Điểm TRƯỜNG THPT MỸ HƯƠNG Họ tên: .. SBD: ..Lớp: ... Đề thi HKI. 2016-2017 Môn: Sinh học Khối 11 Thời gian: 60 phút SI1103 Đề thi có 4 trang. Học sinh làm bài vào bảng trả lời trắc nghiệm A. Câu hỏi trắc nghiệm: Đề thi có 40 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu 0,25 điểm 1/ Ống tiêu hoá của động vật ăn thực vật dài hơn của động vật ăn thịt vì thức ăn của chúng: A dễ hấp thụ B có đầy đủ chất dinh dưỡng C dễ tiêu hoá hơn D nghèo dinh dưỡng 2/ Ở động vật ăn thực vật, thức ăn được hấp thu bớt nước chur yếu tại: A dạ lá sách B dạ tổ ong C dạ cỏ D dạ múi khế 3/ Tìm những câu phát biểu đúng về quá trình tiêu hóa ở động vật: (I) Ở người, tinh bột được biến đổi hoá học ngay từ miệng, dưới tác động của enzim amilaza sinh ra dextrin, mantôzơ, ... (II) Răng hàm trên ở thú ăn thịt bị thoái thành tấm sừng giúp giữ và lật cỏ. (III) Dạ dày thú ăn thịt vừa diễn ra quá trình tiêu hóa hóa học và quá trình tiêu hóa cơ học. (IV) Quá trình tiêu hóa sinh học trong dạ cỏ và manh tràng của thú ăn thực vật chủ yếu nhờ vi sinh vật cộng sinh. (V) Enzim pepsin + HCL do dạ dày thú tiết ra chủ yếu để tiêu hóa tinh bột. (VI) Tuyến mật của thú chủ yếu tiết muối mật để hỗ trợ tiêu hóa lipit. A (I), (III), (IV), (VI). B (I), (II), (IV), (VI). C (I), (III), (IV). D (I), (III), (IV), (V), (VI). 4/ Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự: A Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp ® Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp ® Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp B Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp ® axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp ® xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp C Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp ® Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp ® axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp D Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp ® Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp ® axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp 5/ Xinap là: A Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ. B Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến. C Diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến). D Diện tiếp xúc giữa các tế bào máu ở cạnh nhau. 6/ Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xi náp? A Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xi náp B Xung thần kinh ở màng trước lan truyền đến màng sau xi náp C Chất trung gian gian hóa học đi vào khe xi náp D Chất trung gian hóa học tiếp xúc màng trước xi náp 7/ Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là: A Miệng ® thực quản ® dạ dày cơ ® dạ dày tuyến ® diều ® ruột ® hậu môn B Miệng ® thực quản ® diều ® dạ dày tuyến ® dạ dày cơ ® ruột ® hậu môn C Miệng ® thực quản ® dạ dày tuyến ® dạ dày cơ ® diều ® ruột ® hậu môn D Miệng ® thực quản ® diều ® dạ dày cơ ® dạ dày tuyến ® ruột ® hậu môn 8/ Trong hình thức trao đổi khí bằng phổi (chim, thú, ) khí O2 và CO2 được trao đổi qua thành phần nào sau đây? A Bề mặt phế quản B Bề mặt túi khí C Bề mặt phế nang D Bề mặt khí quản 9/ Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin phân hủy thành A estera và côlin B axit axetic và côlin C axêtin và prôlin D axêtat và côlin 10/ Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi tốt, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao làm máu lưu thông tốt, dễ làm vỡ mạch. B Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm dãn mạch, máu vón cục. D Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm tắc nghẽn mạch. 11/ Sinh vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và sinh vật chưa có hệ thần kinh là A Giun dẹp và giun đốt B Lưỡng cư và trùng biến hình C Giun đốt và châu chấu D Châu chấu và trùng biến hình 12/ Ở dạ dày của thú có pH thấp là do sự có mặt chủ yếu của A axit clohidric (HCl) B axit nitric C axit lactic D axit axetic 13/ Điện thế hoạt động là: A Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực. B Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực. C Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. D Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. 14/ Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật? A Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. B Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua. C Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. D Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. 