ĐỀ THI HSG CASIO MÔN HÓA TỈNH THANH HÓA NĂM HỌC 2013-2014 Thời giam làm bài: 150 phút. Câu 1: Tính pH của dung dịch hỗn hợp gồm HCl 10-3M và HCOOH 0,1M. Biết HCOOH có hằng số phân ly Ka=1,77.10-4. Câu 2: Tính hiệu ứng nhiệt(rH) của phản ứng: CH2=CH-CH3 + H2C3H8. Biết năng lượng liên kết (E) của các liên kết H-H, C=C, C-C, C-H lần lượt là: EH-H=104 Kcal/mol, EC=C=147 Kcal/mol, EC-C=83 Kcal/mol, EC-H=99 Kcal/mol. Câu 3: Hợp chất X chứa các nguyên tố K, Al, S, O, H. Trong X phần trăm về khối lượng các nguyên tố K, Al, S lần lượt là 8,228%, 5,696%, và 13,502%. Xác định công thức của X biết trong X lưu huỳnh ở mức oxi hóa cao nhất? Câu 4: Một hợp chất được tạo bởi các ion M+ và X22-. Trong phân tử M2X2 có tổng số hạt(e,p,n) là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 7 đơn vị. Tổng số hạt(e,p,n) tổng số hạt trong M+ ít hơn trong X22- là 17 hạt. Xác định hợp chất M2X2. Câu 5: 1. Cho một thanh Mg nhúng trong 200 ml dung dịch muối Fe(NO3)3 1M, một thời gian lấy ra làm khô đem cân thấy khối lượng thanh Mg tăng so với ban đầu là 0,8 gam. Xác định khối lượng Mg đã phản ứng. 2. Một hỗn hợp X nặng 4,4 gam gồm Fe, Cu có tỉ lệ khối lượng lần lượt là 7:4. Cho hỗn hợp X vào 500 ml hỗn hợp Y gồm HNO3 0,1M và HCl 0,4M được khí NO (là sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Z và không có chất rắn sau phản ứng này. Cho dung dịch Z vào dung dịch AgNO3 dư, khi phản ứng kết thúc được m gam chất rắn. Xác định m? cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 6: Ở nhiệt độ t0C sục khí H2S vào V lít dung dịch HClO4 0,003M thu được dung dịch X trong đó H2S bảo hòa có độ tan 0,1 mol/l. Cho thêm dung dịch chứa Mn2+ và Cu2+ vào X sao cho nồng độ các ion này là 2.10-4 M. Hỏi ion nào sẽ có kết tủa dạng sunfua? Biết TMnS=3.10-4, TCuS=8.10-37; Coi H2S chỉ có phương trình điện li H2SD2H+ + S2- với Ka=1,3.10-21. Câu 7: Để sản xuất vinylclorua trong công nghiệp đi từ etilen ta dùng khí O2 để oxi hóa HCl tạo thành Cl2 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng ôxi hóa HCl (với các hệ số cân bằng chất tham gia và tạo thành nguyên tối giản). Tính hằng số cân bằng Kp theo đơn vị Pa của phản ứng trên ở 250C từ các dữ kiện sau: O2(k) Cl2(k) HCl(k) H2O(k) S0298(J/mol.K) 205,03 222,9 186,7 188,7 rH0298(J/mol.K) 0 0 -92,31 -241,83 2. Coi rH và rS của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ xác định hằng số cân bằng Kp của phản ứng ở nhiệt độ 4250C . Câu 8: Có 2 dung dịch axit no đơn chức A1 và A2. Trộn 1 lít A1 với 2 lít A2 thu được 3 lít dung dịch X để trung hòa dung dịch 7,5 ml X cần dùng với 12,5 ml dung dịch NaOH (dung dịch B) và tạo ra 1,165 gam muối khan. Trộn 2 lít A1 với 1 lít A2 thu được 3 lít dung dịch Y. Để trung hòa 7,5 ml Y cần 10 ml dung dịch B và tạo ra 0,89 gam muối khan Xác định công thức A1 và A2 biết rằng số nguyên tử C trong mỗi phân tử không quá 4. Câu 9: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức mạch hở. Xà phòng hóa hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 10,9 gam hợp 2 muối của 2 axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một ancol. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 16,8 lít oxi ở đktc và thu được 14,56 lít CO2 ở đktc. Tìm công thức cấu tạo và thành phần phần trăm về khối lượng mỗi este trong X. Câu 10: 1. Lấy m gam hỗn hợp X gồm Ag, Zn, FeCO3 cho vào dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí A, biết dA/H2 = 19,2 và dung dịch B. Cho B vào dung dịch NaOH dư được m1 gam kết tủa, đem nung lương kết tủa này đến khối lượng không đổi thu được 5,64 gam. Xác định m. Biết trong X khối lượng FeCO3 bằng khối lượng Zn và khối lượng mỗi chất trong X tác dụng với dung dịch HNO3 cho sản phẩm khử duy nhất. 2. Hòa tan 3,38 gam oleum(có dạng H2SO4.nSO3) vào nước được 100 ml dung dịch A. Trung hòa 5 ml A cần dung 8 ml NaOH 0,5M. a. Xác định n và % khối lượng SO3 trong oleum X. b. Cho m gam oleum X vào 100 lít dung dịch H2SO4 40% (D=1,31 g/ml) tạo ra oleum Y trong đó khối lượng SO3 chiếm 10%. Xác định m. ----------------------------- Hết -----------------------------
Tài liệu đính kèm: