TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Người soạn: Trần Thanh Bình Số điện thoại: 0939382984 ĐỀ THI HỌC KỲ I_NĂM HỌC 2016-2017 MÔN GDCD LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút; Ngày thi:./../. Họ và tên thí sinh:..............................................................Số báo danh:.............................. Học sinh chọn đáp án đúng nhất. Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân? A. không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. B. bất kỳ ai cũng có thể bị bắt khi phạm tội C. người phạm tội có thể bị đánh đập để xét hỏi. D. người có địa vị cao trong xã hội được bảo vệ danh dự và nhân phẩm nghiêm ngặt. Câu 2: Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị A. Phạt cảnh cáo, phạt tiền B. Cải tạo không giam giữ đến 02 năm. C. Phạt tù từ ba tháng đến hai năm. D. Tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên. Câu 3: Nếu Viện kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn việc bắt người thì A. tạm giam người bị bắt chờ điều tra, xét hỏi B. người bị bắt được thả tự do ngay C. người bị bắt có quyền khiếu nại việc bắt giữ người trái pháp luật D. Tất cả điều đúng Câu 4: Phát biểu nào là đúng về quyền bất khả xâm phạm về chổ ở? A. không ai được tự ý vào chổ của người khác khi chưa được người đó đồng ý. B. trong trường hợp nghi ngờ đang chuẩn bị phạm tội bất kỳ ai cũng có thể khám xét. C. khi có lệnh khám xét chổ ở phải được tiến hành ngay D. Tất cả điều đúng. Câu 5: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là: A. Từ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 18 tuổi trở lên. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng về quyền tự do ngôn luận? A. Công được quyền tự do phát biểu ý kiến, bài tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, xã hội B. chỉ được quyền phát biểu ý kiến khi cơ quan nhà nước cho phép C. trong các cuộc họp người dân không cần phát biểu ý kiến, bài tỏ quan điểm của mình D. các vấn đề về chính trị, xã hội không nên bày tỏ quan điểm của mình để tránh gặp rắc rối Câu 7: Người xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín người khác sẽ bị A. chỉ bị phạt cảnh cáo B. chỉ phải xin lỗi người bị xâm phạm C. có thể bị truy cứu tránh nhiệm hình sự D. chỉ bị phạt hành chính Câu 8: Trách nhiệm pháp lý là? A. buộc các cá nhân hoặc tổ chức phải bồi thường thiệt hại vật chất từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. B. nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải ghánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. C. trách nhiệm bồi thường các tổn thất vật chất của cá nhân hoặc tổ chức phải ghánh chịu từ hậu quả từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. D. trách nhiệm của cá nhân hoặc tổ chức phải ghánh chịu hậu quả bất lợi từ những hành vi vi phạm của người khác gây ra. Câu 9: Ý nghĩa quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân? A. là quyền tự do đi lại không ai xâm phạm tới B. là quyền tự do thân thể và phẩm giá con người. C. là quyền bảo vệ đạo đức của mỗi con người. D. Tất cả ý trên điều đúng. Câu 10: Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc và miền núi; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học. A. các dân tộc bình đẳng về chính trị. B. các dân tộc bình đẳng về kinh tế. C. các dân tộc bình đẳng về văn hoá giáo dục. D. Tất cả ý trên điều đúng. Câu 11: Ý nghĩa quyền tự do ngôn luận? A. muốn phát biểu như thế nào cũng được vì phát biểu là tự do của mỗi người B. là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội. C. ai phát biểu sai, không đúng sự thật thì phải có trách nhiệm xin lỗi. D. tất cả đều đúng. Câu 12: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành: A. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. B. Tất cả các phương án trên điều đúng. C. Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. D. Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn. Câu 13: Quyền bình đẳng của các dân tộc, tôn giáo xuất phát từ quyền cơ bản của con người và quyền A. bình đẳng về chính trị B. bình đẳng của công dân trước pháp luật. C. bình đẳng về kinh tế D. bình đẳng về văn hoá Câu 14: Anh T và chị H thương nhau và họ quyết định đi đến hôn nhân. Ông Q ba chị H yêu cầu anh T bỏ tôn giáo mình đang theo để theo đạo của chị H. Vậy anh T phải làm gì? A. không từ bỏ tôn giáo mình đang theo B. để chị H quyết định C. nghe theo lời ông Q để cưới chị H. D. giải thích cho ông Q và chị H hiểu về quyền bình đẳng tôn giáo Câu 15: Anh T nghỉ việc không báo trước để đi du lịch với bạn gái. Anh T bị chủ cắt hợp đồng lao động. Theo qui định trong hợp đồng lao động, hành vi của anh T đã vi phạm A. hình sự. B. dân sự. C. kỉ luật. D. hành chính Câu 16: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là: A. Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. B. Chỉ được khám xét chổ ở của một người khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh khám xét của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. C. Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có căn cứ khẳng định ở nơi đó có phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm. D. Tất cả các phương án trên đều đúng. Câu 17: Học sinh sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào là đúng pháp luật? A. ghét ai có quyền lên mạng nói xấu người đó, bôi nhọ người đó để trả thù. B. lên mạng xã hội nói xấu, xuyên tạt chủ trương, chính sách của nhà nước. C. viết bài gửi đăng báo bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước. D. tất cả ý trên điều đúng. Câu 18: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm? A. buộc các cá nhân dừng hành vi vi phạm pháp luật; giáo dục răn đe người khác. B. buộc các chủ thể chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; buộc người khác không làm theo. C. buộc các chủ thể tạm thời dừng hành vi vi phạm pháp luật; giáo dục răn đe người khác. D. buộc các chủ thể chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; giáo dục răn đe người khác. Câu 19: Việc khám chổ ở của công dân được tiến hành như thế nào? A. phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền B. được pháp luật cho phép C. việc khám xét phải tuân theo trình tự quy định của pháp luật D. Tất cả điều đúng điều đúng. Câu 20: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có ý nghĩa A. Nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực giữa công dân với nhau. B. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho công dân. C. Nhằm ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật. D. Tất cả các phương án trên điều đúng. Câu 21: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. Bị nghi ngờ phạm tội Câu 22: Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất những người thuộc đối tượng: A. Đang bị truy nã. B. Sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. C. Đang thực hiện tội phạm. D. Tất cả các đối tượng trên. Câu 23: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là A. không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da. B. không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da, thành phần xuất thân. C. không phân biệt giàu nghèo, đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da. D. không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, tính ngưỡng, không phân biệt chủng tộc, màu da. Câu 24: Học sinh được quyền thi, xét tuyển Đại học, Cao đẳng theo qui định là hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 25: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền, làm những việc được làm theo qui định của pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 26: Thực hiện pháp luật luật là gì? A. là hoạt động có sự sáng tạo của con người, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của con người. B. là hoạt động ý thức của con người, làm cho những yêu cầu của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của con người. C. là hoạt động có mục đích của con người, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của con người. D. là thói quen của con người, làm cho những hoạt động của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của con người. Câu 27: Ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân? A. không cho phép bất kỳ ai vào chổ ở của người khác B. nghiêm cấm hành vi tự tiện vào chổ ở của người khác và cho phép cán bộ cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chổ ở theo trình tự, thủ tục nhất định C. cho phép cán bộ cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chổ ở của người khác tuỳ ý miễn sao tìm được đồ vật, phương tiện phạm tội D. Tất cả điều đúng. Câu 28: Việc Uỷ ban nhân dân xã cấp giấy chứng nhận kết hôn, Toà án nhân dân ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án xử li hôn là hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 29: Qui định nào đúng khi khám chổ ở của công dân? A. có quyền khám xét không cần phải có người ở nhà B. khi có quyết định được khám xét bất kỳ lúc nào C. không được khám chổ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn D. chỉ được quyền khám khi được chủ nhà cho phép. Câu 30: Trong trường hợp đương sự và người trong gia đình cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét chổ ở phải có A. đại diện chính quyền địa phương và ít nhất có hai người láng giềng chứng kiến B. đại diện chính quyền địa phương và ít nhất có một người láng giềng gần nhất chứng kiến C. đại diện chính quyền địa phương và nhiều người láng giềng chứng kiến D. cứ việc khám xét bình thường, khi lập biên bản cần người láng giềng ở gần chổ ở ký tên là được Câu 31: Năng lực trách nhiệm pháp lý được hiểu là? A. người có nhận thức, điều khiển được hành vi của mình nhưng chưa đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. B. người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có nhận thức, điều khiển được hành vi của mình. C. người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, nhưng thiếu nhận thức, không điều khiển được hành vi của mình. D. người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có nhận thức, không điều khiển được hành vi của mình. Câu 32: Pháp luật cho phép được quyền khám xét chổ ở của người khác khi A. khi có căn cứ để khẳng định chổ ở, địa điểm người nào đó có công cụ, phương tiện, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án B. khi có căn cứ để nghi ngờ chổ ở, địa điểm người nào đó có công cụ, phương tiện, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án C. khi có người báo việc chổ ở, địa điểm người nào đó có công cụ, phương tiện, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án D. khi xét thấy chổ ở, địa điểm người nào đó có công cụ, phương tiện, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án Câu 33: Những hạn chế, thiệt hại áp dụng đối với người vi phạm pháp luật có thể là? A. xin lỗi; cảnh cáo; phạt tù; B. phạt tụ; tinh thần; bồi thường thiệt hại; C. phạt tiền; xin lỗi, cấm tự do; D. về tinh thần; tài sản; tự do; Câu 34: Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín? A. bất kỳ ai cũng có quyền bóc mở, xem, nghe thư tín, điện thoại, điện tín B. không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác C. không ai được thu giữ, kiểm tra thư tín, điện thoại, điện tín người khác D. tất cả ý trên điều đúng. Câu 35: Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải theo A. qui định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo B. qui định của tôn giáo C. sự thoả thuận giữa tôn giáo và Nhà nước. D. tự do hoạt động Câu 36: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không? A. Không. B. Tuỳ từng trường hợp. C. Có. D. Tất cả đều đúng. Câu 37: Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây? A. Quyền bầu cử, ứng cử. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tố cáo. Câu 38: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận điều A. hoạt động như thế nào cũng được miễn sao không ảnh hưởng ai B. tự do hoạt động theo qui định của tôn giáo mình. C. bình đẳng trước pháp luật và hoạt động theo khuôn khổ pháp luật qui định. D. tất cả ý trên điều đúng. Câu 39: Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác là hành vi? A. Vi phạm kỉ luật B. Vi phạm dân sự C. Vi phạm hành chính D. Vi phạm hình sự Câu 40: Bình đẳng giữa các dân tộc là A. cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. B. tiền đề cho tình đoàn kết các dân tộc anh em. C. tiêu chí cho đoàn kết các dân tộc. D. minh chứng cho tình đoàn kết các dân tộc. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI TỔ: VĂN – GDCD – ĐỊA LÝ ĐÁP ÁN THI HỌC KỲ I MÔN GDCD LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút; Ngày thi:./../. ĐÁP ÁN: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A D B A C A C B B C B B B D C D C D D C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án B D A C B C B C C A B A D A A A A C D A
Tài liệu đính kèm: