Đề thi đề nghị hội thi học sinh giỏi đồng bằng bắc bộ môn: Hóa học 10

doc 19 trang Người đăng tranhong Lượt xem 6219Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị hội thi học sinh giỏi đồng bằng bắc bộ môn: Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi đề nghị hội thi học sinh giỏi đồng bằng bắc bộ môn: Hóa học 10
 SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỘI THI HSG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Môn: Hóa Học 10
Thời gian: 180 phút
Bài số 01.2đ
Viết công thức Lewis, dự đoán cấu trúc hình học cho các phân tử sau đây: XeO2F4, ICl4+, PCl4-, N3-.
Sử dụng thuyết VB hãy viết công thức của phân tử O2 và C2. Nghiên cứu tính chất của O2 và C2 người ta thu được các kết quả thực nghiệm sau:
 Phân tử Năng lượng liên kết, kJ/mol Độ dài liên kết, pm Từ tính 
 O2 495 131 thuận từ
 C2 620 121 nghịch từ	
Kết quả thực nghiệm này có phù hợp với cấu tạo phân tử đưa ra bởi thuyết VB không biết rằng: EC=C trong C2H4 = 615 kJ/mol, ECºC trong C2H2 = 812 kJ/mol, và EO-O trong H2O2 = 142 kJ/mol.
Sử dụng thuyết MO hãy giải thích kết quả thực nghiệm thu được.
Bài số 22đ 
Kim loại kẽm kết tinh theo kiểu mạng lục phương đặc khít HCP với khối lượng riêng là 7,14 g/cm3.
Tính các kích thước a và c ô mạng cơ sở của tinh thể kim loại kẽm.
Tính bán kính nguyên tử kẽm theo pm.
Kẽm tác dụng với phi kim A tạo ra hợp chất ZnA, kết tinh theo kiểu mạng sphalerit. Phép phân tích nhiễu xạ tia X tinh thể ZnA cho biết cạnh ô mạng cơ sở a = 5,41 angstrom. 
Cho biết A là nguyên tố nào biết rằng khối lượng riêng của ZnA là 4,10 g/cm3.
Tính khoảng cách gần nhất giữa hai nguyên tử Zn và A trong tinh thể ZnA.
Bài số 3.2đ
 1. Iot phóng xạ, 131I, phát ra tia beta và gama với thời gian bán rã là 8,02 ngày. Nó thường được dùng phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp dưới dạng dung dịch muối natri iodua-131. 
 a. Viết phương trình cho phản ứng phân rã của iot phóng xạ 131I.
 b. Một liều 1,00 mL dung dịch natri iodua-131 với hoạt độ phóng xạ ban đầu 100 mCi được bơm vào máu một bệnh nhân khối lượng 70 kg. Sau hai ngày, khi lượng iot phóng xạ đã khuếch tán đều trong máu, một mẫu 1,00 mL máu được hút ra. Hoạt độ phóng xạ của 1,00 mL máu này là 1,68 10-2 mCi. Ước tính xem trong cơ thể bệnh nhân này có bao nhiêu mililit máu.
 2. Xét phản ứng đơn giản: A B 
 Nồng độ ban đầu của A là 0,100 M . 
 Sau 1 giờ nồng độ của A còn lại là 0,050 M.
 Cho biết nồng độ của A sau hai giờ nếu:
 a. phản ứng là bậc 0 đối với A.
 b. phản ứng là bậc 1 đối với A.
Bài số 42đ 
 1. Metyl hydrazin (CH3NHNH2) và đinitơ tetroxit (N2O4) đã từng được dùng làm nhiên liệu cho tên lửa trong dự án Apollo II của NASA. Phản ứng này dễ xảy ra ở mọi nhiệt độ, tỏa ra rất nhiều nhiệt, sản phẩm đều là các chất khí không độc hại là những ưu điểm dễ thấy.
