Đề thi học kỳ I - Năm học 2016 - 2017 môn: Lịch sử – Khối lớp 6 - Đề A

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 939Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I - Năm học 2016 - 2017 môn: Lịch sử – Khối lớp 6 - Đề A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kỳ I - Năm học 2016 - 2017 môn: Lịch sử – Khối lớp 6 - Đề A
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS LONG MỸ
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: LỊCH SỬ– KHỐI LỚP 6
Thời gian làm bài: 60 phút 
 ĐỀ A 
 ĐỀ CHÍNH THỨC
I. TRẮC NGHIỆM (3Đ) Mỗi câu trả lời đúng 0.25đ
1. Vì sao người tối cổ được xem là người?
 A. Vì trên cơ thể không còn dấu tích của vượn 
 B. Vì đã biết đi đứng bằng hai chân
 C. Vì hộp sọ lớn, ở não phát triển trung tâm hình thành tiếng nói 
 D. Câu B, C đúng
2. Bằng chứng chứng tỏ thuật luyện kim được phát minh ở nước ta là: 
 A. Phát hiện được nhiều thạp đồng.
 B. Phát hiện được nhiều trống đồng.
 C. Phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng...
 D. Phát hiện được nhiều công cụ lao động bằng đồng.
 3. Nhân tố quyết định giúp con người thoát khỏi giới động vật, cải biến và hoàn thiện mình?
 A. Lao động nói chung B . Chế tạo công cụ lao động
 C. Biết cách giữ lửa trong tự nhiên D. Hình thành hệ thống ngôn ngữ
 4. Bộ sử thi tiếng I liát - Ođixe của Hôme là thành tựu văn học tiêu biểu của nước nào?
 A. La Mã	B. Ấn Độ	C. Hi Lạp	D. Ai cập
5. Người tối cổ phát minh ra lửa bằng cách nào?
 A. Họ lấy lửa từ những đám cháy do sấm sét gây ra
 B. Họ dùng hai mảnh đá ghè lại với nhau để tạo ra lửa
 C. Họ dùng những hòn đá lửa đánh vào những cành cây khô để tạo ra lửa
 D. Tất cả các cách trên đều đúng
6. “Trông trời, trông đất, trông mây” là cơ sở ra đời của ngành khoa học nào?
 A. Nông nghiệp B. Làm đồng hồ C. Đánh cá D. Thiên văn
 7. Quá trình tiến hoá của loài người diễn ra như thế nào?
A. Vượn ->Tinh tinh-> Người tinh khôn	 B. Người tối cổ và người tinh khôn
 C. Vượn cổ -> Người tối cổ -> Người tinh khôn	 D. Người tối cổ -> Người cổ -> người tinh khôn
 8. Nhà nước chuyên chế cổ đại Phương Đông mang tính chất gì?
A. Dân chủ chủ nô B. Tự do dân chủ
C. Chuyên chế trung ương tập quyền D. Độc tài quân sự
9. Chế độ xã hội tôn người mẹ lên làm chủ gọi là chế độ:
 A. Mẫu hệ B. Phụ hệ C. Tư bản D. Xã hội chủ nghĩa 
10. Yếu tố nào sau đây thuộc yếu tố ra đời của nhà nước Văn Lang?
 A. Yêu cầu chống ngoại xâm B. Yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước
 C. Phân hóa xã hội sâu sắc D. Tất cả các yếu tố trên
11. Người Lạc Việt có tục lệ thờ cúng:
 A. Thần núi, thần sông, thần biển
 B. Các lực lượng tự nhiên như núi, sông, mặt trăng, mặt trời, đất, nước
 C. Thần mặt trời, thần mặt trăng
 D. Các con thú
12. Tục xâm mình của người Văn Lang- Âu Lạc có ý nghĩa gì?
 A. Tránh được các bệnh ngoài da
 B. Đánh dấu sự trưởng thành của người đàn ông 
 C. Có sức khỏe tốt
 D. Tránh thú dữ trên cạn, thủy quái khi xuống nước
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 Điểm )
 Câu 1: Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử? (3đ)
 Câu 2: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? (3đ)
 Câu 3: Em hãy giải thích câu nói của Bác Hồ: “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước
 Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” (1đ)
