Đề thi học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Công nghệ 7 - Trường THCS Trừ Văn Thố

docx 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 978Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Công nghệ 7 - Trường THCS Trừ Văn Thố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Công nghệ 7 - Trường THCS Trừ Văn Thố
TRƯỜNG THCS TRỪ VĂN THỐ ĐỀ THI HKII NĂM HỌC 2015 - 2016
 Lớp 7 MÔN: CÔNG NGHỆ
 Họ và tên:.. Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Câu 1:Thức ăn có hàm lượng Protein >14% thuộc loại thức ăn gì?
A. Thức ăn giàu Gluxit	B. Thức ăn giàu Protein
C. Thức ăn giàu Lipit	D. Thức ăn thô
Câu 2. Trồng nhiều ngô, khoai, sắn... thuộc phương pháp sản xuất thức ăn gì?
	A. Phương pháp sản xuất thức ăn thô	B. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein	
	C. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Lipit	D. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit	 
Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống?
Gluxit
Axit Amin
Glyxerin và Axit béo
Vitamin
Ion khoáng
Đường đơn
Protein được cơ thể vật nuôi hấp thu dưới dạng các (a)............................... Lipit được hấp thu dưới dạng các (b)..........................................
(c).......................................... được hấp thu dạng đường đơn. Muối khoáng được cơ thể vật nuôi hấp thu dưới dạng các (d)........................................
Câu 4: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?
	A. Bệnh truyền nhiễm 	B. Bệnh không truyền nhiễm
	C. Bệnh kí sinh trùng	D. Bệnh di truyền
Câu 5: Biện pháp nào không đúng để phòng, trị bệnh cho vật nuôi?
A. Bán hoặc mổ vật nuôi ốm	B. Chăm sóc chu đáo cho vật nuôi
C. Tiêm Vacxin cho vật nuôi	D. Cho vật nuôi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Câu 6: Cây cao su được tìm thấy đầu tiên ở đâu?
A. Nam Mỹ	 	B. Bắc Mỹ
	C. Châu Âu	D. Châu Phi
Câu 7: Hao dăm cạo đối với miệng cạo ngửa là bao nhiêu?
	A. 1.1 – 2.0 mm	B. 1.5 – 2.0 mm	
	C. 1.1 – 1.5 mm	D. 1.1 – 1.6 mm
Câu 8: Độ dốc miệng cao đối với miệng cạo ngửa là bao nhiêu?
	A. 30 – 350	B. 30 – 340	C. 40 - 450	D. 35 - 400
Câu 9: Nhịp độ cạo d/2 có nghĩa là:
	A. Cạo 2 tuần 1 lần	B. Cạo 3 ngày 1 lần
	C. Cạo 2 ngày 1 lần	D. Cạo 4 ngày 1 lần
PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein, thức ăn giàu Gluxit và thức ăn thô xanh?
Câu 2: (2 điểm) Em hãy nêu nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi?
Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu cơ chế sự chảy mủ cây cao su?
Câu 4: (1 điểm) Tại sao khi cây cao su giao tán, lúc bón phân lại bón giữa 2 hàng cây?
ĐÁP ÁN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.25 điểm
Câu
1
2
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
D
A
A
A
C
B
C
	Câu3: (a) Axit Amin 
(b) Glyxerin và Axit béo
	(c) Gluxit
	(d) Ion khoáng
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein (1đ)
	- Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn (tôm, cá, ốc..)
	- Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm
	- Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây họ đậu.
Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit (0.5đ)
- Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn
Phương pháp sản xuất thức ăn giàu thô xanh (0.5đ)
- Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc.
- Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.
Câu 2: Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi
Yếu tố bên trong (yếu tố di truyền)
	Yếu tố bên ngoài (môi trường ngoài)
	+ Chấn thương (cơ học)
	+ Nhiệt độ cao, thấp (lý học)
	+ Ngộ độc (hóa học)
	+ Kí sinh trùng, vi sinh vật (sinh học)
Câu 3: Cơ chế sự chảy mủ của cây cao su:
	Sự chênh lệch áp suất trong ống mủ với áp suất bên ngoài: Áp suất bên trong ống mủ rất cao 8-10atm, trong khi đó áp suất bên ngoài 1atm. Ngay sau khi cạo mủ sự chênh lệch áp suất đã đẩy mủ nước chứa trong ống mủ chảy ra ngoài. Sau đó áp suất bên trong giảm dần cho đến khi cân bằng với bên ngoài thì mủ ngưng chảy. (1đ)
	Nút bít ống mủ: Trong quá trình mủ chảy ra ngoài đã tạo nên sự chuyển động của các phần tử chứa trong mủ nước trong đó có hạt Lutoid, hạt này bị vỡ đã phóng thích chất dịch làm đông mủ ở bên trong và bên ngoài vết cắt làm mủ ngưng chảy. (1đ)
Câu 4: Khi cây cao su giao tán vào thời điểm bón phân nên bón giữa 2 hàng cây rễ cây đã ăn rộng ra giữa hàng cây, bón phân vào giữa 2 hàng cây để rễ cây có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng. (1đ)
MA TRẬN ĐỀ
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1/ Sản xuất thức ăn vật nuôi
Số câu
Số điểm
1
0.25
1
0.25
1
2
3
2.5
2/ Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi
Số câu
Số điểm
1
1
1
1
3/ Phòng trị bệnh cho vật nuôi
Số câu
Số điểm
1
0.25
1
2
1
0.25
3
2.5
4/ Đại cương về cây cao su
Số câu
Số điểm
1
0.25
1
0.25
5/ Kĩ thuật khai thác cây cao su
Số câu
Số điểm
1
0.25
2
0.5
1
2
4
2.75
6/ Chăm sóc cây cao su
Số câu
Số điểm
1
1
1
1
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
4
1.75
17.5%
1
2
20%
5
1.25
12.5%
2
4
40%
1
1
10%
13
10
100%
ĐỀ SỐ 2
1.1. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: Mục đích của dự trữ thức ăn:
A. Tận dụng nhiều loại thức ăn	B. Để dành nhiều loại thức ăn
C. Giữ thức ăn lâu hỏng, đủ nguồn thức ăn	D. Chủ động nguồn thức ăn
Câu 2. Bệnh tryền nhiễm do nguyên nhân nào gây ra:
	A. Do chất độc	 B. Do vi sinh vật	 	C. Do di truyền	 D. Do ký sinh trùng 
Câu 3: Vắc xin có tác dụng khi tiêm vào vật nuôi:
A. Mắc bệnh	B. Ốm yếu	C. Chớm bệnh	D. Khỏe mạnh
Câu 4: Phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin là:
	A. Nuôi giun đất.	B. Tận dụng các sản phẩm phụ ngô, lạc.
 	C. Trồng thêm rau, cỏ xanh.	D. Trồng ngô, sắn ( khoai mì).	
Câu 5: Ta phải bảo vệ rừng vì:
A. Rừng cung cấp lâm sản 	B. Rừng làm sạch môi trường và phòng hộ 
C. Rừng cho ta sinh hoạt văn hoá và nghiên cứu khoa hocD. Cả ba ý trên 
Câu 6: Thức ăn có vai trò gì đối với vật nuôi:
A. Cung cấp năng lượng B. Cung cấp chất dinh dưỡng 
C. Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng 	D. Cung cấp chất béo 
Câu 7: Dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau là cách phân loại nào sau đây: 
A. Theo mức độ hoàn thiện của giống 	B. Theo địa lí
C. Theo hình thái, ngoại hình 	D. Theo hướng sản xuất
Câu 8: Điều kiện nào sau đây không được áp dụng để khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam: 
A. Được phép khai thác hết lượng gỗ trong rừng khai thác 
B. Chỉ được khai thác chon, không được khai thác trắng	
C. Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế 	
D. Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác 
1.2. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm) Theo em, chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
Câu 2: (3,5 điểm) Tại sao nói rừng là tài nguyên quý của đất nước? Theo em, việc phá rừng trong thời gian qua ở nước ta đã gây ra những hậu quả gì? Bản thân em phải làm gì để góp phần bảo vệ rừng ở địa phương?
2.Đáp án và hướng dẫn chấm.
* Cách tính điểm cho loại câu hỏi TNKQ: lấy tổng điểm chia cho số câu, được điểm cho một câu. (Mỗi câu đúng: 0.5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
D
A
D
C
D
A
* Cách tính điểm cho loại câu hỏi TL: 
Câu 1: (2.5 điểm) Vai trò của chuồng nuôi
- Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi. (0.5đ’)
- Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (như vi trùng, kí sinh trùng). (0.5đ’)
- Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học. (0.5đ’)
- Chuồng nuôi giúp quản lý tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường. (0.5đ’)
- Chuồng nuôi góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. (0.5đ’)
Câu 2: (3.5 điểm) * Rừng là tài nguyên quý của đất nước vì:
- Rừng làm sạch môi trường không khí: hấp thụ khí đọc hại, bụi(0.5đ’)
- Phòng hộ: Gió, bão, hạn chế lũ lụt, hạn hán(0.5đ’)
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống: gỗ, động thực vật(0.5đ’)
* Phá rừng dẫn đến những hậu quả:
- Diện tích rừng bị thu hẹp, thoái hóa nghiêm trọng, cháy rừng, hạn hán, lũ lụt, bão (0.25đ’)
- Đất bị xói mòn, bạc màu (0.25đ’)- Nhiệt độ trái đất tăng dần (0.25đ’)
- Môi trường ô nhiễm (0.25đ’)
* Bản thân em phải làm gì để góp phần bảo vệ rừng ở địa phương:Học sinh phải trả lời được:
- Bản thân không vi phạm, tham gia chặt phá rừng(0.5đ’)
- Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về vai trò của rừng và trồng rừng đối với đời sống (0.5đ’)

Tài liệu đính kèm:

  • docxCNghe_7_HKII_15_16.docx