Đề thi học sinh giỏi cấp Thành phố môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thanh Hóa (Có đáp án)

pdf 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 713Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp Thành phố môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thanh Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp Thành phố môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thanh Hóa (Có đáp án)
SỞ GD-ĐT THANH HÓA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9
PHÒNG GD-ĐT TP THANH HÓA NĂM HỌC 2015– 2016
Số báo danh: ............. Môn: Giáo dục Công dân
Phòng thi: ........... Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi:
Câu 1: 2.0 điểm
Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống () để hoàn thành nội dung điều luật sau:
Điều 32. Người đi bộ (Luật Giao thông đường bộ 2008)
3. Người đi bộ không được vượt qua giải phân cách, không  vào các
phương tiện giao thông ; khi mang vác vật cồng kềnh phải đảm
bảo  và không . cho người và phương tiện tham gia giao thông
đường bộ.
Câu 2: 3.0 điểm
Môi trường và thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con
người? Để bảo vệ môi trường và có một môi trường thiên nhiên trong sạch, chúng ta
cần phải làm gì?
Câu 3: 3.0 điểm
Thế nào là pháp luật, kỷ luật? Pháp luật, kỷ luật có ý nghĩa như thế nào trong
cuộc sống? Để trở thành người có ý thức chấp hành pháp luật tốt và có tính kỷ luật,
mỗi học sinh chúng ta cần phải làm gì?
Câu 4: 3.0 điểm
Tài sản nhà nước, lợi ích công cộng là gì? Trách nhiệm của công dân và Nhà
nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? Công dân học sinh cần
phải làm gì để bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
Câu 5: 4.0 điểm
Thế nào là bảo vệ hòa bình? Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Để bảo vệ hòa bình,
em cần có những việc làm cụ thể nào trong cuộc sống?
Câu 6: 2.0 điểm
Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Vì sao phải hợp tác quốc tế?
Câu 7: 3.0 điểm
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 dòng) để nêu được tác dụng của tính
tự chủ trong cuộc sống của mỗi người.
............................................ Hết ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD LỚP 9 THCS
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 Điền đúng mỗi từ vào chỗ trống cho 0,5 điểm: đu bám; đang chạy; an toàn;
gây trở ngại.
2.0
Câu 2 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
Vai trò của môi trường và thiên nhiên đối với cuộc sống của con người
- Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt
- Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển KT, văn hóa, XH, nâng cao chất lượng
cuộc sống
Mỗi ý nêu đúng, có ví dụ cho 0,75 điểm
3.0
1.5
Để bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp cần
thiết sau:
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, nhà ở; đổ rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế dung chất thải khó phân hủy, thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế
thải. Thực hiện đúng những quy định của PL về bảo vệ môi trường
- Tiết kiệm điện, nước sạch,tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở
mọi nơi và nhắc nhở, vận động bạn bè cùng thực hiện 
(Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)
1.5
Câu 3 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Khái niệm pháp luật, kỷ luật
+ Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban
hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết
phục, cưỡng chế.
+ Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (tập thể) về những
hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt
chẽ của mọi người.
3.0
0.5
0.5
- Pháp luật, kỷ luật có ý nghĩa trong cuộc sống: Xác định được trách nhiệm cá 1.0
nhân; bảo vệ được quyền lợi của mọi người; tạo đk cho cá nhân và XH phát
triển.
- Để thực hiện tốt pháp luật và kỷ luật mỗi học sinh chúng ta cần phải
+ Tôn trọng PL và KL, biết thực hiện tốt nội quy của lớp, trường, chấp hành
nghiêm túc các quy định của Pl trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi, mọi
lúc.
+ Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt PL của Nhà
nước, các quy định của cộng đồng, tập thể; biết đồng tình, ủng hộ, làm theo
những hành vi tuân thủ PL và KL; phê phán những hành vi VP PL và KL.
0.5
0.5
Câu 4 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Khái niệm
+ Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước chịu
trách nhiệm quản lý. VD như đất đai, sông hồ,
+ Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người trong XH.
VD như lợi ích do các công trình công cộng mang lại (công viên, vườn hoa,
cầu đường,)
3.0
0.5
0.5
- Trách nhiệm của công dân và Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước
và lợi ích công cộng:
+ Công dân: Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng TS nhà nước và lợi ích
công cộng vào mục đích cá nhân; phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm tài
sản nhà nước
+ Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quy định PL về QL và sử dụng
tài sản thuộc sở hữu toàn dân; tuyên truyền giáo dục công dân thực hiện nghĩa
vụ tôn trọng, bảo vệ TS nhà nước và lợi ích công cộng.
0.5
0.5
- Để bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân học sinh cần
phải:
+ Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng, giữ gìn vệ sinh chung;
1.0
bảo vệ môi trường sống, tài nguyên TN, di tích LS văn hóa và các danh lam
thắng cảnh,
+ Biết hợp tác cùng với bạn bè, mọi người ở cộng đồng giữ gìn, bảo vệ đường
xá, cầu cống, các công trình phúc lợi công cộng, di sản VH,  ở địa phương.
+ Biết ủng hộ những hành động bảo vệ TS nhà nước và các công trình công
cộng, phê phán các hành vi, việc làm gây thiệt hại đến TS nhà nước và lợi ích
công cộng.
Câu 5 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
Bảo vệ hòa bình là làm mọi việc để bảo vệ, gìn giữ cuộc sống xã hội bình
yên; là dung thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột
giữa dân tộc, tôn giáo, quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ
trang.
4.0
1.0
Cần phải bảo vệ hòa bình vì:
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người,...
- Hiện nay chiến tranh xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi
trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới,
nhiều gia đình, nhiều trẻ em chưa được sống bình yên,...
0.5
0.5
Để bảo vệ hòa bình và sống hòa bình, chúng ta cần phải:
- Biết lắng nghe, biết cảm thông; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu
thuẫn,
- Tham gia mít tinh, viết thư, giao lưu, gửi quà ủng hộ nhân dân, trẻ em những
vùng bị ảnh hưởng của chiến tranh; tham gia vẽ tranh, đi bộ, biểu diễn nghệ
thuật vì hòa bình; tham gia diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam với hòa bình, ký tên
vào bản thông điệp bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh,
1.0
1.0
Câu 6 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc , giúp đỡ, bổ trợ nhau
trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
2.0
1.0
- Cần phải hợp tác quốc tế vì: Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn
đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại nên mỗi quốc gia không
thể tự giải quyết được mà cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia,VD:
dịch bệnh hiểm nghèo, khủng bố quốc tế, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi
trường,
Câu 7 Tác dụng của tính tự chủ:
+ Giúp con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa. VD: Lễ phép với
ông bà, cha mẹ, thầy cô,...
+ Giúp con người đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ;
không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực. VD: Không đua đòi theo
bạn bè chơi bời, bỏ học,...
+ Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt .
+ Có ý thức rèn luyện tính tự chủ,
(Thí sinh nêu được các ý cơ bản trên theo ý hiểu và diễn đạt riêng của mình)
3.0
1.0
1.0
0.5
0.5
Lưu ý: Điểm toàn bài là 20 điểm. Tùy theo phần trả lời của học sinh để giáo viên cho
điểm đến tối đa hoặc tối thiểu; những câu có yêu cầu nêu ví dụ, học sinh có thể nêu
theo sự hiểu biết và các tình huống cụ thể vẫn cho điểm tối đa.Khuyến khích học sinh
nêu ví dụ minh họa và những việc làm thực tế mà các em đã thực hiện.
Hết .

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_thanh_pho_mon_giao_duc_cong_dan_lop.pdf