SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015 TRƯỜNG THPT PHƯỚC KIỂN Môn : Vật lý, Khối 10 Thời gian làm bài : 45 phút A. LÝ THUYẾT (4 ĐIỂM) Câu 1: Nêu định nghĩa và viết công thức tính lực hướng tâm? Câu 2: Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy? Câu 3: Phát biểu định luật I Niu - tơn? Quán tính là gì? Câu 4: Phát biểu định luật Húc? B. BÀI TẬP (6 ĐIỂM) Câu 5 : Xe có khối lượng 2,5 tấn đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường thì đột nhiên tắt máy chuyển động chậm dần đều do ma sát. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường là 0,1. Lấy g = 10m/s2. Tính lực ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường Vẽ hình, phân tích lực. Tính gia tốc của xe khi đó. Câu 6 : Hai vật có khối lượng bằng nhau và bằng 1tấn đặt cách nhau một khoảng 1km. Tính lực hấp dẫn giữa 2 vật đó. Cho G = 6,67.10-11N.m2/kg2 Câu 7 : Một lò xo được giữ cố định một đầu. Khi tác dụng vào đầu kia một lực kéo F = 6N thì nó có chiều dài l = 18cm. Biết độ cứng lò xo là 100N/m. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo bằng bao nhiêu ? Câu 8 : Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h = 80m với vận tốc ban đầu v0 = 20m/s. Lấy g =10m/s2. Tính tầm ném xa của vật theo phương ngang ? Câu 9 : Một người gánh trên vai một thùng gạo nặng 280N và một thùng ngô nặng 220N. Đòn gánh dài 1m. Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu ? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I LÝ 10 STT Nội dung Điểm Câu 1 Lực hướng tâm là lực hay hợp lực của các lực tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm 0.5đ 0.5đ Câu 2 - Phải trượt hai lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy. - Áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực. 1.0đ Câu 3 - Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. 0.5đ - Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng lẫn độ lớn. 0.5đ Câu 4 - Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo 0.5đ - Công thức: ; trong đó k là độ cứng của lò xo, đơn vị là N/m, Dl là độ biến dạng của lò xo (m). 0.5đ Câu 5 a) Fmst = µmg = 2500N 0.5đ b) Vẽ hình, phân tích 3 lực tác dụng 0.5đ . Tính được a = -1m/s2 0.5đ Câu 6 1.0đ Câu 7 . Thế số vào tính được l0 = 12cm 1.0đ Câu 8 . Tính được t = 4s 0.5đ L=v0.t = 80m 0.5đ Câu 9 Tính được F = F1 + F2 = 500N 0.5đ Lập công thức . Tính được d1 = 44cm, d2 = 56cm 1.0đ
Tài liệu đính kèm: