Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện Tiếng việt cấp Tiểu học - Năm học 2016-2017

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện Tiếng việt cấp Tiểu học - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện Tiếng việt cấp Tiểu học - Năm học 2016-2017
BAN TỔ CHỨC HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI
CẤP TIỂU HỌC CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ THI HIỂU BIẾT
PHẦN THI TỰ LUẬN
(Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm) Thầy (cô) đã làm gì góp phần thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục – Đào tạo?
Câu 2: (2 điểm) Có phải Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ra đời sẽ thay thế Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT hay không? Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT được ban hành có gây xáo trộn gì trong các hoạt động dạy - học và đánh giá học sinh tiểu học ở các nhà trường hiện nay?
Câu 3: (1 điểm) Để được tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tiểu học cấp huyện lần này, trường thầy (cô) đã thực hiện như thế nào?
.HẾT
BAN TỔ CHỨC HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI
CẤP TIỂU HỌC CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ THI HIỂU BIẾT
PHẦN THI TỰ LUẬN
(Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm) Thầy (cô) đã làm gì góp phần thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục – Đào tạo?
Câu 2: (2 điểm) Có phải Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ra đời sẽ thay thế Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT hay không? Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT được ban hành có gây xáo trộn gì trong các hoạt động dạy - học và đánh giá học sinh tiểu học ở các nhà trường hiện nay?
Câu 3: (1 điểm) Để được tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tiểu học cấp huyện lần này, trường thầy (cô) đã thực hiện như thế nào?
.HẾT
BAN TỔ CHỨC HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI
CẤP TIỂU HỌC CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐÁP ÁN THI HIỂU BIẾT
PHẦN THI TỰ LUẬN
	Câu 1: Giáo viên dựa được vào 9 nhiệm vụ, giải pháp cơ bản trong Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục – Đào tạo để liên hệ đến thực tế bản thân ghi điểm ở mỗi nhiệm vụ, giải pháp như sau:
	1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo.
	Đối với giáo viên là đảng viên làm tốt công tác tuyên truyền (0.5 điểm)
	2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
	Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức (0.5 điểm)
	3- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.
	Thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT(1 điểm)
	4- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
	5- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng.
	6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
	Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu hiện nay (0.5 điểm)
	7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo.
	8- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý.
	Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (0.5điểm)
	9- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.
	Lưu ý: Các giải pháp không liên quan không chấm điểm
	Câu 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22 nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Thông tư 30 chứ không thay thế Thông tư 30. Do đó, khi Thông tư 22 có hiệu lực (từ ngày 06/11/2016), việc đánh giá học sinh tiểu học thực hiện theo các quy định của Thông tư 30 và những sửa đổi, bổ sung được quy định trong Thông tư 22, thể hiện trong văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 Thông tư đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (1 điểm)
Thực tế chỉ có một số điểm được sửa đổi, bổ sung nhằm giúp cho giáo viên, nhà trường dễ dàng thực hiện hơn, khắc phục những khó khăn đã gặp phải khi thực hiện Thông tư 30 trong thời gian qua.
Các tư tưởng nhân văn: đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, trong Thông tư 30 vẫn được kế thừa và phát triển trong Thông tư 22.
Trong thời gian Thông tư 22 chưa có hiệu lực, giáo viên vẫn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30.
Thời điểm Thông tư 22 có hiệu lực (ngày 06/11/2016) cũng chính là thời điểm chuẩn bị cho việc đánh giá giữa học kì I theo kế hoạch thời gian năm học 2016-2017. Do đó, việc ban hành Thông tư 22 sẽ không gây xáo trộn gì trong các hoạt động dạy - học và đánh giá học sinh tiểu học ở các nhà trường. (1điểm)
Câu 3: Đây là câu hỏi để tổng hợp, đánh giá quá trình thực hiện ở cơ sở nên tất cả giáo viên nêu được thực tế việc chọn lựa tại cơ sở (dù chu đáo hay chưa chu đáo) vẫn ghi 1 điểm
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI TU LUAN.doc