Đề thi học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Công nghệ 6 - Trường THCS Trừ Văn Thố

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 767Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Công nghệ 6 - Trường THCS Trừ Văn Thố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Công nghệ 6 - Trường THCS Trừ Văn Thố
TRƯỜNG THCS TRỪ VĂN THỐ ĐỀ THI HKII NĂM HỌC 2015 - 2016
 Lớp 6 MÔN: CÔNG NGHỆ
 Họ và tên:.. Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Mua bảo hiểm y tế thuộc chi cho nhu cầu gì?
A. Chi cho bảo vệ sức khỏe	B. Chi cho ăn uống
C. Chi cho học tập	D. Chi cho giao tiếp xã hội
Câu 2. Mức chi tiêu cho các nhu cầu phụ thuộc vào?
	A. Bố, mẹ	B. Thành thị
	C. Thu nhập của gia đình	D. Nông thôn 	 
Câu 3: Nên chọn quả cà chua như thế nào để tỉa hoa hồng?
A. To, vỏ mỏng	B. Nhỏ, tròn đều, vừa chín tới	
C. To, quả còn xanh	D. Nhỏ, quả còn xanh
Câu 4: Thịt, cá bảo quản chất dinh dưỡng như thế nào khi chuẩn bị chế biến?
	A. Cắt, thái rồi rửa sạch	B. Bỏ vào tủ đông đá
	C. Để chỗ nóng	D. Rửa thật sạch rồi cắt, thái
Câu 5: Khi nấu thịt lâu thì sẽ mất vitamin gì ?
A. Vitamin A	B. Vitamin B	C. Vitamin C	D. Vitamin D
Câu 6: Khi luộc thực phẩm cần lưu ý điều gì?
A. Cho thực phẩm vào trước khi nước sôi 	B. Khi luộc nên khuấy nhiều
	C. Cho thực phẩm vào khi nước sôi 	D. Nên luộc thật kỹ
Câu 7: Chất xơ dùng để ngăn ngừa bệnh gì?
	A. Bệnh béo phì	B. Bệnh suy dinh dưỡng	
	C. Bệnh về tim mạch	D. Bệnh táo bón
Câu 8: Nguồn cung cấp phần lớn chất đạm có ở?
	A. Thực vật	B. Động vật	C. Trái cây	D. Cả A, B đúng
Câu 9: Nối cột A với cột B để có câu trả lời đúng
A
B
1. Người lao động có thể tăng thu nhập bằng cách..
2. Thu nhập của người nghỉ hưu là
3. Người nghỉ hưu, ngoài lương hưu có thể
4. Làm các công việc nội trợ giúp đỡ gia đình cũng là
a. lương hưu.
b. làm kinh tế phụ để tăng thu nhập.
c. góp phần tăng thu nhập gia đình.
d. Làm thêm giờ, tăng năng suất lao động.
PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Em hãy cho biết nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn?
Câu 2: (2 điểm) Em hãy trình bày các nguồn thu nhập của gia đình?
Câu 3: (1 điểm) Em hãy trình bày những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm
Câu 4: (1 điểm) Em đã làm gì để tiết kiệm?
ĐÁP ÁN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
B
D
B
C
D
B
	Câu 9: 1d, 2a, 3b, 4c	
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn
	Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn (1đ)
- Bữa ăn thường ngày có 3 đến 4 món ăn: Thường sử dụng các loại thực phẩm thông dụng, chế biến đơn giản
- Bữa tiệc liên hoan, chiêu đãi có 5 món trở lên: Thường sử dụng thực phẩm cao cấp, được chế biến công phu, trình bày đẹp.
	Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn (1đ)
- Bữa ăn thường ngày gồm các món chính: canh, mặn, xào hoặc luộc và dùng với nước chấm
- Bữa ăn liên hoan, chiêu đãi thường gồm đủ các loại món ăn được cơ cấu như sau:
+ Món khai vị
+ Món ăn sau khai vị
+ Món ăn chính
+ Món ăn thêm
+ Món tráng miệng
+ Đồ uống
	Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế (1đ)
Cân bằng dinh dưỡng giữa 4 nhóm thức ăn, chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình
Câu 2: Các nguồn thu nhập của gia đình
Thu nhập bằng tiền (1đ)
+ Tiền lương, tiền thưởng
+ Tiền làm ngoài giờ
+ Tiền bán sản phẩm
+ Tiền lãi bán hàng
+ Tiền lãi tiết kiệm
+ Tiền trợ cấp của xã hội
+ Tiền lương hưu
+ Tiền học bổng
Thu nhập bằng hiện vật (1đ)
+ Tôm, cá, heo, gà, vịt
+ Rau, củ, hoa, quả
+ Lúa, ngô, khoai sắn
+ Sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, mây tre, may mặc.
Câu 3: Các biện pháp đảm bảo an toàn khi mua sắm thực phẩm (1đ)
Các loại thực phẩm tươi sống phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh
Các thực phẩm đóng hộp có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng
Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín.
Câu 4: Học sinh có thể trả lời một số việc làm tiết kiệm như: Để dành 1 phần tiền ăn sáng; giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập; mua quần áo, giày dép phù hợp với kinh tế của gia đình; tiết kiệm điện; tiết kiệm nước(1đ)
