PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2013- 2014 MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 Thời gian: 120 phút (Không kể phát đề) Câu 1 : ( 3 điểm ) Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ. Những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN. Câu 2 : ( 5 điểm ) Ưu thế lai là gì ? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên ? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống ? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì ? Câu 3 : ( 4 điểm ) Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình còn lại ở F2. Cho cây F1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình thu được của phép lai sẽ như thế nào ? Câu 4 : ( 4 điểm ) Một loài có NST 2n = 20 Một nhóm tế bào của loài mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Xác định số tế bào của nhóm. Nhóm tế bào khác của loài mang 400 NST kép. Nhóm tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào ? Với số lượng bao nhiêu ? Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau. Câu 5 : ( 4 điểm ) Ở một loài thực vật, bộ lưỡng bội là 24 NST. Xác định số lượng NST trong mỗi tế bào của một số cá thể trong loài sau đây khi biết rằng: Quá trình nguyên phân liên tiếp 3 đợt từ 1 tế bào của cá thể B đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tạo ra với 175 NST đơn. Quá trình nguyên phân liên tiếp 3 đợt từ 1 tế bào của cá thể C tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có 184 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. ---------------------------- Hết -------------------------- PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC: 2013 – 2014 MÔN THI : SINH HỌC – KHỐI 9 ------------------ O0O ----------------- CÂU ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM 1 a) Quá trình tự nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc giữ lại một nửa. Đặc biệt sự hình thành mạch mới ở hai ADN con dựa trên mạch khuôn của mẹ nên phân tử ADN được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ. (1,5điểm) 0,75 0,75 b) Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN. ARN ADN - ARN là chuỗi xoắn đơn - ADN là chuỗi xoắn kép hai mạch song song - ARN có bốn loại nuclêôtit là A, U, G, X - ADN có bốn loại nuclêôtit là A, T, G, X - Thuộc đại phân tử nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN. - Thuộc đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đơn vị cacbon. (1,5điểm) Mỗi ý Trong Cột Đúng 0,25đ 2 Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, đặc biệt có các gen lặn biểu hiện một số đặc điểm xấu, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện, gen trội át gen lặn, đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn. Ví dụ: lai một dòng thuần mang hai gen trội với dòng thuần mang 1 gen trội sẽ được con lai F1 mang 3 gen trội. Sơ đồ: P : AAbbCC x aaBBcc à F1 : AaBbCc Trong các thế hệ sau, qua phân li tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng, trong đó có gen đồng hợp lặn là gen tật bệnh, nếu cứ tiếp tục lai như vậy sức sống con lai cứ giảm dần qua các thế hệ, có thể gây chết làm ưu thế lai giảm. Muốn duy trì ưu thế lai, khắc phục hiện tượng trên người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính. (5điểm) 1 0,5 1 0,5 0,5 1 0,5 3 a) Giả sử A – cây cao; a – cây thấp; B – hạt dài; b – hạt bầu. Sơ đồ lai : P : AAbb x aaBB F1 : AaBb F1 x F1 : AaBb x AaBb : AB : Ab : aB : ab AB : Ab : aB : ab F2 : 1 AABB : 2 AABb : 2 AaBB : 4 AaBb 2 Aabb : 1Aabb 1 aaBB : 2 aaBb 1 aabb Kiểu hình F2: 11250 cây cao, hạt dài 3750 cây cao, hạt bầu 3750 cây thấp, hạt dài (2,5điểm) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 b) Tỉ lệ phân li kiểu hình thu được: Fa : 1 cây cao, hạt dài : 1 cây cao, hạt bầu 1 cây thấp, hạt dài : 1 cây thấp, hạt bầu (1,5điểm) 0,75 0,75 4 a) Nếu NST là dạng sợi mảnh ở kì trung gian (khi chưa tự nhân đôi) thì số tế bào của nhóm là: 200: 20 = 10 tế bào. - Nếu NST là dạng sợi mảnh ở kì cuối trước khi phân chia tế bào chất kết thúc thì số tế bào của nhóm là: 200: 40 = 5 tế bào. (2điểm) 1 1 b) Trong chu kì nguyên phân, NST kép tồn tại ở: - Kì trung gian sau khi NST tự nhân đôi. - Kì trước, lúc này các NST kép đang co ngắn, đóng xoắn. - Kì giữa, thời điểm này các NST kép co ngắn, đóng xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Dù ở kì nào trong 3 kì nói trên thì số tế bào của nhóm vẫn là: 400: 20 = 20 tế bào (2điểm) 0,5 0,5 0,5 0,5 5 ` a) Gọi y là số NST trong mỗi tế bào của cá thể B, ta có phương trình: ( 23 – 1) y = 175 NST Suy ra số NST trong mỗi tế bào của cá thể B là: y = 175 : 7 = 25 NST Vậy, tế bào có bộ NST là thể ba : 2n + 1 (2điểm) 0,75 0,75 0,5 b) Gọi z là số NST trong mỗi tế bào của cá thể C, ta có phương trình: 23. z = 184 NST Suy ra số NST trong mỗi tế bào của cá thể C là: z = 184 : 8 = 23 NST Vậy, tế bào có bộ NST là thể một : 2n – 1 (2điểm) 0,75 0,75 0,5 Ghi chú : Học sinh giải cách khác nếu đúng vẫn đạt đủ điểm .
Tài liệu đính kèm: