Đề thi giáo viên dạy giỏi bậc THCS năm học 2012 - 2013 (Phần thi lý thuyết – Nghiệp vụ dạy học)

doc 6 trang Người đăng nguyenlan45 Lượt xem 1067Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy giỏi bậc THCS năm học 2012 - 2013 (Phần thi lý thuyết – Nghiệp vụ dạy học)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giáo viên dạy giỏi bậc THCS năm học 2012 - 2013 (Phần thi lý thuyết – Nghiệp vụ dạy học)
PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ 
ĐỀ CHÍNH THỨC
	ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC THCS
 	NĂM HỌC 2012 - 2013
	Phần thi lý thuyết – Nghiệp vụ dạy học
	Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (20 điểm).
Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Theo Chương II của Thông tư số 30 có Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Vậy chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học có những tiêu chuẩn nào, có mấy tiêu chí ? Theo anh (chị) Chuẩn nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
Câu 2 (20 điểm).
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học hiện nay là một việc làm thường xuyên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Anh (chị) hiểu như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử ? 	(5 điểm)
Để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả, theo Anh (Chị) bài soạn cần đạt những yêu cầu gì ? 	(15 điểm)
Câu 3 (45 điểm).
	a) Để biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN cần tuân thủ các bước nào ? Nêu tóm tắt yêu cầu của các bước ? 	(20 diểm)
b) Anh (chị) hãy cho biết các hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra, số lần kiểm tra và cách cho điểm theo Quyết định số: 58/2011/QĐ-BGD ĐT ngày 12/12/2011 của bộ GD&ĐT 	(20 điểm)
Vận dụng: Học sinh A có điểm trung bình các môn cả năm như sau (Đối với học sinh không học môn tin hoc):
Toán
Văn
Lý
Hóa
Sinh
Địa
Sử
Anh
CN
GDCD
MT
ÂN
TD
7,9
8,5
8,7
8,4
8,6
9,0
8,5
8,1
8,3
7,9
Đ
Đ
CĐ
Xếp loại lực học cả năm của học sinh A ? Vì sao ? (5 điểm)
Câu 4 (15 điểm) – Xử lý tình huống sư phạm:
Khi bước vào dạy tiết 2, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt những mẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói: “Thưa cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật”. Nói xong, học sinh đó ngồi xuống.
Trong tình huống đó có những cách xử lý nào thường xảy ra ? Bạn sẽ xử lý tình huống đó như thế nào ? Hãy phân tích cách xử lý của bạn.
----------------------
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI LÝ THUYẾT GV DẠY GIỎI CẤP HUYỆN, BẬC THCS
Năm học 2012-2013
-----------------------------------
Câu 1 (20 điểm).
- Chuẩn nghề nghiệp GV trung học có 6 tiêu chuẩn – 25 tiêu chí (10 đ)	 
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. 
Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục. 
Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học. 
Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục. 
Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội. 
Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp. 	
(* Nêu được 6 tiêu chuẩn 25 tiêu chí 2,5 đ; nêu được 2 tiêu chuẩn 2,5 đ)
- Chuẩn quan trọng nhất: Chuẩn 1- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. 
GV có thể có nhiều cách trả lời nhưng phải đạt được các ý cơ bản sau:
+ Như Bác Hồ đã nói: “Có Đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì trở nên vô dụng”. Đối với người GV thì đạo đức nhà giáo là điều rất quan trọng trong công tác giáo dục con người. 
+ Thầy cô giáo phải là người Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân. 
+ Vì "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý" nên đòi hỏi người thầy phải là người cao quý có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh.
+ Vì mỗi thầy cô giáo là một “Tấm gương sáng về đạo đức ” cho học sinh noi theo. Bộ GD&ĐT đưa vấn đề đạo đức lên hàng đầu.
+ Vì “Tất cả vì học sinh thân yêu”
(Nêu được 5 ý - cho 10 điểm)
Câu 2 (20 điểm).
1. Như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử ?	(5 điểm)
- Giáo án điện tử: (2 đ)
+ Giáo án điện tử là bài soạn trên máy tính (giáo án “nền”) có kèm theo một bài giảng điện tử.
+ Giáo án nền (soạn trên máy tính): bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá), đồng thời phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu của bộ môn
- Bài giảng điện tử: (3 đ)
+ Bài giảng điện tử: chủ yếu chỉ gồm những nội dung dạy – học được chọn lọc từ “giáo án nền” để trình bày trên lớp bằng máy tính – nhờ các phần mềm chuyên dụng với những hiệu ứng minh họa. 
+ Bài giảng điện tử là bài giảng có dùng máy tính hỗ trợ, được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng và có thể trình chiếu để thay thế cho bài giảng viết tay.
+ Bài giảng điện tử là một bộ phận của giáo án điện tử, không bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học. 
2. Những yêu cầu cần đạt của bài giảng điện tử	(15 đ)
Yêu cầu
Điểm
I. Thể hiện được mục tiêu bài giảng 
3 đ
- Về kiến thức
- Về kỷ năng
II. Thể hiện được nội dung kiến thức 
3 đ
- Đầy đủ, chính xác
- Thiết kế có hệ thống, Nổi bật trọng tâm
III. Thể hiện được phương pháp 
4 đ
- Rèn luyện được kỷ năng cho học sinh
- Lựa chọn được hoạt động thích hợp thể hiện tính tích cực
- Đầy đủ 4 bước lên lớp: Bài cũ (1) Bài mới (5) Cũng cố (2) Hướng dẫn (2)
IV. Kỷ thuật ứng dụng công nghệ thông tin 
5 đ
1. Thể hiện silide theo hệ thống kiến thức. Các thông tin có sự liên kết, dể thao tác, dể di chuyển đến các slide, menu ..
(1 đ)
2. Tổ chức kiến thức trên một silide hợp lý. Đảm bảo tính thẩm mỹ và sư phạm (màu sắc, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh phù hợp, hấp dẫn (nhưng không phân tán sự chú ý của HS)
(1 đ)
3. Giao diện nhất quán, cấu trúc đề mục bài giảng rõ ràng
(1 đ)
4.Sử dụng các phần mềm hổ trợ phù hợp với đặc thù bộ môn. Kích thích, động viên các giác quan của người học để ghi nhớ và xử lí thông tin.
(1 đ)
5. Tư liệu phục vụ bài giảng phù hợp, vừa phải, đưa vào đúng lúc, hiệu quả
(1 đ)
Câu 3 (45 điểm): 
a- Các bước biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN 	(20 đ)
Bước 1. Xác định mục đích kiểm tra
	+ Căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra
	+ Căn cứ vào chuẩn KTKN
	+ Căn cứ vào thực tế học tập của học sinh 
Bước 2. Xác định hình thức kiểm tra
	1. Đề kiểm tra tự luận;
	2. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
	3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra - Các bước cơ bản: 
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; 
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề 
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề ..... tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính số điểm và Q.Đ số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. ?
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận - Cần đảm bảo nguyên tắc: 
+ Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; 
+ Số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm - cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác; 
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu; 
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra - Gồm các bước sau:
	1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm,
	2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề,
	3) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
* (Nêu được tên 6 bước, mỗi bước 2 điểm. = 12 đ 
 Nêu được nội dung mỗi bước cho 1 điểm. Riêng nội dung bước 3 cho 2 đ)
b) Các hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra, số lần kiểm tra và cách cho điểm theo Quyết định số: 58/2011/QĐ-BGD ĐT ngày 12/12/2011 của bộ GD&ĐT.	(20 điểm)
Điều 7. Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra
1. Hình thức kiểm tra:
Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. 
2. Các loại bài kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
3. Hệ số điểm các loại bài kiểm tra:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3.
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các bài kiểm tra đều tính một lần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ. 
Điều 8. Số lần kiểm tra và cách cho điểm
1. Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.
2. Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn học bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:
a) Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần;
b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần;
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần.
3. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận là số nguyên, điểm KTtx theo hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTđk là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
4. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 điều này phải được kiểm tra bù. Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với môn đánh giá bằng cho điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ (đối với môn đánh giá bằng nhận xét). 
(* Nêu được nội dung điều 7 cho 7 điểm; Nêu được nội dung điều 8 cho 8 điểm)
Vận dụng: xếp loại học lực cả năm xếp loại trung bình. 	(5 điểm)
Vì: theo Điều 13 Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học: “Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau: .
b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
Học sinh A ĐTBcn đạt mức loại G (8,4 đ) nhưng do kết quả của một môn TD xếp loại chưa đạt nên phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Trung binh.
Câu 4 (15 điểm).
	Có 4 cách xử lý thường xảy ra. Xử lý hợp lý nhất là cách thứ 4
	1. Phê bình em học sinh đó và dứt khoát yêu cầu em phải lên nhặt giấy vụn để đảm bảo uy tín của cô.
2. Gọi em khác hoặc em trực nhật lên dọn.
3. Không nói gì thêm mà lẳng lặng bước lên bục giảng xóa bảng và cúi xuống nhặt mấy mẩu giấy vụn bỏ vào sọt rác. Sau đó bạn bắt đầu bài giảng một cách bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
4. Bạn sẽ nói rằng: “Vậy thì em có thể làm giúp cô được không ?” Sau đó bạn nên khen ngợi em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm.
* Nêu được các cách xử lý: 	5 điểm (Nêu được cách 4 cho 2đ)
* Phân tích đúng:	10 điểm
----------------------
Giám khảo lựa chọn ý trong bài làm của thí sinh để chấm, không nhất thiết phải theo HD chấm

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_GVG_CAP_TINH.doc