15/ Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí? A Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp. B Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) khá lớn. C Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua. D Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể (V/S) khá lớn. 16/ Cơ chế điều hoà hấp thụ nước diễn ra theo cơ chế nào? A Áp suất thẩm thấu tăng ® tuyến yên ® vùng dưới đồi ® ADH tăng ® thận hấp thụ nước trả về máu ® áp suất thẩm thấu bình thường ® vùng đồi thị trên. B Áp suất thẩm thấu tăng ® vùng dưới đồi ® ADH tăng ® tuyến yên ® thận hấp thụ nước trả về máu ® áp suất thẩm thấu bình thường ® vùng dưới đồi. C Áp suất thẩm thấu giảm ® vùng dưới đồi ® tuyến yên ® ADH tăng ® thận hấp thụ nước trả về máu ® áp suất thẩm thấu bình thường ® vùng dưới đồi. D Áp suất thẩm thấu bình thường ® vùng dưới đồi ® tuyến yên ® ADH tăng ® thận hấp thụ nước trả về máu ® áp suất thẩm thấu tăng ® vùng dưới đồi. 17/ Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là: A Do sự sinh trưởng đồng đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong ngược lại với phía tiếp xúc. B Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. C Do sự sinh trưởng đồng đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong ngược lại phía tiếp xúc. D Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. 18/ Kiểu ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng : A Hóa ứng động B Ứng động tiếp xúc C Ứng động sức trương nước D Quang ứng động 19/ Ứng động là ............. trước tác nhân kích thích không định hướng. A hình thức phản ứng của vi sinh vật B hình thức phản ứng của cây C hình thức phản ứng của động vật D trao đổi chất của sinh vật 20/ Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật lần lượt là A Hệ thần kinh dạng lưới ® chưa có hệ thần kinh ® hệ thần kinh dạng ống ® hệ thần kinh dạng chuỗi hạch B Hệ thần kinh dạng lưới ® hệ thần kinh dạng ống ® hệ thần kinh dạng hạch ® chưa có hệ thần kinh. C Chưa có hệ thần kinh ® hệ thần kinh dạng lưới ® hệ thần kinh dạng chuỗi hạch ® hệ thần kinh dạng ống D Chưa có hệ thần kinh ® hệ thần kinh dạng ống ® hệ thần kinh dạng lưới ® hệ thần kinh dạng chuỗi hạch 21/ Hình thức cảm ứng nào sau đây chỉ có ở động vật có hệ thần kinh dạng ống? A Ứng động. B Phản xạ. C Ứng động sinh trưởng. D Hướng động. 22/ Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn như thế nào? A Khí quản dài. B Phế quản phân nhánh nhiều. C Có nhiều phế nang. D Có hệ thống túi khí. 23/ Trong hoạt động của hệ tuần hoàn, dịch tuần hoàn (máu và dịch mô) được vận chuyển đi khắp cơ thể nhờ thành phần nào? A Tim và tĩnh mạch B Mao mạch và động mạch C Động mạch và tĩnh mạch D Tim và hệ mạch 24/ Tiến hành đo thành phần không khí hít vào và thở ra thu được số liệu như sau: Hít vào: O2 : 20,96%; CO2 : 0,03%; N2 : 79,01% Thở ra: O2 : 16,40%; CO2 : 4,10%; N2 : 79,50% Trong các kết luận sau đây, những kết luận nào là hợp lý? (1)Nồng độ CO2 tăng do hô hấp thải ra CO2 (2)N2 không tham gia hô hấp, thành phần của nó thay đổi do các thành phần khác thay đổi gây ra (3)Thành phần O2 giảm do hô hấp thải ra CO2 (4)Một phần O2 đã tham gia phản ứng hô hấp với đường để sản sinh năng lượng và thải CO2 nên tỉ lệ giảm xuống A (1), (4) B (1), (2), (3) C (1), (3) D (1), (2), (4) 25/ Phản xạ là gì? A Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể. B Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. C Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. D Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. 26/ Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào? A Tiêu tốn nhiều năng lượng. B Thông qua phản xạ. C Chuyển động cả cơ thể. D Co rút chất nguyên sinh. 27/ Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do: A Các tế bào thần kinh phân bố đều trong lồng ngực và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. B Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. C Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. D Các tế bào thần kinh nằm ở một điểm trong khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. 28/ Bài toán "vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn, 36 con, một trăm chân chẵn", có hai phương pháp giải chính là "Phương pháp số học" và "Phương pháp đại số". Trong các kết luận sau đây, những kết luận nào là hợp lý? (I) Gọi x là số gà, y là số chó. Ta lập được hệ phương trình: 2x + 4y = 100 (1) và x + y = 36 (2). Đây là cách giải theo phương pháp đại số. (II) Gọi x là số chó, y là số gà. Ta lập được hệ phương trình: 2y + 4x = 100 (1) và x + y = 36 (2). Đây là cách giải theo phương pháp số học. (III) Giả sử tất cả là gà thì tổng số chân là 72 (thiếu 28 chân). Mỗi lần thay 1 con gà bởi 1 con chó thì số chân tăng lên 2. Từ đó tính được số chó cần thay và số gà còn lại. Đây là cách giải theo phương pháp số học. (IV) Giải theo phương pháp đại số ra được 22 con gà và 14 con chó. Giải theo phương pháp số học thì được 22 con chó và 14 con gà. (V) Theo mục (III), kết quả là 22 con gà và 14 con chó. (VI) Đa số học sinh lớp 11 biết giải theo mục (I); quên cách giải theo mục (III) vì phần số học học sinh chỉ học nhiều ở lớp 6, ít sử dụng lâu nên dễ quên; còn đại số học sinh lớp 11 được học nhiều trong các năm sau đó, phản xạ có điều kiện được củng cố nhiều nên lâu quên hơn. A (II), (III), (V), (VI) B (I), (III), (V), (VI) C (I), (V), (VI) D (I), (III), (V) 29/ Tìm từ điền khuyết hoàn chỉnh cho nội dung phát biểu về cảm ứng ở động vật sau đây: (1) Tế bào thần kinh vị giác ở lưỡi là một ....(1) ...... tiếp nhận kích thích (2) Giả sử tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh vận động ở một loài động vật là 60m/s, chiều dài trung bình từ đầu đến chân là 0,6m. Thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân làm ngón chân co mất khoảng ....(2) ....... (3) Nơron hướng tâm (....(3) ......) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh. (4) Nơron li tâm (....(4) ......) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ờ hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng. A (1) : thụ thể; (2) : 0.01 giây; (3): nơron vận động; (4) : nơron cảm giác B (1) : cơ quan thụ cảm; (2) : 0.001 giây; (3): nơron cảm giác; (4) : nơron vận động C (1) : thụ thể; (2) : 0.01 giây; (3): nơron cảm giác; (4) : nơron vận động D (1) : thụ thể; (2) : 0.01 giây; (3): nơron cảm giác; (4) : nơron trung gian 30/ Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: A Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. B Cơ quan sinh sản C Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. D Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu 31/ Cân bằng nội môi là: A Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. B Duy trì sự ổn định của môi trường chỉ trong một cơ quan nào đó. C Duy trì sự ổn định của môi trường chỉ trong một tế bào. D Duy trì sự ổn định của môi trường chỉ ở trong mô nào đó. 32/ Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? A Chân khớp và lưỡng cư B Chân khớp và đa số thân mềm C Thân mềm và bò sát D Lưỡng cư và bò sát 33/ Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào? A Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm. B Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. C Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh. D Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. 34/ Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào? A Có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt và cá. B Có ở cá, lưỡng cư và bò sát. C Có ở động vật có phổi: lưỡng cư, bò sát, chim và thú. D Có ở thân mềm ruột khoang 35/ Huyết áp là: A Áp lực của máu tác dụng lên thành tế bào. B Áp lực của máu tác dụng lên thành mạch. C Áp lực của máu tác dụng lên thực quản. D Áp lực của máu tác dụng lên thành dạ dày mạch. 36/ Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn đảo cực? A Do K+ đi vào còn dư thừa, làm cho mặt trong màng tế bào tích điện dương, so với mặt ngoài màng tích điện âm. B Do Na+ đi vào còn dư thừa, làm cho mặt trong màng tế bào tích điện dương, so với mặt ngoài màng tích điện âm. C Do K+ đi ra nhiều, làm cho mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, so với mặt trong màng tích điện âm. D Do Na+ ra nhiều, làm cho mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, so với mặt trong màng tích điện âm. 37/ Vai trò của bơm Na - K (một loại bơm prôtêin) trong tế bào mang một số đặc điểm như sau: (1) Chuyển K+ từ bên ngoài tế bào vào bên trong màng tế bào, góp phần duy trì điện thế nghỉ. (2) Chuyển Na+ từ bên trong tế bào ra bên ngoài màng tế bào, giúp hình thành điện thế hoạt động. (3) Mỗi lượt hoạt động của bơm Na - K cần gắn một nhóm phosphat từ 1ATP, đã thải ra ngoài màng tế bào 3 Na+, đồng thời thu vào 2 K+ cho tế bào. (4) Thực tế là nồng độ Na+ ở bên trong màng tế bào luôn cao hơn bên ngoài màng tế bào nên chúng có thể khuếch tán tự nhiên đi ra bên ngoài, không cần sự hoạt động của bơm Na-K. Các kết luận đúng là: A (1), (2), (3) B (2), (3), (4) C (1), (2), (4) D (1), (2) 38/ Sự phân bố các ion Na+, K+ ở hai bên màng tế bào ở trạng thái nghỉ như sau: A Bên trong màng tế bào, K+ và Na+ đều có nồng độ cao hơn bên ngoài màng B Bên trong màng tế bào, K+ và Na+ đều có nồng độ thấp hơn bên ngoài màng C Bên trong màng tế bào, K+ có nồng độ cao hơn; Na+ có nồng độ thấp hơn bên ngoài màng D Bên trong màng tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn; bên ngoài màng tế bào Na+ có nồng độ cao hơn 39/ Ở động vật ăn thực vật, thức ăn chịu sự biến đổi: A cơ học và sinh học B hoá học và sinh học C cơ học, hoá học và sinh học D cơ học và hoá học 40/ Ở động vật đơn bào chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? A Một số tiêu hoá nội bào, đa số còn lại tiêu hoá ngoại bào. B Tiêu hóa ngoại bào. C Cả tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào. D Tiêu hoá nội bào B. Bảng trả lời trắc nghiệm: Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Chọn Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Chọn Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ
Tài liệu đính kèm: