TRƯỜNG THCS LÊ LỢI ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2013 - 2014 Thời gian: 90 phút Đề 1: Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1: Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông là bài thơ nằm trong tác phẩm nào? Hải ngoại huyết thư C. Ngục trung thư Trùng tâm quang sử D. Phan Bội Châu niên biểu Câu 2: Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông được viết theo thể loại nào? Thất ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú Tự do D. Ngũ ngôn Câu 3: Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông có nội dung chính là gì? Ghi lại cảnh nhà ngục Quảng Đông Thể hiện khát vọng độc lập, dân chủ Tố cáo bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông Bộc lộ cảm xúc của Phan Bội Châu khi mới vào ngục Câu 4: Ý nào nói đúng nhất nội dung hai câu thơ: “Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu - Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”? Biểu hiện lòng tự hào cao độ về tài năng của tác giả Nói về cuộc đời bôn ba đầy gian khổ của tác giả Biểu hiện thái độ coi thường hiểm nguy, tinh thần không hề nao núng của tác giả Biểu hiện thái độ hài hước của tác giả trước hoàn cảnh thay đổi Câu 5: Vì sao Phan Bội Châu lại viết “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu”? Bởi vì Phan Bội Châu là hào kiệt Bởi vì bọn quân phiệt chỉ bắt giam những người hào kiệt Bởi vì cuộc sống trong nhà ngục dành cho ông là cuộc sống phong lưu Bởi vì đấy là một cách nói trong thơ, khẳng định tư thế người tù Câu 6: Tác giả muốn bộc lộ điều gì qua hai câu thơ: “Đã khách không nhà trong bốn bể - Lại người có tội giữa năm châu”? Tác giả tự nói về ý chí của mình Tác giả tự nói về nghị lực của mình Tác giả tự tổng kết về cuộc đời hoạt động của mình Tác giả tự nói về công lao to lớn của mình với đất nước Câu 7: Hai câu thơ: “Đã khách không nhà trong bốn bể - Lại người có tội giữa năm châu” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Điệp B. Liệt kê C. Tăng cấp D. Đối Câu 8 : Phan Bội Châu có thái độ như thế nào khi bị bắt vào nhà ngục Quảng Đông? Vô cùng lo lắng, sợ hãi C. Dửng dưng không buồn, không vui Hoàn toàn ung dung lạc quan D. Tuyệt vọng Tự luận (8 điểm) Câu 1: Hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu giới thiệu về tác giả Phan Bội Châu. Trong đó, sử dụng một trợ từ hoặc một thán từ có gạch chân. Chú ý dùng đúng chức năng của dấu (.) và dấu (,). (3 điểm) Câu 2: Thuyết minh về cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8. (5 điểm) TRƯỜNG THCS LÊ LỢI ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2013 - 2014 Thời gian: 90 phút Đề 2: Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1: Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Khi Phan Châu Trinh chuẩn bị đi tìm đường cứu nước ở nước ngoài Khi Phan Châu Trinh đang hoạt động ở nước ngoài Khi Phan Châu Trinh bị giam hãm trong tù ngục Khi Phan Châu Trinh đang lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở trong nước Câu 2: Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được viết theo thể loại nào? Thất ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú Tự do D. Ngũ ngôn Câu 3: Hình ảnh “đá” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì? Những khó khăn, trở ngại mà con người phải khắc phục Những thuận lợi mà con người có được trên đường đời Những mối hận thù đối với bọn thực dân Bè lũ bán nước và cướp nước Câu 4: Các từ “Xách, ra tay, đánh tan, đập bể” thể hiện phẩm chất gì của con người trong bài thơ? Khỏe khoắn và hăng hái C. Khí phách hiên ngang Ngùn ngụt căm thù D. Tài năng lỗi lạc Câu 5: Ý nào nói đúng nhất về hình ảnh người tù cách mạng được Phan Châu Trinh khắc họa trong bốn câu thơ đầu? Có tư thế ngọa nghễ, lẫm liệt C. Có sức khỏe vô địch Chỉ gặp toàn khó khăn, trắc trở D. Có tiếng tăm vang dội khắp nơi Câu 6: Cụm từ “thân sành sỏi” có nghĩa là gì? Thân (người) tầm thường, rẻ mạt như mảnh sành, hòn sỏi Thân thể xấu xí như mảnh sành, hòn sỏi Thân (người) bé nhỏ như mảnh sành, hòn sỏi Thân dày dạn phong trần, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ Câu 7: Dùng cụm từ “những kẻ vá trời”, nhà thơ muốn nói đến phẩm chất gì của người chiến sĩ cách mạng? Liều lĩnh, bất chấp hiện thực đen tối Có ý chí lớn lao, làm những công việc vĩ đại Hoang tưởng, làm những việc không thể làm Học theo người xưa, làm việc vá trời lấp biển Câu 8: Hai câu kết thúc bài Đập đá ở Côn Lôn thể hiện điều gì? Sự buồn bã, bi quan vì phải lao động khổ sai Niềm lạc quan, ngạo nghễ của người chiến sĩ Nỗi buồn vì thất cơ lỡ vận Nỗi buồn chán vì suốt ngày quẩn quanh với đá Tự luận (8 điểm) Câu 1: Hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu giới thiệu về tác giả Phan Châu Trinh. Trong đó, sử dụng một trợ từ hoặc một thán từ có gạch chân. Chú ý dùng đúng chức năng của dấu (.) và dấu (,). (3 điểm) Câu 2: Thuyết minh về cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8. (5 điểm)
Tài liệu đính kèm: