SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ IX NĂM 2013 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: HÓA HỌC- LỚP: 10 Câu 1: Cấu tạo nguyên tử - hạt nhân (2.5 điểm) 1. Hợp chất M tạo bởi 2 nguyên tố X và Y, cho biết: - Tổng số 3 loại hạt trong nguyên tử X là 52, hoá trị cao nhất của X với oxi gấp 7 lần hoá trị của X với hiđro. - Y thuộc cùng chu kì với X, có cấu hình electron: ...np1. a. Xác định số thứ tự X, Y trong bảng hệ thống tuần hoàn và gọi tên 2 nguyên tố. b. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của M biết hiệu độ âm điện giữa X và Y có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1,77. Khối lượng phân tử của M là 267. 2. Khi bắn phá hạt nhân 235U bằng một nơtron, người ta thu được các hạt nhân 138Ba, 86Kr và 12 hạt nơtron mới. a) Hãy viết phương trình của các phản ứng hạt nhân đã xảy ra. b) Tính năng lượng thu được (ra kJ), khi 2,00 gam 235U bị phân hạch hoàn toàn. Cho: Khối lượng nơtron (n) = 1,0087 u. Nguyên tử khối của 235U, 137Ba và 86Kr lần lượt là 235,04 u; 137,91 u; 85,91 u và vận tốc ánh sáng c = 3.108 m/s. Câu 2: Hình học phân tử - Liên kết hóa học - Tinh thể – ĐLTH (2.5 điểm) 1. Cho kim loại A tồn tại ở cả 2 dạng lập phương tâm khối và lập phương tâm diện. Khi A tồn tại ở dạng lập phương tâm khối thì khối lượng riêng của A là 15g/cm3. Hãy tính khối lượng riêng của A ở dạng lập phương tâm diện. Cho rằng bán kính của A như nhau trong cả 2 loại tinh thể. 2. Cho các phân tử: Cl2O ; O3 ; SO2 ; NO2 ; CO2 và các góc liên kết: 1200 ; 1100 ; 1320 ; 116,50 ; 1800. a) Hãy ghi giá trị góc liên kết trên cho phù hợp với các phân tử tương ứng. b) Giải thích (ngắn gọn) Câu 3. Nhiệt hóa học và cân bằng hóa học (2,5 điểm) Cho các phản ứng sau với các dữ kiện nhiệt động của các chất ở 250C: CO2 + H2 CO + H2O CO2 H2 CO H2O DH0298 (KJ/mol) S0298 (J/mol) -393,5 213,6 0 131,0 -110,5 197,9 -241,8 188,7 a. Hãy tính DH0298 , DS0298 và DG0298 của phản ứng và nhận xét phản ứng có tự xảy ra theo chiều thuận ở 250C hay không? b. Giả sử DH0 của phản ứng không thay đổi theo nhiệt độ. Hãy tính DG01273 của phản ứng thuận ở 10000C và nhận xét. c. Hãy xác định nhiệt độ (0C) để phản ứng thuận bắt đầu xảy ra ( giả sử bỏ qua sự biến đổi DH0, DS0 theo nhiệt độ). Câu 4: Động học (2,5 điểm) 4.1.(1,5đ) Phản ứng: A(k) B(k) + C(k) Ở nhiệt độ T1 phản ứng có hằng số tốc độ k1 = 2,3.10-4s-1. Khi nhiệt độ tăng thêm 200C thấy tốc độ phản ứng tăng lên gấp đôi. a. Viết phương trình động học của phản ứng. b. Thiết lập phương trình Arrhenius cho phản ứng. Biết T1 = 780oK c. Tính thời gian nửa phản ứng ở nhiệt độ sau. 4.2. (1,0 điểm) Phản ứng: 2NO2(k) N2O4 (k) ; KP = 9,2 ở 250C Hỏi ở cùng nhiệt độ phản ứng trên đi theo chiều nào với điều kiện sau: a. b. c. Câu 5: Dung dịch (axit bazơ, kết tủa) : 2.5 điểm Cho biết hằng số điện li của axit axetic: Ka (CH3COOH) = 1,8.10-5 ; axit propionic : Ka (C2H5COOH) = 1,3.10-5. Một dung dịch chứa CH3COOH 0,002M và C2H5COOH x M. Hãy xác định giá trị của x để trong dung dịch này có độ điện li của axit axetic là 0,08. Câu 6: Phản ứng oxi hóa khử 2.5 điểm 1. Biết thế oxi hóa khử tiêu chuẩn: E0 Cu2+/Cu+ = +0,16 V E0 Fe3+/Fe2+ = +0,77 V E0 Ag+/Ag = +0,8 V E0 Cu+/Cu = +0,52 V E0 Fe2+/Fe = -0,44 V E0 I2/2I- = +0,54 V Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra trong các trường hợp sau, viết phương trình phản ứng (giải thích): a. Cho bột sắt vào dung dịch sắt (III) sunfat. b. Cho bột đồng vào dung dịch đồng (II) sunfat. c. Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (II) nitrat. d. Cho dung dịch sắt (III) nitrat vào dung dịch kali iotua có hồ tinh bột. 2. A là dung dịch CuSO4 và NaCl. Điện phân 500 ml dung dịch A với điện cực trơ, màng ngăn xốp bằng dòng điện I=10A. Sau 19 phút 18 giây ngừng điện phân được dung dịch B có khối lượng giảm 6,78 gam so với dung dịch A . Cho khí H2S từ từ vào dung dịch B được kết tủa, sau khi phản ứng xong được dung dịch C có thể tích 500 ml, pH =1,0. Tính nồng độ mol của CuSO4 , NaCl trong dung dịch A? Câu 7. Halogen-oxi-lưu huỳnh (2,5 điểm) a. (1,5 điểm)Hãy hoàn thành các PTPƯ điều chế clo trong phòng thí nghiệm theo sơ đồ chuyển hoá sau: (1) ... + ... KCl + ... + Cl2 (2) ... + ... PbCl2 + ... + Cl2 (3) ... + ... ... + ... + Cl2 (4) ... + ... ... + ... + ... + Cl2 (5) ... + ... ... + ... + ... + Cl2 (6) ... + ... + ... ... + MnSO4 + ... + ... + Cl2 b. (1,0 điểm) Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2 và KCl có khối lượng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A, thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và một thể tích O2 vừa đủ oxi hoá SO2 thành SO3 để điều chế 191,1 gam dung dịch H2SO4 80%. Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ), thu được kết tủa C và dung dịch D. Lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp lần lượng KCl có trong A. 1.Tính khối lượng kết tủa C. 2.Tính % khối lượng KClO3 trong A. Câu 8. Thực hành – thí nghiệm (chủ đề chuẩn độ) (2,5 điểm) Hoà tan hết 1,25 gam một đơn axit hữu cơ (viết tắt là HA) vào nước đến mức 50 mL, được dung dịch A. Tiến hành chuẩn độ dung dịch A bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,09 M. Biết rằng: khi thêm 8,24 mL dung dịch NaOH vào dung dịch A thì pH của dung dịch thu được bằng 4,30; khi thêm 41,20 mL dung dịch NaOH vào dung dịch A thì đạt tới điểm tương đương. a. Tính khối lượng mol của axit HA. b. Tính hằng số axit Ka của HA. c. Tính pH của dung dịch tại điểm tương đương trong phép chuẩn độ trên. d. Chọn chất chỉ thị thích hợp cho phép chuẩn độ trên trong số các chất chỉ thị sau: - Metyl da cam (pH = 4,4). - Metyl đỏ (pH = 6,2). - Phenolphtalein (pH = 9,0).
Tài liệu đính kèm: