, hiếu thảo...
 + Các truyền thống về văn hóa, các phong tục tập quán, cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam....
 + Các truyền thống về nghệ thuật: chèo, tuồng, các làn điệu dân ca...
- Hủ tục là những tập tục, nếp sinh hoạt lạc hậu cần thay đổi...
Ví dụ: Tảo hôn, tổ chức ma chay cưới xin linh đình...
 b. Hai di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên 
 c. Quan điểm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là:
- Nền văn hóa kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam...
- Hội nhập, học hỏi tinh hoa văn hóa của nhân loại ...
1.0
1.0
0.5
0.5
 Câu 5 (6 điểm)
 * Yêu cầu về hình thức: Trình bày rõ ràng, mạch lạc, logic 
 * Yêu cầu về nội dung:
 - Sống đẹp là sống có lý tưởng, có hoài bão, có ước mơ, có tấm lòng nhân ái, yêu hòa bình, tôn trọng và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc... 
 - Sống có ích là: 
 + Sống vì mọi người, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. 
 + Biết tự chủ; biết hợp tác; làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả; sống năng động sáng tạo...
 + Biết phân biệt đúng - sai, phải - trái.
 + Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các quy tắc và trật tự xã hội.
 - “Sống đẹp - Sống có ích” có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và bổ sung cho nhau; “Sống đẹp - Sống có ích” là điều mà tuổi trẻ chúng ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện để đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, văn minh, hội nhập cùng quốc tế. 
 * Minh họa bằng tấm gương “ Sống đẹp - sống có ích”.
 * Liên hệ bản thân.
0.5
1.5
1.5
0.5
1.0
1.0
 Lưu ý: Giám khảo khi chấm, ngoài các ý lớn trên, khuyến khích những bài có cách diễn đạt tốt, ý tưởng sáng tạo, những ý kiến độc đáo mà hợp lý, thuyết phục.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_GDCD_9_hay.doc