MA TRẬN ĐỀ
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1/ TH: Tỉa hoa trang trí từ một số loại rau, củ, quả
Số câu
Số điểm
1
0.25
1
0.25
2/ Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
Số câu
Số điểm
1
0.25
2
0.5
3
0.75
3/ Cơ sở ăn uống hợp lý
Số câu
Số điểm
1
0.25
1
0.25
2
0.5
4/ Thu nhập của gia đình
Số câu
Số điểm
1
1
1
2
2
3
5/ Chi tiêu trong gia đình
Số câu
Số điểm
1
0.25
1
0.25
1
1
3
1.5
6/ Quy trình tổ chức bữa ăn
Số câu
Số điểm
1
3
1
3
7/ Vệ sinh an toàn thực phẩm
Số câu
Số điểm
1
1
1
1
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
4
1.75
17.5%
2
3
30%
5
1.25
12.5%
1
3
30%
1
1
10%
13
10
100%
ĐỀ SỐ 2
1.1. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: Mục đích của dự trữ thức ăn:
A. Tận dụng nhiều loại thức ăn	B. Để dành nhiều loại thức ăn
C. Giữ thức ăn lâu hỏng, đủ nguồn thức ăn	D. Chủ động nguồn thức ăn
Câu 2. Bệnh tryền nhiễm do nguyên nhân nào gây ra:
	A. Do chất độc	 B. Do vi sinh vật	 	C. Do di truyền	 D. Do ký sinh trùng 
Câu 3: Vắc xin có tác dụng khi tiêm vào vật nuôi:
A. Mắc bệnh	B. Ốm yếu	C. Chớm bệnh	D. Khỏe mạnh
Câu 4: Phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin là:
	A. Nuôi giun đất.	B. Tận dụng các sản phẩm phụ ngô, lạc.
 	C. Trồng thêm rau, cỏ xanh.	D. Trồng ngô, sắn ( khoai mì).	
Câu 5: Ta phải bảo vệ rừng vì:
A. Rừng cung cấp lâm sản 	B. Rừng làm sạch môi trường và phòng hộ 
C. Rừng cho ta sinh hoạt văn hoá và nghiên cứu khoa hocD. Cả ba ý trên 
Câu 6: Thức ăn có vai trò gì đối với vật nuôi:
A. Cung cấp năng lượng B. Cung cấp chất dinh dưỡng 
C. Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng 	D. Cung cấp chất béo 
Câu 7: Dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau là cách phân loại nào sau đây: 
A. Theo mức độ hoàn thiện của giống 	B. Theo địa lí
C. Theo hình thái, ngoại hình 	D. Theo hướng sản xuất
Câu 8: Điều kiện nào sau đây không được áp dụng để khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam: 
A. Được phép khai thác hết lượng gỗ trong rừng khai thác 
B. Chỉ được khai thác chon, không được khai thác trắng	
C. Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế 	
D. Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác 
1.2. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm) Theo em, chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
Câu 2: (3,5 điểm) Tại sao nói rừng là tài nguyên quý của đất nước? Theo em, việc phá rừng trong thời gian qua ở nước ta đã gây ra những hậu quả gì? Bản thân em phải làm gì để góp phần bảo vệ rừng ở địa phương?
2.Đáp án và hướng dẫn chấm.
* Cách tính điểm cho loại câu hỏi TNKQ: lấy tổng điểm chia cho số câu, được điểm cho một câu. (Mỗi câu đúng: 0.5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
D
A
D
C
D
A
* Cách tính điểm cho loại câu hỏi TL: 
Câu 1: (2.5 điểm) Vai trò của chuồng nuôi
- Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi. (0.5đ’)
- Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (như vi trùng, kí sinh trùng). (0.5đ’)
- Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học. (0.5đ’)
- Chuồng nuôi giúp quản lý tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường. (0.5đ’)
- Chuồng nuôi góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. (0.5đ’)
Câu 2: (3.5 điểm) * Rừng là tài nguyên quý của đất nước vì:
- Rừng làm sạch môi trường không khí: hấp thụ khí đọc hại, bụi(0.5đ’)
- Phòng hộ: Gió, bão, hạn chế lũ lụt, hạn hán(0.5đ’)
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống: gỗ, động thực vật(0.5đ’)
* Phá rừng dẫn đến những hậu quả:
- Diện tích rừng bị thu hẹp, thoái hóa nghiêm trọng, cháy rừng, hạn hán, lũ lụt, bão (0.25đ’)
- Đất bị xói mòn, bạc màu (0.25đ’)- Nhiệt độ trái đất tăng dần (0.25đ’)
- Môi trường ô nhiễm (0.25đ’)
* Bản thân em phải làm gì để góp phần bảo vệ rừng ở địa phương:Học sinh phải trả lời được:
- Bản thân không vi phạm, tham gia chặt phá rừng(0.5đ’)
- Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về vai trò của rừng và trồng rừng đối với đời sống (0.5đ’)

Tài liệu đính kèm:

  • docCnghe_HKII_15_16.doc