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS LONG MỸ
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI LỚP 6
Thời gian làm bài: 60 phút 
 ĐỀ B
 ĐỀ CHÍNH THỨC
I. TRẮC NGHIỆM (3Đ) Mỗi câu trả lời đúng 0.25đ
 1. Quá trình tiến hoá của loài người diễn ra như thế nào?
A. Vượn ->Tinh tinh-> Người tinh khôn	 B. Người tối cổ và người tinh khôn
 C. Vượn cổ -> Người tối cổ -> Người tinh khôn	D. Người tối cổ -> Người cổ -> người tinh khôn
 2. Nhà nước chuyên chế cổ đại Phương Đông mang tính chất gì?
A. Dân chủ chủ nô B. Tự do dân chủ
C. Chuyên chế trung ương tập quyền D. Độc tài quân sự
 3. Chế độ xã hội tôn người mẹ lên làm chủ gọi là chế độ:
 A. Mẫu hệ B. Phụ hệ C. Tư bản D. Xã hội chủ nghĩa 
 4. Yếu tố nào sau đây thuộc yếu tố ra đời của nhà nước Văn Lang?
 A. Yêu cầu chống ngoại xâm B. Yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước
 C. Phân hóa xã hội sâu sắc D. Tất cả các yếu tố trên
 5. Người Lạc Việt có tục lệ thờ cúng:
 A. Thần núi, thần sông, thần biển
 B. Các lực lượng tự nhiên như núi, sông, mặt trăng, mặt trời, đất, nước
 C. Thần mặt trời, thần mặt trăng
 D. Các con thú
 6 . Tục xâm mình của người Văn Lang- Âu Lạc có ý nghĩa gì?
 A. Tránh được các bệnh ngoài da
 B. Đánh dấu sự trưởng thành của người đàn ông 
 C. Có sức khỏe tốt
 D. Tránh thú dữ trên cạn, thủy quái khi xuống nước
 7. Vì sao người tối cổ được xem là người?
 A. Vì trên cơ thể không còn dấu tích của vượn 
 B. Vì đã biết đi đứng bằng hai chân
 C. Vì hộp sọ lớn, ở não phát triển trung tâm hình thành tiếng nói 
 D. Câu B, C đúng
 8. Bằng chứng chứng tỏ thuật luyện kim được phát minh ở nước ta là: 
 A. Phát hiện được nhiều thạp đồng.
 B. Phát hiện được nhiều trống đồng.
 C. Phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng...
 D. Phát hiện được nhiều công cụ lao động bằng đồng.
 9. Nhân tố quyết định giúp con người thoát khỏi giới động vật, cải biến và hoàn thiện mình?
 A. Lao động nói chung B . Chế tạo công cụ lao động
 C. Biết cách giữ lửa trong tự nhiên D. Hình thành hệ thống ngôn ngữ
 10. Bộ sử thi tiếng I liát - Ođixe của Hôme là thành tựu văn học tiêu biểu của nước nào?
 A. La Mã	B. Ấn Độ	C. Hi Lạp	D. Ai cập
 11. Người tối cổ phát minh ra lửa bằng cách nào?
 A. Họ lấy lửa từ những đám cháy do sấm sét gây ra
 B. Họ dùng hai mảnh đá ghè lại với nhau để tạo ra lửa
 C. Họ dùng những hòn đá lửa đánh vào những cành cây khô để tạo ra lửa
 D. Tất cả các cách trên đều đúng
 12. “Trông trời, trông đất, trông mây” là cơ sở ra đời của ngành khoa học nào?
 A. Nông nghiệp B. Làm đồng hồ C. Đánh cá D. Thiên văn
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 Điểm )
 Câu 1: Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử? (3đ)
 Câu 2: Nhà nước Âu lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? (3đ)
 Câu 3: Em hãy giải thích câu nói của Bác Hồ: “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước
 Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” (1đ)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: SỬ KHỐI 6
Năm học 2016 - 2017
 I /PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐỀ A
D
C
A
C
B
D
C
C
A
D
B
D
ĐỀ B
C
C
A
D
B
D
D
C
A
C
B
D
 II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
1/ Trình bày theo nội dung bài học (3đ)
2/ Trình bày theo nội dung bài học (3đ)
3/ Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì trách nhiệm của thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ phải giữ được nền độc lập tự do cho nước nhà và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, hùng mạnh hơn. (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docSỬ 6( THI).doc