SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP CỤM TRƯỜNG THPT Năm học 2015 – 2016 Ngày thi: 16/3/2016 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (4 điểm) 1/ Hợp chất M có công thức AB3. Tổng số hạt proton trong một phân tử M là 40. Trong thành phần hạt nhân của A cũng như B đều có số hạt proton bằng số hạt notron. A thuộc chu kì 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Xác định A, B. Viết cấu hình electron của A và B. Xác định các loại liên kết có trong phân tử AB3. Mặt khác ta cũng có ion AB32-. Trong các phản ứng hóa học của AB3 chỉ thể hiện tính oxi hóa còn AB32- vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. Hãy giải thích hiện tượng trên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa. 2/ nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp X. Câu 2 (4 điểm) 1/ Natri peoxit (Na2O2) và kali supeoxit (KO2) là những chất oxi hóa mạnh, dễ dàng hấp thụ khí cacbonic và giải phóng khí oxi. Do đó, chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khí cacbonic và cung cấp khí oxi cho con người. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, biết rằng trong các phản ứng đó, nguyên tử oxi trong Na2O2 và KO2 là nguyên tố tự oxi hóa – khử. Theo nghiên cứu, khi hô hấp, thể tích khí cacbonic một người thải ra xấp xỉ thể tích khí oxi hít vào. Cần trộn Na2O2 và KO2 theo tỉ lệ số mol như thế nào để thể tích khí cacbonic hấp thụ bằng thể tích khí oxi sinh ra? 2/ Để diệt chuột trong một nhà kho, người ta dùng phương pháp đốt lưu huỳnh, đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy lưu huỳnh. Chất gì đã làm chuột chết? Tính lượng lưu huỳnh cần phải đốt để diệt chuột trong nhà kho có diện tích 160m2 và có chiều cao 6m. Biết rằng mỗi một mét khối không gian cần đốt 100 gam lưu huỳnh. Câu 3 (6 điểm) 1/ Hỗn hợp X gồm Mg và kim loại R. Nếu cho 8 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Mặt khác nếu cho 16 gam hỗn hợp X tác dụng với khí clo dư thu được 51,5 gam hỗn hợp muối. Xác định tên kim loại R. Nếu đem 1,6 gam hỗn hợp X hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí SO2 duy nhất, lượng khí này có khả năng làm mất màu vừa hết V ml dung dịch Br2 0,1M. Tìm giá trị của V. 2/ Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất khí chủ yếu gây ra những cơn mưa axit. Mưa axit đã gây tổn thất nghiêm trọng cho những công trình được làm bằng thép, đá. Hãy giải thích quá trình tạo thành mưa axit và phá hủy các công trình bằng đá, thép của lưu huỳnh đioxit và viết các phương trình phản ứng để minh họa. Câu 4 (6 điểm) 1/ Đốt cháy 3,2 gam sunfua kim loại M2S (kim loại M trong hợp chất thể hiện số oxi hóa +1 và +2) trong oxi dư. Sản phẩm rắn thu được đem hòa tan hết trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 39,2% nhận được dung dịch muối có nồng độ 48,5%. Đem làm lạnh dung dịch muối này thấy tách ra 2,5 gam tinh thể. Khi đó nồng độ muối giảm còn 44,9%. Tìm công thức tinh thể muối tách ra. 2/ Đốt 40,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn trong bình đựng khí clo. Sau một thời gian phản ứng thu được 65,45 gam hỗn hợp Y gồm bốn chất rắn. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp Y tan hết vào dung dịch HCl thì thu được V lít H2 (đktc). Dẫn V lít khí này đi qua ống đựng 80 gam CuO nung nóng, sau phản ứng thấy trong ống còn lại 72,32 gam chất rắn và chỉ có 80% lượng H2 đã phản ứng. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp X. Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. ----------------------------hết-----------------------------
Tài liệu đính kèm: