Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: Hóa học 8 - Trường THCS Thường Phước

doc 9 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2845Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: Hóa học 8 - Trường THCS Thường Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: Hóa học 8 - Trường THCS Thường Phước
ĐỀ SỐ 01
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
MÔN: HÓA HỌC 8
Thời gian: 120 phút
Trường THCS Thường Phước
Câu 1:(3,5 điểm): 	
Hãy xác định các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, I, J, K là những công thức hóa học nào và viết phương trình phản ứng.( Ghi rõ điều kiện phản ứng).
KClO3 →	 A	+	B
A	+	C →	D
D	+	E	 →	F
Zn	+	F	 →	Zn3(PO4)2	+	G
G	+	A	 →	E
CaCO3	→	I	+	J
J	+	E	 →	K
Biết K làm quỳ tím hóa xanh
Câu 2: ( 3,0 điểm)
	Có 4 khí : O2 , H2 , CO2_và N2 đựng trong 4 lọ riêng biệt . Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết mỗi lọ khí và viết phản ứng.	
Câu 3: (3,0 điểm): 
Cho 0,65 gam Zn tác dụng với 7,3 gam HCl.
Chất nào còn dư sau phản ứng ? Khối lượng là bao nhiêu gam ?
Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc ?
Câu 4: (4 điểm) 
	Cho 8,3 gam hỗn hợp các kim loại sắt và nhôm tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng kết thúc, người ta thu được 5,6 lít khí ở (đktc).
Viết phương trình hóa học xảy ra ?	
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp.
Câu 5 (3,5 điểm): 
	Cho hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4 tác dụng với khí H2 dư ở nhiệt độ cao. Hỏi nếu thu được 29.6 gam kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng là 4 gam thì thể tích khí H2 cần dùng (ở điều kiện tiêu chuẩn) là bao nhiêu.?
Câu 6: (3 điểm)
	Một cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng chứa 98 gam H2SO4.
Bỏ vào cốc 10,8 gam nhôm. Tính khối lượng H2SO4 đã dùng. Biết sản phẩm của phản ứng là nhôm sunfat và khí hidro.
Bỏ tiếp vào cốc 39 gam kẽm. Tính thể tích khí hidro bay ra ( đktc ). Biết sản phẩm của phản ứng là kẽm sunfat và khí hidro.
( S = 32 , O = 16 , , Cl = 35,5 , Cu = 64 , Ca = 40 
Zn = 65, Al = 27 , Fe = 56 , )
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Môn : Hóa học
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu1
(3,5 điểm )
- Dựa vào các dự kiện của bài toán học sinh xác định dược:
A. O2	G. H2
B. KCl	 I. CO2
C. P	 J. CaO
D.P2O5	 K. Ca(OH)2
E. H2O
F. H3PO4
- Phương trình hóa học:
1/ 2KClO3 t° 3O2 + 2KCl
2/ 5O2 + 4P t° 2P2O5
3/ P2O5 + H2O H3PO4
4/ 3Zn + 2H3PO4 	 Zn3(PO4)2 + 3H2
5/ 2H2 + O2 t° 2 H2O
6/ CaCO3 t° CO2 + CaO
7/ CaO + H2O 	Ca(OH)2
0.5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2
( 3,0điểm )
- Dùng nước vôi trong Ca(OH)2 nhận ra CO2	: do dung dịch bị vẫn đục
 CO2 + Ca(OH)2 	 CaCO3 + H2O
- Dùng CuO nhận ra H2 ( CuO từ màu đen thành Cu màu đỏ)
 H2 + CuO to	Cu + H2O
 Đen Đỏ
- Dùng que đóm để nhận ra O2 do O2 làm que đóm bùng cháy lên, còn N2 làm que đóm tắt.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
Câu 3
( 3 điểm)
a. Chất còn dư sau phản ứng.
 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
 65g	 73g
 0.65g	 xg ?
- Theo PT phản ứng 0,65 g kẽm tác dụng với 1 lượng HCl là:
 73 x 0.65
 mHCl = = 0,73 (g) HCl 
	 65
Vậy chất còn dư sau phản ứng là HCl, có khối lượng là:
 7,3 – 0,73 = 6,57 (g)
b. Thể tích khí hidro sinh ra là:
VH2 = 22,4 x 0.65 = 0,224( lít) hidro
 65 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
Câu 4
( 4,0 điểm)
a. Các phương trình hóa học
	2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)
 x	 1,5 x
 Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 (2)
 y	 y
b. Thành phần của hỗn hợp kim loại.
- Theo đề bài ta có số mol của 5.6 lít khí H2 ở đktc là:
 nH2 = 5.6 = 0,25 mol
 22.4 
- Gọi x và y lần lược là số mol Al và Fe có trong hỗn hợp. Từ các phản ứng trên ta có hệ phương trình đại số :
 27 x + 56 y = 8,3 x = 0,1 mol
 => 
 1,5 x + y = 0,25 y = 0,1 mol
- Vậy khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp là
 mAl = 27 x 0,1 = 2,7 g
 mFe = 56 x 0,1 = 5,6 g 
- Thành phần của hỗn hợp là:
 2,7 x 100
% Al = = 32,5 %
 8,3
 5,4 x 100
% Fe = = 67,5 %
 8,3
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 5
(3,5 điểm)
CuO + H2 to	 Cu + H2O (1)
	0,2 mol	 0,2 mol
Fe3O4 + 4H2 to	 3 Fe + 4H2O (2)
 0,4 mol 0,3 mol
 Gọi a là khối lượng của Cu => a + 4 là khối lượng của Fe
Theo đề bài ta có : a + a + 4 = 29,4 => a = 12,8 gam
 mCu = 12,8 g => nCu = 12,8 = 0,2 mol
 64
 mFe = 4 + 12,8 = 16,8 g => nFe = 16,8 = 0,3 mol
 56
Theo phương trình phản ứng (1 ), (2) ta có số mol 
	nH2 = 0,2 + 0,4 = 0,6 mol
Vậy thể tích khí H2 cần dùng ở đktc là:
 V H2 = n H2 x 22,4
	= 0,6 x 22,4 = 13,44 lít 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0.25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 6
(3,0 điểm)
 a. Khối lượng H2SO4 đã dùng.
 2Al + 3H2SO4 → Al2( SO4)3 + 3H2
 2 x 54g	 3 x 98g
 10,8g	x g ?
- Theo PT phản ứng 10,8 g Al tác dụng với một lượng H2SO4 đã dùng là:
 10,8 x 294
 m H2SO4 = = 29,4 (g) H2SO4 
	 108
b. Thể tích khí hidro bay ra ở đktc :
 Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 
 65g 98g
 39g x g ?
 Theo phương trình phản ứng 39g Zn tác dụng với một lượng H2SO4 là :
 39 x 98
 m H2SO4 = = 58,8 (g) H2SO4 
	 65
Vậy chất còn dư sau phản ứng là H2SO4, có khối lượng là:
 68,6 – 58,8 = 9,8 (g)
- Thể tích khí hidro bay ra được tính theo khối lượng của Zn 
VH2 = 22,4 x 39 = 13,44( lít) hidro
 65 
0,5 đ
1 đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Chú ý: Học sinh có cách giải khác nhưng đúng đáp án vẫn được điểm tối đa.
 Thường phước 1, ngày 25 tháng 2 năm 2013
	GVBM
 Đặng Văn Thi

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_DA_khao_sat_HSG_Hoa_8_cap_truong.doc