Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: Hóa 9

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1304Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: Hóa 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: Hóa 9
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ 	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 	NĂM HỌC 2015-2016
	 MÔN: Hóa 9
	KHÓA NGÀY 15/10/2015
 	(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề).
Câu 1: (4,0 điểm)
	Cho mẩu kim loại Na vào các dung dịch sau: NH4Cl, FeCl3, Ba(HCO3)2, CuSO4. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2: (4,0 điểm)
1. Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch: NaOH, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết các dung dịch trên mà không dùng thêm hóa chất khác. Viết các phản ứng xảy ra.
2. Một hỗn hợp X gồm các chất K2O, KHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol bằng nhau. Hòa tan hỗn hợp X vào nước rồi đun nhẹ sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí Y, dung dịch Z và kết tủa M. Xác định các chất Y, Z, M và viết các phương trình?
3. Viết thứ tự các phương trình xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Cho từ từ Na vào dung dịch HCl.
b. Cho từ từ HNO3 loảng đến dư vào dung dịch Na2CO3.
Câu 3: (4,0 điểm)
1. Cho phản ứng tổng quát: A + B + D + 
Hãy dẫn ra hai phương trình phản ứng với A là các hợp chất khác nhau; E là các khí khác nhau phù hợp với phương trình tổng quát trên.
2. Một khoáng chất có chứa 20,93% Al, 21,7% Si còn lại là Oxy và hiđrô (về khối lượng). Hãy xác định công thức đơn giản nhất của khoáng chất này?
3. Hãy xác định hợp các chất A, B, C, D và viết các phương trình sau theo sơ đồ sau:
(Cho Al = 27; Si = 28; O = 16; H = 1)
Câu 4: (4,0 điểm)
	Hoà tan hết 4 gam một kim loại M vào 96,2 gam nước thì thu được dung dịch A có nồng độ 7,4% và V lít khí B (đktc).
a) Viết phương trình hoá học và xác định dung dịch A, khí B.
b) Xác định kim loại M.
c) Tính V.
Câu 5: (4,0 điểm)
	Hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp bột gồm Fe và một oxit sắt FexOy bằng dung dịch axit HCl thì thu được 2,24 lít khí (đktc). Nếu đem 3,2 gam hỗn hợp trên khử bởi khí H2 thì thu được 0,1 gam nước.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Xác định công thức phân tử của sắt oxit.
 (Cho: Mg=24, Ca=40, Fe=56, Ba=137, Zn=65, C=12, O=16, H=1)
Hết
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ 	HDC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 	NĂM HỌC 2015-2016
	 MÔN: Hóa 9
	KHÓA NGÀY 15/10/2015
 	(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề).
Gợi ý đáp án
Điểm
Câu 1 ( 4 điểm)
 Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch NH4Cl
* Hiện tượng: Mẩu kim loại Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra sau đó có khí mùi khai thoát ra
* PTHH: 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
 NaOH + NH4Cl -> NaCl + H2O + NH3
0,5
0,5
Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch FeCl3
* Hiện tượng: Mẩu kim loại Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra sau đó xuất hiện kết tủa đỏ nâu
* PTHH: 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
 3NaOH + FeCl3 -> 3NaCl + Fe(OH)3
0,5
0,5
Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch FeCl3
* Hiện tượng: Mẩu kim loại Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra sau đó xuất hiện kết tủa trắng
* PTHH: 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
 2NaOH + Ba(HCO3)2 -> Na2CO3 + BaCO3 + 2H2O
0,5
0,5
Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch CuSO4
* Hiện tượng: Mẩu kim loại Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra sau đó xuất hiện kết tủa xanh lơ
* PTHH: 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
 2NaOH + CuSO4 -> Na2SO4 + Cu(OH)2
0,5
0,5
Câu 2 (4 điểm)
1. ( 1,5 điểm) Nhận biết được mỗi chất 0,2 điểm; Viết đúng mỗi phương trình 0,2 điểm 
	- Nhận ra dd CuCl2 có màu xanh đặc trưng.
	- Dùng CuCl2 làm thuốc trử để nhận biết NaOH.
	- Dùng NaOH để nhận biết AlCl3.
1,5
2. (1,5 điểm) 
	K2O 	+ 	H2O 	 	2KOH
	a(mol)	2a (mol)
	KOH 	+ 	KHCO3 	 	K2CO3 	+	 H2O
	a	a	a
	K2CO3 + 	BaCl2 	 	 	+ 	2KCl
	a	a	a 	2a
	KOH 	+ 	NH4Cl 	 	KCl 	+ 	 + 	H2O
	a	a
	Các chất phản ứng vừa đủ với nhau. 
	Vậy Y là NH3, dung dịch Z là KCl, kết tủa M là BaCO3.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3. (1 điểm) Thứ tự các phản ứng (mỗi phản ứng 0,25 điểm)
	a. 	Na + HCl NaCl + 
	Na + H2O NaOH + 
	b. 	Na2CO3 + HNO3 NaHCO3 + NaNO3
	NaHCO3 + HNO3 NaNO3 + + H2O
Câu 3 (4 điểm)
1. (1 điểm) 	A + B + D + 
	BaCO3 + 	H2SO4 BaSO4 + H2O + CO2 
	(A)	(B)	(C)	(D)	(E)
	BaSO3 + 	H2SO4 BaSO4 + SO2 + H2O
	(A)	(B)	(C)	(D)	(E)
0,5
0,5
2. (2điểm) 	Công thức tổng quát: AlxSiyOzHt
	Đặt: %mO = a; 	%mH = b
	Ta có: a + b = 57,37% (1)
	Theo quy tắc hóa trị ta có: 3x + 4y + t = 2z
	 (2)
	Từ (1) và (2) ta có: a = 55,82; b = 1,55
	Mặt khác: 
	Vậy, công thức của khoáng chất: Al2Si2O9H4 hay Al2O3.2SiO2.2H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3. (1 điểm)	 	H2SO4(đặc) CuSO4 Cu(OH)2 CuO Cu
	(A)	 (B)	(C)	(D)
	Viết đúng mỗi phương trình 0,2 điểm
1,0
Câu 4 (4 điểm) 
M + nH2O M(OH)n + n/2H2
a a na/2
aM= 4 	(1)
ddA là dung dịch M(OH)n; khí B là H2
 n=2; M=40 là thích hợp vậy M là Ca
4 đ
Câu 5 (4 điểm)
a, b lần lượt là số mol của Fe và FexOy có trong 6,4 gam hỗn hợp
số mol FexOy có trong 3,2g hỗn hợp là b/2
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
a a
FexOy + 2yHCl xFeCl2y/x + yH2O
FexOy + yH2 xFe + yH2O
b/2 by/2
(trong 6,4g hỗn hợp)= 6,4- 56.0,1= 0,8(g) 
(56x + 16y)b = 0,8 
thay by= 0,1/9 ta được xb=0,1/9x/y= 1 
 Công thức hóa học: FeO.
4 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_9_NAM_HOC_20152016.doc