Đề thi giáo viên giỏi môn Hóa học THCS - Đề số 4 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD & ĐT huyện Bá Thước (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên giỏi môn Hóa học THCS - Đề số 4 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD & ĐT huyện Bá Thước (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giáo viên giỏi môn Hóa học THCS - Đề số 4 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD & ĐT huyện Bá Thước (Có đáp án)
UBND HUYỆN BÁ THƯỚC ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
 PHÒNG GD-ĐT MÔN HOÁ HỌC THCS 
Đề số 4
 (Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1: (2,0 điểm) 
1. Hãy nêu một muối (cho mỗi trường hợp sau) vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl thỏa mãn điều kiện:
Cả hai phản ứng đều tạo chất khí
Phản ứng với dung dịch HCl tạo khí, phản ứng với dung dịch NaOH tạo kết tủa.
Cả hai phản ứng đều tạo kết tủa.
	2. X, Y, Z là các hợp chất của Na; X tác dụng với dung dịch Y tạo thành Z. Khi cho Z tác dụng với dung dịch HCl thấy bay ra khí cacbonic. Đun nóng Y cũng thu được khí cacbonic và Z. Hỏi X, Y, Z là những chất gì? Cho X, Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch CaCl2 . Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 2: (2,0 điểm)
	1. Có hai nguyên tố X và Y tạo ra hợp chất XY2, biết tổng số các hạt p, n, e có trong XY2 là 140 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt và số lượng e trong Y nhiều hơn trong X là 5 hạt. Tìm hai nguyên tố X, Y viết công thức phân tử và công thức cấu tạo hợp chất của chúng.
2. Dùng một lượng dung dịch H2SO4 10%, đun nóng để hòa tan vừa đủ 0,4 mol CuO. Sau phản ứng, làm nguội dung dịch. Khối lượng CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch là 30 gam. Tính độ tan của CuSO4 trong điều kiện thí nghiệm trên.
Câu 3: (2,0 điểm)
 Hỗn hợp khí X gồm C2H6 , C3H6 , C4H6. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 21.Đốt cháy hoàn toàn 2, 24 lít hỗn hợp X (ở đktc) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm thu được lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4đặc và bình 2 đựng dung dịch KOH dư thì khối lượng tăng lên ở bình 1 và bình 2 là m1(gam), m2(gam).Tính các giá trị m1, m2
Câu 4: (2,0 điểm)
	Hoà tan 115, 3 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và RCO3 bằng 500 ml dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A, chất rắn B và 4, 48 lít khí CO2 ở (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 12 gam muối khan. Mặt khác nung chất rắn B tới khối lượng không đổi thu được 11, 2 lít khí CO2 ở (đktc) và chất rắn C.
Tính CM của H2SO4 vàkhối lượng chất rắn B, C.
Xác định nguyên tố R. Biết trong hỗn hợp tỉ lệ nRCO = 2,5 nMgCO
(Fe = 56; Mg = 24; Zn = 65; Ba = 137; Na = 23; C = 12; O = 16; S = 32; Al = 27)
-----------------------------Hết--------------------------------
UBND HUYỆN BÁ THƯỚC ĐÁP ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI NĂM HỌC 2013-2014
 PHÒNG GD-ĐT MÔN HOÁ HỌC THCS 
Đề số 4
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
(2đ)
1
 Các muối thỏa mãn điều kiện:
a) (NH4)2CO3 + 2NaOH ® Na2CO3 + 2NH3 ­ + 2H2O
 (NH4)2CO3 + 2HCl ® 2NH4Cl + CO2 ­ + H2O
hoặc NH4HCO3
b) Ca(HCO3)2 + 2HCl ® CaCl2 + 2H2O + 2CO2 ­
 Ca(HCO3)2 + 2NaOH ® CaCO3 ¯ + Na2CO3 + 2H2O
c) AgNO3 + HCl ® AgCl ¯ + HNO3
 2AgNO3 + 2NaOH ® Ag2O ¯ + H2O + 2NaNO3
Hoặc AgNO3 + NaOH ® AgOH ¯ + NaNO3
0.25
0.25
0.25
0.25
2
 Vì khi cho Z tác dụng với dung dịch HCl có khí cacbonic thoát ra, X tác dụng với Y thành Z, đun nóng Y lại thu được khí cacbonic và Z chứng tỏ:
- Z là muối cacbonat Na2CO3, Y là muối natrihidrocacbonat NaHCO3, X là natrihidroxit NaOH
Các phương trình hóa học:
 Na2CO3 + 2HCl ® NaCl + H2O + CO2­
 NaOH + NaHCO3 ® Na2CO3 + H2O
 2NaHCO3 ® Na2CO3 + H2O + CO2­
Các phản ứng hóa học khi cho A, B, C phản ứng với dung dịch CaCl2:
 2NaOH + CaCl2 ® Ca(OH)2¯ + 2NaCl
 NaHCO3 + CaCl2 ® không phản ứng
 Na2CO3 + CaCl2 ® CaCO3¯ + 2NaCl 
0.25
0.25
0.25
0.25
2(2đ)
1
Tính được Zx = 12 (Mg)
 Zy = 12+5 = 17 (Cl)
Viết được CTPT MgCl2 và công thức cấu tạo Mg-Cl- Mg
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
2
CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
0,4mol 0,4mol 0,4mol
Khối lượng các chất trong bình khi phản ứng kết thúc là: 
	0,4.80 + 392 = 424(gam)
Khối lượng CuSO4 trong 30 gam CuSO4.5H2O
Sau khi CuSO4.5H2O tách ra thì dung dịch còn lại có:
	m dd = 424 – 30 = 394(gam), 
Như vây: 349,2 gam H2O hòa tan được 44,8 gam CuSO4
Độ tan của CuSO4 trong điều kiện thí nghiệm trên là: 
	 (gam)
3
(2đ)
1
 Gọi x,y, z lần lượt là số mol của C2H6,C3H6 ,C4H6 (x,y,z > 0)
Ta có: x+ y+z = = 0,1 (mol) (*)
Theo bài ra ta có phương trình phản ứng cháy:
C2H6 + O2 2 CO2 + 3 H2O
 x 2x 3x (mol) 
C3H6 + O2 3 CO2 + 3 H2O
 y 3y 3y (mol) 
 C4H6 + O2 4 CO2 + 3 H2O
 z 4z 3z (mol)
Biết: d A/H2 = =21 (**)
Thay (*)vào
(**): 2x + 3y + 4z = 0,3 ( mol)
Số mol CO2: 2x +3y + 4z = 0,3 (mol)
Số mol H2O : 3(x + y + z) = 3.0,1 = 0,3 (mol).
Khối lượng bình 1 tăng chính là khối lượng H2O: 
m1 = 0,3.18 = 5,4(g)
Khối lượng bình 2 tăng chính là khối lượng CO2:
m2 = 0,3. 44 = 13,2(g) 
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
4
(2đ)
- Các PTHH:
MgCO3 + H2SO4 MgSO4 + CO2 + H2O (1)
0,1 0,1 0,1 0,1 mol
RCO3 + H2SO4 RSO4 + CO2 + H2O (2)
0,1 0,1 0,1 0,1 mol
- Theo bài ra: 
Theo PTHH (1,2) số mol muối sunfat bằng số mol CO2 
Nếu chỉ có gốc SO4 có số mol 0,2 > 12 (g) điều đó chứng tỏ trong dung dịch A chỉ có MgSO4 (muối tan), RSO4 không tan.
- Mặt khác, nung B thu được khí CO2 muối cacbonat còn dư, axit hết.
Theo (1,2) 
- Trong B gồm: , 
Gọi x, y lần lượt là số mol của MgCO3 và RCO3 trong B. Nung B
MgCO3 MgO + CO2 (3)
 x x x (mol)
RCO3 RO + CO2 (4)
y y y (mol)
RSO4 RSO4 (không bị nhiệt phân)
0,1 0,1 mol
mB= 115,3 - (0,1.84) - 0,1(R +60) + 0,1(R + 96) = 110,5 (g)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mC = mB -= 110,5 - 0,5 . 44 = 88,5 (g)
- Theo PTHH (1, 2, 3, 4), ta có :
Số mol MgCO3(bđ) = 0,1 + x, số mol RCO3(bđ) = 0,1 + y.
Theo bài ra : (0,1 + y) = 2,5(0,1 + x) (5)
Theo PTHH (3,4) và số mol CO2 ta có:
 x + y = 0,5 (6) 
- Kết hợp (5,6) ta có hệ phương trình:
Theo khối lượng hỗn hợp ban đầu ta có:
84. 0,2 + (R + 60). 0,5 = 115,3 R = 137 
Vậy R là kim lo¹i Ba
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_gioi_mon_hoa_hoc_thcs_de_so_4_nam_hoc_2011.doc