Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 10/04/2025 Lượt xem 30Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 (Có đáp án)
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS
Môn hoá học
 năm học 2008 - 2009
Thời gian 90 phút
Câu 1: a. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt sau:   Na2S,  Na2SO4, Na2CO3
b. Có một hỗn hợp gồm Ag, Cu, Fe làm thế nào để thu được Ag mà không làm thay đổi khối lượng.
Câu2: Khi cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được dung dịch X1 và khí X2, thêm vào X1 một ít tinh thể NH4Cl rồi tiếp tục đun nóng thấy tạo thành kết tủa X3 và có khí X4 thoát ra . Xác định X1, X2, X3, X4.Viết các PTHH xảy ra.
Câu3: Tách các chất sau ra khỏi hỗn hợp của chúng: MgO, Al2O3,, CuO
Câu4:  Nung a gam bột sắt và b gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hỗn hợp thu được sau khi nung bằng dd HCl dư thu được chất rắn A nặng 0,8 gam, dd B và khí C. Khí C có tỉ khối hơi so với H2 bằng 9, cho khí C qua dd Pb(NO3)2 dư thấy tạo thành 23,9 gam kết tủa
a. Xác định a, b
b. Tính % Fe và % S đã tham gia phản ứng
c. Thêm dd NaOH vào dd B cho đến dư lọc kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn
Câu 5: Một hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 có khối lượng 30,4 gam. Nung hỗn hợp này trong một bình kín có chứa 22,4 lít CO(ở đktc). Khối lượng hỗn hợp khí thu được là 36 gam.
a. Xác định thành phần % về khối lượng hỗn hợp khí thu được. Biết rằng X bị khử hoàn toàn thành Fe.
b. Tính khối lượng Fe thu được và 2 o xit trong hỗn hợp đầu
 ( Cho : Fe = 56, S = 32, Cl = 35,5,  H = 1, O = 16, Pb = 207, N = 14, C = 12)
Phòng giáo dục và đào tạo yên định
kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS
năm học 2008 - 2009
Đáp án và hướng dẫn chấm
Môn: Hoá học
Hướng dẫn chấm này có 2 trang
Câu 1: (4đ)
a.
- lấy mẫu thử    (0,25đ)
- Cho dd H2SO4 vào nếu có khí không màu, không mùi bay ra là Na2CO3 (0,75đ)
         Na2CO3   +   H2SO4     Na2SO4  +  H2O + CO2
Có khí mùi khai bay ra là Na2S                                                                    (0,75đ)
      Na2S  +  H2SO4    Na2SO4   +  H2S
Không có hiện tợng gì là Na2SO4                                                              	(0,25đ)
b.     Cho dung dịch FeCl3  dư vào thì Fe và Cu tan ra còn lại Ag              	(0,5đ)
Fe  +  2FeCl3    3FeCl2                                                                                           	(0,75đ)
Cu  +   2FeCl3   CuCl2   +   2FeCl2                                                          	 (0,75đ)
Câu 2: (3đ)  Mỗi PTHH viết đúng 0,75đ, xác định đúng các chất X1, X2... 	0,75đ
 2Al   +  2NaOH  +  2H2O  2Na AlO2  +  3H2
X1  : Na AlO2 ;(Có thể cả NaOH nếu dư)
X2 :  H2
NaOH  + NH4Cl  NaCl  +  NH3  +  H2O
H2O  +  NaAlO2  + NH4Cl  Al(OH)3   + NaCl  +NH3
X3: Al(OH)3
X4:  NH3
Câu 3: (4đ)
- Hoà tan hỗn hợp vào NaOH dư, sau đó sục khí CO2 vào dd thu được rồi lọc kết tủa nung ở nhiệt độ cao ta thu được    Al2O3                                            	(0,25đ)
 Al2O3   +  2NaOH   2Na AlO2  +  H2O                               	(0,5đ)
  Na AlO2  +  CO2 + 2H2O  Al(OH)3 + NaHCO3    (0,5đ)
2 Al(OH)3 Al2O3+ 3H2O
- 2 chất còn lại khử bằng khí H2 lấy chất rắn thu được hoà tan vào HCl . lọc chất rắn đem đốt trong không khí được CuO. DD còn lại cho tác dụng với dd NaOH lọc kết tủa nung ở nhiệt độ cao được MgO                           	(0,25đ)
CuO  +  H2  Cu  +  H2O                                               	(0,5đ)
MgO  +  2HCl  MgCl2  +  H2O                                 	(0,5đ)
 	2Cu  +  O2   2CuO                                                      	(0,5đ)
 MgCl2  +  2NaOH   Mg(OH)2  +  2NaCl                      	(0,5đ)
  Mg(OH)2   MgO  +  H2O                                             	(0,5đ) 
Câu 4: ( 5đ)
          Fe  +   S       FeS                        (1)                     	 (0,25đ)
         FeS    +   2HCl  FeCl2  +  H2S    (2)                      	 (0,25đ)
         Fe  +   2HCl   FeCl2  +  H2          (3)                     	 (0,25đ)
Dung dịch B   là FeCl2 và HCl dư
Chất rắn A là: S dư
Khí C là  H2S và H2
       H2S   +      Pb(NO3)2   PbS   + 2HNO3    (4)   	(0,25đ)
Số mol PbS  là :  (mol)                              	(0,25đ)
Ta có: Số mol Fe ở phản ứng (1) bằng số mol PbS = 0,1mol                  (0,25đ)
Gọi số mol H2 là x ta có:   
                                      	 (0,25đ)
Số mol Fe ở phản ứng 3 bằng số mol H2 = 0,1 mol
          a  =  (0,1  + 0,1) 56  =  11,2 (g) (0,5 đ)
          b  =  0,8  +  0,1. 32  =  4 (g)                         	(0,5đ)
b. 
% Fe phản ứng  =                  	(0,5đ)
%  S  phản ứng  =                	(0,5đ)
c.  
    FeCl2   +  2NaOH  2NaCl  +  Fe(OH)2    (5)              	(0,25đ)
    4Fe(OH)2   +  O2    2Fe2O3  +  4H2O       (6)                	(0,25đ)
 Theo (2), (3)  số mol FeCl2 là 0,2 (mol) (0,25đ)
Theo (5) và (6)  số mol Fe2O3 =  số mol FeCl2  =  0,1 (mol) (0,25đ)
Vậy khối lợng chất rắn thu được là:  0,1. 160 = 16 (g)                	 (0,25đ)
Câu 5: ( 4đ)
 nCO  =   = 1 (mol)     mCO   =  28 (g)  	(0,25đ)
Gọi số mol FeO là x. số mol Fe2O3 là y
PTHH: 
FeO  +   CO    Fe  +  CO2                                	 (0,25đ)
x mol     xmol         xmol    xmol
Fe2O3     + 3CO      2Fe   +   3CO2                 	(0,25đ)
y mol        3ymol            2ymol       3ymol
Khối lượng chêch lệch giữa hỗn hợp khí sau phản ứng và khí ban đầu bằng khối lượng oxi có trong 2 oxit  . Số mol nguyên tử O trong 2 oxit là :(36-28):16  = 0,5 mol.
 Ta có hệ PT:   
  giải hệ PT ta được   :   x =     0,2  ;    y = 0,1                                	 (1,0đ)
Hỗn hợp khí thu được gồm  CO2 và CO    
Số mol CO2 là:  x  + 3y =  0,5 (mol)
     %  CO2  =                                              	 (0,5đ)
  %  CO  =  100% -  61%  =  39%                                            	 (0,25đ)
  mFe  =  (x+2y). 56 =  ( 0,2  +  0,2) 56 =  22,4(g)            	 (0,5đ)
m FeO  =  x. 72 = 0,2. 72= 14,4 (g)                                     	 (0,5đ)
m Fe2O3  = y.160  = 0,1 . 160 = 16(g)                                                   	 (0,5đ)
---------------- Hết ----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_co_dap_an.doc