Đề thi hết học kì I lớp 9 năm học 2016 - 2017 môn thi: Hóa 9

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 915Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi hết học kì I lớp 9 năm học 2016 - 2017 môn thi: Hóa 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi hết học kì I lớp 9 năm học 2016 - 2017 môn thi: Hóa 9
ĐỀ 01
KÌ THI HẾT HỌC KÌ I LỚP 9
Năm học 2016 - 2017
MÔN THI: HÓA 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề bài gồm 2 trang)
Đề bài:
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Axit clohidric tác dụng với tất cả những dãy chất nào sau đây:
A. MgO; Ag; Na2CO3; CuSO4; NaOH
B. CuO; NaHCO3; CuSO3; Mg; NaOH
C. CuSO3; Ag; Na2CO3; CuSO4; NaOH
D. CuO; NaHCO3; CuSO4; Mg; NaOH
Câu 2: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần ? 
A. K; Mg; Cu; Al
B. Mg; Al; Cu; K 
C. K; Al; Mg; Cu 
D. K; Mg; Al; Cu 
Câu 3: Có hai chất bột màu trắng: Na2O; CaO có thể dùng chất nào để nhận biết:
A. Nước
B. Axit clohidric 
C. Dung dịch NaOH
D. Quỳ tím ẩm
Câu 4: Hóa chất dùng để sản xuất khí Cl2 trong công nghiệp là:
A. MnO2 và HCl
B. NaCl 
C. HCl 
D. Nước 
Câu 5: Khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu xuất của quá trình là 80% là:
A. 2,26190 tấn
B. 1 tấn
C. 2, 82738 tấn
D. 1,37514 tấn
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800 ml dung dịch HCl 2,5 M. Kim loại M là kim loại nào sau đây?
A. Ca
B. Mg
C. Al
D. Fe
Câu 7: Dung dịch KOH tác dụng với tất cả những dãy chất nào sau đây:
A. SO2; HCl; AgNO3; Cu
B.CuO; SO2; HCl; AgNO3
C. SO2; HCl; AgNO3; Na2CO3 
D. NaHCO3; SO2; HCl; AgNO3
Câu 8: Kim loại nào tác dụng được với axit sunfuric đặc, nguội hoặc axit nitric đặc, nguội
A. Magie
B. Sắt
C. Nhôm
D. Vàng
Câu 9: Dãy các chất nào sau đây chỉ gồm một loại hợp chất vô cơ:
 A) CuO; CuCl2; KMnO4; HCl
 B) Ca(OH)2; KOH; NaOH; Fe(OH)3
 C) H2SO4; HNO3; KCl; HBr
 D) SO2; N2O5; Al2O3; H2SiO3
Câu 10: Các kim loại nào sau đây tác dụng được với axit HCl
 A) Al; Mg; Fe; Cu
 B) Na; Pb; Mg; Sn
 C) Ag; Ca; Zn; Mg
 D) Cu; Ag; Pb; Au
Câu 11: Cho 11,2g hỗn hợp gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 50% về khồi lượng) vào dung dịch axit HCl dư thì thể tích khí H2 thu được ở đktc là: 
 A) 2,24 lit
 B) 4,48 lit
 C) 1,12 lit
 D) Chưa tính được
Câu 12: Hai chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch:
 A) NaCl và Ba(OH)2
 B) NaOH và MgCl2
 C) CaCl2 và HCl
 D) KNO3 và FeCl2
Câu 13: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch kiềm:
 A) Al
 B) Fe
 C) Cu
 D) Ag
Câu 14: Hiện tượng nào sau đây không đúng khi cho lá đồng vào dung dịch muối bạc nitrat:
 A) Dung dịch chuyển dần thành màu xanh.
 B) Lá đồng tan dần.
 C) Sủi bọt khí không màu.
 D) Kim loại bạc bám ngoài lá đồng.
Câu 15: Trong các phân bón hóa học sau: CO(NH2)2; NH4NO3; (NH4)2SO4; (NH4)2HPO4 thì phân bón nào có hàm lượng đạm lớn nhất?
 A) CO(NH2)2
 B) NH4NO3
 C) (NH4)2SO4
 D) (NH4)2HPO4
Câu 16: Hàm lượng của cacbon trong thép chiếm khoảng:
 A) Từ 2% đến 5%
 B) Dưới 5%
 C) Dưới 2%
 D) Trên 2%
Câu 17: Kim loại kẽm tác dụng được với dung dịch muối nào sau đây:
 A) FeCl2
 B) AgNO3
 C) CuSO4
 D) Cả 3 đáp án trên
Câu 18: Ngâm một bản sắt có khối lượng 200g trong 320g dung dịch CuSO4 10%. Sau khi không còn dấu hiệu của phản ứng lấy bản sắt ra rửa nhẹ, làm khô cân thì thấy khối lượng của bản sắt là:
 A) 520g
 B) 198,4g
 C) 200g
 D) 201,6g
Câu 19: Cách sắp xếp nào sau đây theo thứ tự oxit, axit, bazơ,muối:
A) Ca(OH)2; H2SO4; Al2O3; NaCl 
B) Al2O3; H2SO4; Ca(OH)2; NaCl 
C) NaCl; Ca(OH)2; H2SO4; Al2O3
D) H2SO4; Ca(OH)2; Al2O3; NaCl 
Câu 20: Có sơ đồ chuyển hóa sau đây: . Chất C là:
A) MgO
B) MgCl2
C) Mg(HCO3)2
D) Mg(OH)2
II. Tự luận (7 điểm) 
 (1)
 (2)
 (3)
 (4)
 (5)
 (6)
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng ghi rõ điều kiện nếu có:
 Fe 	FeCl2	FeCl3	 Fe(OH)3	Fe2O3	Fe Fe3O4
Câu 2: Có 5 lọ đựng riêng 5 dung dịch: NaOH, Ba(OH)2, HCl, H2SO4, BaCl2. Trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch trên.
Câu 3: Hòa tan 58 gam muối CuSO4 . 5H2O vào nước, được 500ml dung dịch CuSO4.
a) Hãy xác định nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 
b) Cho một thanh sắt nặng 10 gam vào 50ml dung dịch CuSO4 ở trên tới khi dung dịch hết màu xanh. Đem thanh sắt ra rửa nhẹ làm khô thì có khối lượng là bao nhiêu?
Câu 4: Cho 0,1 mol FeO tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng được dung dịch A. Cho một luồng khí clo đi chậm qua A để phản ứng xảy ra hoàn toàn . Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính m? 
	---------------------------- Hết ----------------------------------------
KÌ THI HẾT HỌC KÌ I LỚP 9
Năm học 2016 - 2017
MÔN THI: HÓA 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề bài gồm 2 trang)
Đáp án và biểu điểm
I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,2 điểm tổng (4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
A
B
C
C
D
A
B
B
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
A
B
A
C
A
C
D
D
B
D
II. Tự luận: 6 điểm
Câu 1(1,5 điểm): Mỗi phương trình (0,25 điểm)
(1) Fe + HCl ® FeCl2 + H2­ 
(2) FeCl2 + Cl2 ® FeCl3 
(3) FeCl3 + NaOH ® Fe(OH)3¯ + NaCl 
(4) Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O
(5) Fe2O3 + H2 Fe + H2O
(6) Fe + O2 Fe3O4
Câu 2: (1,5 điểm)
Dùng quỳ tím chia thành ba nhóm
- Nhóm 1: Đỏ là: HCl, H2SO4
- Nhóm 2: Xanh là: NaOH, Ba(OH)2
- Nhóm 3: Không đổi màu là: BaCl2
0,5 điểm
Dùng dung dịch muối tan của bari cho vào nhóm 1, xuất hiện kết tủa là H2SO4
0,25 điểm
Dùng dung dịch muối tan sunfat hoặc axit sunfuric cho vào nhóm 2 là Ba(OH)2
0,25 điểm
Phương trình hoá học:
	H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + 2HCl
0,5 điểm
 Câu 3 (2 điểm)
a.
0,5 điểm
Nồng độ của là 0,464 M
0,5 điểm
b. Trong 50 ml dd đồng sunfat có 0,0232 (mol)
0,5 điểm
 Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4 (1 điểm) Phương trình phản ứng
 FeO + H2SO4 ® FeSO4 + H2O
0,25 điểm
6FeSO4 + 3Cl2 ® 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3
0,25 điểm
0,5 điểm
	---------------------------- Hết ----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_01_DA_thi_HKI_hoa_9.doc