Đề thi giáo viên giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD & ĐT Hà Hòa

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD & ĐT Hà Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giáo viên giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD & ĐT Hà Hòa
Phòng GD&ĐT 
 hạ hoà
Kỳ thi giáo viên giỏi Năm học 2010 –2011
môn thi: Địa lý
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 12 tháng 4 năm 2011
I.Phần nghiệp vụ: (6,0 điểm)
1. Để soạn một giáo án lên lớp có chất lượng tốt, anh (chị) cần làm những gì?
2. Trong một giờ luyện tập trên lớp, phần đông học sinh không chuẩn bị bài trước ở nhà. Anh (chị) xử lý tình huống này như thế nào để đảm bảo thực hiện được cỏc mục tiờu của bài dạy?
II.Phần kiến thức: (14 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm) 
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
 Đơn vị tính: người/km2
 Năm 
Các vùng
1989
2006
Cả nước
196
254
 - Trung du và miền núi Bắc Bộ
103
119
- Đồng bằng sông Hồng
1030
1225
- Bắc Trung Bộ
170
207
- Duyên hải Nam trung Bộ
167
200
- Tây Nguyên
47
89
- Đông Nam Bộ
219
511
- Đồng bằng sông Cửu Long
364
429
 Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số của các vùng ở nước ta. 
Câu 2: (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)
 Năm 
Các nhóm cây
1990
2000
 Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả
 Tổng số:
6750,4
1199,3
1090,3
9040,4
8211,5
2229,4
2006,6
12447,5
a/ Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20 mm; năm 2000 có bán kính là 24 mm.
b/ Nhận xét và giải thích về sự thay đổi quy mô diện tích và tỷ trọng gieo trồng của các nhóm cây.
Câu 3: (3,0 điểm)
Hãy nêu những thế mạnh và hạn chế về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 4: (2,0 điểm)
 Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông- lâm kết hợp ở Trung du và biền núi Bắc Bộ
 	Ghi chú: Phần thực hành, chỉ cần hướng dẫn được cách giải hoặc cách vẽ biểu đồ, không cần phải giải cụ thể. Phần nhận xét và giải thích cần nêu được những ý chính.
Giỏm thị coi thi khụng giải thớch gỡ thờm
Thớ sinh được phộp sử dụng tài liệu tham khảo
HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIÁO VIấN GIỎI
NĂM HỌC 2010 -2011
MễN ĐỊA Lí
Phần I: Nghiệp vụ
Câu 1
 Để soạn một giáo án lên lớp có chất lượng tốt 
- Nghiên cứu kỹ chương trình, kế hoạch giảng dạy, xác định đúng vị trí, ý nghĩa chuyên môn của bài soạn đó trong chương trình.
- Nghiên cứu kỹ nội dung và tìm tòi phương pháp bài dạy thích hợp.
- Xác định đúng trọng tâm, trọng điểm và những vấn đề cần phải đào sâu, mở rộng của bài dạy.
- Đọc kỹ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo tương ứng.
- Nắm chắc đặc điểm đối tượng học sinh (mặt mạnh, yếu về bộ môn), điều kiện nhà trường, tình hình thực tiễn để vận dụng, liên hệ thích hợp.
- Tham khảo, rút kinh nghiệm bài soạn và giờ dạy đó dạy của các đồng nghiệp. Dành thời gian thích hợp để soạn bài.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
 Xử lý tình huống 
- Một trong yêu cầu đặc trưng của giờ luyện tập trên lớp là học sinh phải chuẩn bị trước ở nhà theo yêu cầu của giáo viên thì có thể đạt kết quả tốt. Nói chung, giáo viên cần tìm mọi cách để hầu hết học sinh thực hiện nghiêm yêu cầu này.
- Trường hợp xảy ra như đã nêu, giáo viên cần bình tĩnh tìm cách điều chỉnh phương pháp thực hiện giờ luyện tập theo tình huống bất thường này.
- Có thể tận dụng những học sinh đã chuẩn bị làm nòng cốt để triển khai kế hoạch và phương pháp giờ dạy đã soạn trước.
- Kết hợp bổ sung yêu cầu học sinh vừa chuẩn bị, vừa tiến hành luyện tập tại lớp theo yêu cầu của bài dạy.
- Cuối giờ, rút kinh nghiệm nghiêm khắc với cả lớp để chấn chỉnh tình hình.
0,5
0,75
0,75
0,5
0.5
II/ Phần kiến thức: (14 điểm)
Câu 1: 4,0đ
a/ Nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số giữa các vùng:
+ Phân bố dân cư: Yêu cầu hướng dẫn h/s:
Tìm vùng có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất; vùng có mật độ dân số cao hơn mức trung bình cả nước .
Nhận xét: Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở vùng đồng bằng, thưa thớt ở miền núi 
=
=
0,75
0,75
+ Sự thay đổi mật độ dân số ở nước ta:
So sánh mật độ dân số của mỗi vùng trong hai năm: 1989 và 2006. 
 Vùng thay đổi lớn nhất: 
 Vùng thay đổi ít nhất:
- Nhận xét chung: Mật độ dân số ngày càng cao, mức độ thay đổi không đều giữa các vùng
=
=
0,5
0,5
b/ Giải thích:
+Phân bố dân cư không đều giữa các vùng là vì: (0.75)
Đồng bằng địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất, sinh hoạt, giao thông ...
Miền núi địa hình hiểm trở, đặc biệt là địa bàn sinh hoạt của dân tộc ít người ...
+ Một số vùng có mật độ dân số tăng nhanh: (0,75)
Tây Nguyên, mật độ tăng nhanh do là vùng trồng cây công nghiệp quy mô lớn
ĐNB vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khả năng thu hút dân cư, lao động lớn ...
=
1,5
Câu 2: 5,0đ
 Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)
a/ Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng:
Xử lý số liệu: chuyển bảng số liệu sang %. Từ bảng số liệu % vẽ biểu đồ đường tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây
Vẽ hai đường tròn, bán kính theo quy ước của đề bài. Trong mỗi hình tròn, các nhóm cây được thể hiện bằng các hình quạt có ký hiệu khác nhau.
=
=
0,5
1,0
 Năm 
Các nhóm cây
1990 (%)
2000 (%)
 Cây lương thực
 Cây công nghiệp
 Cây thực phẩm, cây ăn quả
 Tổng số:
74,2
13,2
12,1
100,0
 66,0
 18,0
 16,0
100,0
b/ Nhận xét và giải thích:
Về sự thay đổi quy mô diện tích: căn cứ bảng số liệu tuyệt đối đã cho, chỉ ra nhóm thay đổi nhiều nhất (cây công nghiệp tăng 1,85, cây ăn quả tăng 1,84, cây lương thực tăng ít nhất chỉ 1,2)
Về sự thay đổi tỷ trọng diện tích gieo trồng: căn cứ vào biểu đồ (hoặc bảng số liệu tương đối), chỉ ra nhóm thay đổi nhiều nhất, nhóm thay đổi ít nhât từ năm 1990 đến 2000.
 Giải thích:
 Nhóm cây công nghiệp và cây ăn quả tăng là do:
- Điều kiện tự nhiên: 
Đất đai, khí hậu của nước ta rất thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và còn nhiều khả năng mở rộng diện tích, nhất là miền núi, trung du (0,75đ)
Cây lương thực khả năng mở rộng diện tích hạn chế (chủ yếu là tăng vụ) (0,25đ)
- Điều kiện KT- XH:
Cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao
Thị trường tiêu thụ lớn cả trong và ngoài nước
=
=
=
=
0,75
0,75
1,0
1,0
Câu 3: (3,0đ)
Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giàu khoáng sản: dẫn chứng
Trữ năng thủy điện dồi dào (đặc biệt trên sông Đà)
Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho trồng cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
Tài nguyên du lịch: vịnh Hạ long, Sapa, hồ Ba Bể ...
Có nhiều đồng cỏ rộng thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn (ví dụ các cao nguyên Mộc Châu ...)
=
3,0
Câu 4: (2,0đ)
ý nghĩa:
 - Đây là mô hình thích hợp với miền núi, dựa trên cơ sở đất đai và rừng.
 - Bảo vệ được môi trường sinh thái (chống xói mòn, bảo vệ rừng...)
 - Góp phần nâng cao đời sống các dân tộc
 - Hạn chế nạn du canh du cư
=
2,0
 ------------- Hết ----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề thi giáo viên giỏi môn Địa huyện Hạ Hòa 2010-2011.doc