SỞ GD&ĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT NINH HẢI ĐỀ THI HỌC KÌ I (Bài viết số 4) NĂM HỌC 2015-2016 MÔN:Ngữ Văn 11: Chương trình chuẩn Thời gian: 90 phút ( không kể phát đề) I . MỤC TIÊU CỦA ĐỀ: Đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng của học sinh lớp 11 Đánh giá việc học sinh nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Kiểm tra tự luận III.THIẾT LẬP MA TRẬN: Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao Chủ đề 1: Tiếng Việt Ngữ cảnh Hoàn cảnh ra đời t/p - Nghĩa của từ. - Thái độ của nhà thơ. Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Chủ đề 2 Đọc văn Nhan đề của tác phẩm Ý nghĩa của mỗi nhan đề. Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Chủ đề 3: Nghị luận văn học Chí Phèo - Kiểu đề phân tích. - Nội dung: diễn biến tâm lí nhân vật: + nhận biết cuộc sống, hoàn cảnh. + khao khát hoàn lương. + tuyệt vọng khi bị cự tuyệt quyền làm người. + đòi lương thiện, chấp nhận cái chết. Ý nghĩa của sự thức tỉnh: - Khao khát hoàn lương của Chí. - Tình người: có sức mạnh cảm hóa... - Tấm lòng nhân hậu của nhà văn. - Nghệ thuật phân tích nhân vật. - Trình bày thành văn bản với bố cục rõ ràng, khoa học. - Các luận điểm, luận cứ phù hợp. - Phân tích theo đúng diễn biến tâm lí. - Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu. - Sử dụng hiệu quả thao tác và phương thức nghị luận. Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60% Tổng số câu: 3 Tổng điểm: 10 Tổng tỉ lệ: 100% Số điểm: 3.5 Tỉ lệ: 35% Số điểm: 3.5 Tỉ lệ: 35% Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm:10 SỞ GD&ĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT NINH HẢI ĐỀ THI HỌC KÌ I (Bài viết số 4) NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN:Ngữ Văn 11: Chương trình chuẩn Thời gian: 90 phút ( không kể phát đề) Câu 1: (2.0 điểm) Đọc bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu và cho biết: a/ Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. b/ Văn cảnh trong bài thơ cho ta hiểu về từ “loạn” như thế nào? c/ Thái độ của nhà thơ ở hai câu kết? CHẠY GIẶC Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Lỡ để dân đen mắc nạn này? Câu 2:(2.0 điểm): Trước khi có tên “Chí Phèo”, tác phẩm này còn có hai nhan đề khác. Anh/ chị hãy cho biết đó là những nhan đề nào và có nhận xét gì về những nhan đề này của tác phẩm? Câu 3: (6.0 điểm) Diễn biến tâm tâm lí của Chí Phèo (trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao) từ khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời. Sự thay đổi của Chí Phèo cho ta thấy được điều gì từ sức mạnh của tình người? ------ Hết ------ Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ; Lớp: ; Số báo danh:. Chữ ký của giám thị: .. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3 – MÔN NGỮ VĂN 11 CÂU Hướng dẫn chấm ĐIỂM 1 (2.0đ) - Hoàn cảnh ra đời: khi thực dân Pháp tấn công vào Sài Gòn – Gia Định. - Từ loạn dùng trong văn cảnh: tình cảnh rối ren do thực dân Pháp bắn giết, cướp bóc khiến nhân dân phải chạy trốn. - Thái độ nhà thơ: bất bình, lên án triều đình nhà Nguyễn; xót xa, thương cảm cho hoàn cảnh của người dân... 0.5đ 0.75đ 0.75đ 2 (2.0đ) - Nhan đề: Cái lò gạch cũ; Đôi lứa xứng đôi; - Cái lò gạch cũ: Phản ánh hiện tượng tàn bạo mang tính quy luật trong xã hội cũ: người nông dân bị đẩy vào con đường bần cùng dẫn đến tha hóa, lưu manh hóa và cuối cùng bị đẩy ra khỏi xã hội loài người/ Sự bế tắc của người nông dân... - Đôi lứa xứng đôi: Nhấn mạnh tính bản năng trong mối tình Chí Phèo – thị Nở, tạo tính giật gân, gây sự tò mò nhưng hàm ý mỉa mai, miệt thị những con người có số phận bất hạnh... - Chí Phèo: Tính điển hình hóa về số phận nhân vật. => Mỗi nhan đề được 0.25 đ ( đúng chính tả), phần ý nghĩa được 0.5 đ nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản nhất. 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5đ 0.5đ 2.0đ 1.0đ 1.5đ 0.5đ 3 a/ Mở bài : Đảm bảo yêu cầu của phần mở bài (ngắn gọn, có cảm xúc, nêu được vấn đề). b/ Thân bài: * Khái quát về cuộc đời Chí Phèo trước khi gặp thị Nở -> nạn nhân của xã hội phi nhân tính. * Sau khi gặp thị Nở: - Nhận biết dấu hiệu của cuộc sống. - Ăn cháo hành -> khao khát hoàn lương. - Bị tuyệt tình: ban đầu sửng sốt, sau đó hiểu ra thì đau khổ, tuyệt vọng nhưng không thể quay lại kiếp sống cầm thú nên quyết định trả thù rồi tìm đến cái chết. * Nghệ thuật: biệt tài phát hiện và miêu tả tâm lí nhân vật; giọng văn bình thản, tự nhiên nhưng chất chứa yêu thương, căn phẫn... -> tấm lòng nhân đạo của nhà văn. * Sức mạnh tình người: - Khi không ai xem Chí là người -> là con quỷ dữ. - Khi gặp thị, được đối xử tốt -> không thể sống ác, muốn sống lương thiện. => tình người có sức mạnh cảm hóa, “con người ta chỉ xấu xa trước con mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ” (Nam Cao). Hãy đối xử với nhau bằng tình người: sự chân thành, biết yêu thương, biết cảm thông, chia sẻ với những số phận bất hạnh... c/ Kết bài: Đánh giá lại vấn đề bàn luận. Lưu ý: Học sinh phải làm sáng tỏ nội dung chính: Tâm lí nhân vật từ khi gặp thị Nở.. Cần có sự nhận xét, đánh giá trước mỗi thay đổi của Chí. Nếu học sinh chỉ kể lại theo văn bản thì chỉ cho tối đa 50% số điểm (của phần phân tích) Phần đánh giá sức mạnh tình người: phải trình bày thành đoạn văn riêng. Nếu gộp chung với phần kết bài thì không tính điểm.
Tài liệu đính kèm: