Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Cam Lộ

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 768Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Cam Lộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Giáo dục công dân lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Cam Lộ
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2016 - 2017
Môn: GDCD - Lớp 9
Khóa ngày 21/10/2016
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4,0 điểm)
 “ Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”
 a. Dựa vào hiểu biết của mình và kiến thức đã học, hãy làm rõ nhận định trên.
 b. Nêu một số ví dụ cụ thể về phát huy tính dân chủ và kỉ luật ở trường lớp em.
Câu 2: (4,0 điểm)
Sắp tới trường em dự định tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ đề “Tuổi trẻ học đường với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Với tư cách là người tham dự cuộc thi em hãy trình bày hiểu biết của mình về vấn đề trên ?
Câu 3: (4,0 điểm)
 Lối sống “vô cảm” khiến trái tim con người hóa thành sỏi đá.
 Suy nghĩ của em?
Câu 4: ( 4,0 điểm)
 Trong thời gian vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đang tổ chức cuộc thi viết về chủ đề “mái ấm gia đình ”. Để thể hiện lòng tự hào và tinh thần trách nhiệm với gia đình em hãy trình bày suy nghĩ và hành động của mình về vấn đề trên.
Câu 5: (4,0 điểm) 
Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, không học thật sự. Vận dụng những kiến thức đã học em hãy viết bài văn ngắn phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
-----
HƯỚNG DẪN CHÂM 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
Môn GDCD 9
Năm học 2016- 2017
Câu1 (4,0 đ)
a.
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, mọi người phải được biết được tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người,cộng đồng và đất nước.
- Kỉ luật là tuân theo những quy đinh chung của cộng đòng của một tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.
- Giải thích ý nghĩa của câu “ Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”
+ Dân chủ tạo cơ hội để moi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung .
+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí hành động của mọi người.
+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức các hoạt động xã hội.
 b. Nêu một số ví dụ cụ thể về phát huy tính dân chủ và kỉ luật ở trường lớp em. ( học sinh tự liên hệ)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 2: (4.0 điểm)
HS trình bày được các ý sau ( GK có thể linh hoạt trong khi chấm)
- Nêu hiểu biết của em về vấn đề môi trường và tài nguyên thiên ( nêu khái niệm)
0,5
- Tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội 
0,5
- Thực trạng về vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên nói chung và địa phương em nói riêng 
0,5
- Nguyên nhân của thực trạng trên 
0,5
- Đề xuất hướng khắc phục 
0,5
- Khẳng định được bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.
0,5
- Liên hệ bản thân trong công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1,0
Câu 3: (4,0đ)
Lối sống vô cảm là thái độ thờ ơ không cảm xúc với các sự vật, hiện tượng, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác 
- HS khẳng định: đây là cách sống tiêu cực, đáng phê phán, đi ngược truyền thống đạo đức, mặt trái của lối sống hiện đại 
Thực trạng: 
 + Đa số mọi người biết quan tâm, chia sẻ.Tuy nhiên lối sống này chiếm 1 bộ phận không nhỏ trong xã hội, trong mọi tầng lớp , lứa tuổi dưới nhiều hình thức, mức độ
 +VD: thấy người bị nạn không giúp đỡ, thiếu quan tâm, thiếu hòa đồng với bạn bè, người thân
- Nguyên nhân:
 +KQ: mặt trái của sự phát triển xã hội, cách giáo dục trong gia đình
 + CQ: tính ích kỷ, nhận thức hạn hẹp, lệch lạc
Hậu quả: 
 + Với cá nhân: kết quả lao động, học tập giảm sút; ảnh hưởng nhân cách
 +Với gia đình: Sự gắn kết giữa các thành viên lỏng lẻo; không hạnh phúc 
 + Với đất nước,xã hội: Làm mất niềm tin giữa con người và con người; mai một truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc, xh kém phát triển, kém văn minh
Hành động: 
 + Cá nhân: xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người; có tinh thần tương thân,tương ái; tham gia các hoạt động tập thể, xã hội mang tính chất nhân đạo; đồng tình, cổ vũ tinh thần đoàn kết, vị tha lên án, phê phán thói thờ ơ, vô trách nhiệm 
 + Gia đình: Quan tâm, chăm sóc,yêu thương, gần gũi, chia sẻ lẫn nhau
 + Nhà nước, xã hội: Tuyên truyền, giới thiệu những tấm gương điển hình người tốt, việc tốt trên hệ thống truyền thông; tổ chức các chương trình nhằm kết nối cộng đồng ; lên án thói thờ ơ; xử phạt các hành vi vô cảm gây hậu quả xấu cho mọi người
 + Liên hệ bản thân:  
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 4 ( 4.0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được:
- Hiểu biết của mình về gia đình  
- Nêu được vai trò của gia đình: Là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách 
- Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội là mối quan hệ mật thiết với nhau. gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt là xã hội tốt, xã hội tốt là điều kiện tốt cho gia đình phát triển 
- Khẳng định việc tổ chức cuộc thi đó là sự thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng,Nhà nước và các tổ chức xã hội về vấn đề gia đình 
* Học sinh nói lên được suy nghĩ của mình là các thành viên trong gia đình phải ý thức được quyền và trách nhiệm của mình đối với gia đình cụ thể:
- Ông bà, cha mẹ đối với con cháu: 
+ Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của các con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.
+ Ông bà nội ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật cháu không có người nuôi dưỡng 
- Quyền của con cháu đối với ông bà cha mẹ: Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng ,biết ơn cha mẹ ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ ông bà đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ ông bà 
- Anh chị em có bổn phận yêu thương, chăm sóc giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ 
* Hành động:
- Yêu quý, kính trọng, lễ phép, quan tâm, hiếu thảo với ông bà cha mẹ 
- Yêu thương, nhường nhịn anh chị em, tham gia công việc gia đình phù hợp với khả năng 
- Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình 
 - Tích cực học tập, rèn luyện, tránh xa các tệ nạn xã hội  
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5: (4 điểm)
	Phân tích bản chất của lối học đối phó 
 Qua bài phân tích, học sinh cần nêu được các ý sau:
 - Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ...
 - Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, trong thi cử...
 - Do học đối phó nên không thấy hứng thú, dẫn đến chán học, hiệu quả thấp... 
 - Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng ... 
	- Hậu quả của học đối phó dẫn đến thiếu kiến thức cơ bản khi bước vào đời thiếu năng lực, thiếu kỷ năng sống, thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh .. 
- Khẳng định chân lí Có kiến thức thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. 
- Nêu vài tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ, giáo sư Ngô Bảo Châu, các thủ khoa trong các đợt thi vào đại học hàng năm... 
	* Yêu cầu bài văn viết ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt rõ ràng
0,5
0,5,
0,5
0,5
0,5
0,75
0,75

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_9_20162017.doc