 N2O4(l) + N2H3CH3(l) ® H2O(k) + N2(k) + CO2(k) 
 a. Cân bằng phản ứng trên bằng phương pháp thăng bằng electron với các số nguyên nhỏ nhất có thể.
 b. Sử dụng các thông số:
 Chất CH3NHNH2(l) N2O4(l) CO2(k) H2O(l)
 DH0f, kJ/mol +53 +28,9 -393 -285,8
 Nhiệt hóa hơi của nước: +40,7 kJ/mol
, hãy tính nhiệt tỏa ra theo phương trình cân bằng ở phần 1.
 2. Sử dụng các giá trị entanpy thu được từ thực nghiệm ở dưới đây hãy tính năng lượng mạng lưới tinh thể liti florua. 
 DH0 nguyên tử hóa tinh thể liti = +161 kJ mol-1
 DH0 nguyên tử hóa phân tử F2 = +159 kJ/mol F2
 Năng lượng ion hóa thứ nhất của Li = +520 kJ mol-1 
 Ái lực electron của nguyên tử F = -328 kJ mol-1 
 Nhiệt hình thành của LiF(r) = -617 kJ mol-1
Bài số 52đ Các năng lượng ion hóa kế tiếp nhau của hai nguyên tố X, Y trong chu kì 3 được cho ở bảng dưới đây:
 Nguyên tố Năng lượng ion hóa, kJ/mol
 I1 I2 I3 I4 I5 I6 I7 I8 
 X 577.5 1816,7 2744,8 11577 14842 18379 23326 27465
 Y 1251,2 2298 3822 5158,6 6542 9362 11018 33604
 1. Gọi tên, xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
 2. X tác dụng với Y tạo ra hợp chất Z có công thức XmYn. Ở điều kiện 12000C – 1 atm thì khối lượng riêng của khí Z là 1,10 g/L. Giả thiết rằng Z xử sự một khí lí tưởng, xác định công thức hóa học của Z.
 3. XmYn dễ đime hóa theo cân bằng: 
 2XmYn(k) X2mY2n(k)
 Ở điều kiện 700 0C, 1 atm, áp suất riêng phần của XmYn là 7,20%.
 a. Tính giá trị hằng số cân bằng Kp của phản ứng đime hóa.
 b. Tính áp suất riêng phần của XmYn trong hỗn hợp cân bằng ở điều kiện 700 0C, 0,1 atm.
Bài số 6.2đ Hệ đệm cacbonat-axit cacbonic trong máu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định pH của máu. Cơ chế hoạt động của hệ đệm này liên quan đến các cân bằng sau đây:
 (1): H2CO3(dd) H+( dd) + HCO3–(dd) pKa1 = 6,37
 (2): HCO3-( dd) H+(dd) + HCO3-(dd) Ka2 = 10,32 
 (3): H2O(l) H+(dd) + OH- (dd) Kw = 1,0 10-14
 1. Tính pH của dung dịch bão hòa khí CO2 ở 250C – 1 atm. Coi như toàn bộ CO2 hòa tan ở dạng H2CO3. Độ tan của CO2 ở điều kiện 250C – 1 atm là 2,04 g/L.
 2. Tính pH của các dung dịch sau.
 Dung dịch NaHCO3 0,1M
 Dung dịch Na2CO3 0,1M
 3. Tỉ lệ nồng độ H2CO3/HCO3- trong máu nên được duy trì trong khoảng giá trị nào để ổn định pH của máu trong khoảng 7,40 ± 0,05?
 4. Biết rằng Hemoglobin vận chuyển O2 theo cân bằng:
 HbH + O2 HbO2 + H+
 Cho biết tác hại của việc sống trong điều kiện nồng độ cacbonic quá cao.
Bài số 7.2đ Cho các phản ứng:
 (1): A(k) ® B(k)
 (2): X(r) + A(k) + H2O(l) ® H2SO4(dd)
 (3): X(r) + B(k) ® Y(k)
 (4): Y(k) + A(k) + H2O(l) ® H2SO4(dd)
 (5): Z(k) + X(r) ® T(k)
 (6): Pb(NO3)2 + T(k) ® D(r) ¯ + E(dd)
 (7): D(r) + A(k) ® F(r) + B(k)
 (8): D(r) + B(k) ® G(r) + Y(k)
Hoàn thành các phản ứng trên bằng cách tìm các chất vô cơ phù hợp để gán cho mỗi chữ cái in hoa, cân bằng phản ứng thu được. 
Bài số 8.2đ
 1.1đ Cho pin điện hóa:
 Pt | H2(p = 1 atm), HAc 0,01M, NaAc 0,01M || NaCl 0,01M | AgCl, Ag
 Tính hằng số phân li của axit axetic ở 25 0C biết rằng:
 Sức điện động của pin bằng 0,622 V ở 250C.
 E0(Ag+/Ag) = +0,80 V
 T(AgCl) = 1,77 10-10
 E0(2H+/H2) = 0,000 V
 2. Biết rằng: E0(2H+/H2) = 0,000 V; E0(O2, 2H2O, 4H+) = 1,23 V; E0(Cu2+/Cu) = +0,34V. Có thể sản xuất được CuSO4 bằng cách:
cho Cu vào dung dịch H2SO4 ở pH = 0, p = 1, t0 = 250C atm hay không?
cho Cu vào dung dịch H2SO4 ở pH = 1, t0 = 250C được sục khí oxy liên tục ở áp suất 0,50 atm, nồng độ được Cu2+ được duy trì 2M?
Bài số 9.2đ Xử lí 13,16 gam hỗn hợp chất rắn X gồm hai muối khan KIOx và KIOy (y > x) bằng một lượng dư KI trong môi trường axit thu được 200 mL dung dịch A. 
 a. Viết phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra dưới dạng ion rút gọn.
 b. Lấy 25 mL dung dịch A cho vào một bình định mức 150 mL, pha loãng bằng nước cất, điều chỉnh dung dịch về pH = 3, thêm nước đến vạch. Để chuẩn độ 25 mL dung dịch trong bình định mức này cần dùng 41,67 mL dung dịch Na2S2O3 0,2M để đạt tới điểm cuối với chỉ thị hồ tinh bột. Cho biết công thức hóa học và phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp đầu biết tỉ lệ mol của chúng là 2 : 1.
Bài số 102đ Đốt cháy hoàn toàn a gam muối sunfua của sắt và đồng trong một bình kín có thể tích 5 lit chứa 1,2 mol khí oxi thu được 30,4 gam chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Để nguội về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất khí trong bình tăng thêm 22,5% so với trước khi phản ứng. Để oxi hóa hoàn toàn khí Y cần dùng vừa hết 255 mL dung dịch H2O2 2M.
 1. Xác định giá trị của a.
 2. Xác định công thức hai muối sunfua biết số nguyên tử S trong mỗi muối không vượt quá 5.
 3. Hòa tan chất rắn X bằng một lượng dư H2SO4 loãng thu được dung dịch Z. Cho bột sắt vào dung dịch Z đến khi bột sắt không tan được nữa thu được 250 mL dung dịch T, 15,04 gam chất rắn Q, và 1,344 lit khí hidro (đktc). Để chuẩn độ hết 25 mL dung dịch T trong môi trường axit cần dùng 60 mL dung dịch KMnO4. 
 a. Cho biết nồng độ dung dịch KMnO4 đã dùng.
 b. Cho chất rắn Q vào 500 mL dung dịch HNO3 thấy thoát ra 3,136 lit khí R (đktc) và còn lại 3,2 gam kim loại không tan. Cho biết công thức của khí R và nồng độ mol/L của dung dịch HNO3 đã dùng.
HẾT
 Người ra đề: Nguyễn Trí Nguyên
 ĐTDD: 0905350967
 Email: tringuyenoriental@gmail.com
 SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
 ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỘI THI HSG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
 Môn: Hóa học 10
Bài số 01.2đ
Viết công thức Lewis, dự đoán cấu trúc hình học cho các phân tử sau đây: XeO2F4, ICl4+, PCl4-, N3-.
Sử dụng thuyết VB hãy viết công thức của phân tử O2 và C2. Nghiên cứu tính chất của O2 và C2 người ta thu được các kết quả thực nghiệm sau:
 Phân tử Năng lượng liên kết, kJ/mol Độ dài liên kết, pm Từ tính 
 O2 495 131 thuận từ
 C2 620 121 nghịch từ	
Kết quả thực nghiệm này có phù hợp với cấu tạo phân tử đưa ra bởi thuyết VB không biết rằng: EC=C trong C2H4 = 615 kJ/mol, ECºC trong C2H2 = 812 kJ/mol, và EO-O trong H2O2 = 142 kJ/mol.
Sử dụng thuyết MO hãy giải thích kết quả thực nghiệm thu được.
Đáp án:
1đ Cấu trúc phân tử
Phân tử
Công thức VSEPR
Hình học cặp electron hóa trị
Hình học 
phân tử
Công thức Lewis
XeO2F4
XeO2F4L0
Bát diện
Bát diện
ICl4+
ICl4+L1
Lưỡng tháp tam giác
Bập bênh
PCl4-
PCl4-L1
Lưỡng tháp tam giác
Bập bênh
N3-
NN2L0
Thẳng
Thẳng
1đ Liên kết hóa học
0,5đ Cấu tạo phân tử O2 và C2 theo thuyết VB: 
Kết quả thực nghiệm:
 Phân tử Năng lượng liên kết, kJ/mol Độ dài liên kết, pm Từ tính 
 O2 495 131 thuận từ
 C2 620 121 nghịch từ	
 C2H4 EC=C = 615
 C2H2 ECºC = 812 
 H2O2 EO-O = 142 	
-Phân tử C2: không phù hợp vì liên kết bốn C-C không thể có năng lượng nhỏ hơn liên kết ba.
-Phân tử O2: phù hợp về mặt năng lượng liên kết nhưng không phù hợp về mặt từ tính.
0,5đ Theo thuyết MO, cấu hình electron của phân tử O2 và C2 lần lượt là:
O2: (s1s)2(s*1s)2(s2s)2(s*2s)2(s2p)2(p1)2(p2)2(p*1)1(p*2)1
C2: (s1s)2(s*1s)2(s2s)2(s*2s)2(p1)2(p2)2 
-Độ bội liên kết của phân tử C2 hay O2 đều là 2. Điều này phù hợp với thực nghiệm.
-Về mặt từ tính, C2 nghịch từ còn O2 thuận từ cũng phù hợp với thực nghiệm.
 -Sự có mặt của hai electron ở MO phản liên kết trong phân tử O2 làm cho liên kết đôi O=O trở nên kém bền hơn so với liên kết đôi C=C cho dù d(O=O) < d(C=C).
HS không giải thích được ý cuối cùng, chỉ cho 0,25đ phần b.
Bài số 22đ 
Kim loại kẽm kết tinh theo kiểu mạng lục phương đặc khít HCP với khối lượng riêng là 7,14 g/cm3.
Tính các kích thước a và c ô mạng cơ sở của tinh thể kim loại kẽm.
Tính bán kính nguyên tử kẽm theo pm.
Kẽm tác dụng với phi kim A tạo ra hợp chất ZnA, kết tinh theo kiểu mạng sphalerit. Phép phân tích nhiễu xạ tia X tinh thể ZnA cho biết cạnh ô mạng cơ sở a = 5,41 angstrom. 
Cho biết A là nguyên tố nào biết rằng khối lượng riêng của ZnA là 4,10 g/cm3.
Tính khoảng cách gần nhất giữa hai nguyên tử Zn và A trong tinh thể ZnA theo pm.
Đáp án:
1. Kẽm kết tinh theo kiểu mạng lục phương đặc khít HCP: Z = 4
 a.0,5đ Vô mạng = 3a2 a= 3a3 = 9,128 10-23 cm3
 a = 2,78 10-8 cm = 2,78 angstrom
 c = a = 4,54 angstrom
 b.0,5đ r = 1,39 angstrom = 139 pm
 2. 
 a. 0,5đ MZnA = = 97,7 g/mol Þ A = 32,31 g/mol
 A là S.
 b. 0,5đ Xét một ô mạng cơ sở sphalerit ZnS cạnh a, và khoảng cách gần nhất giữa hai nguyên tử Zn-S được kí hiệu là d(Zn-S).
 Ta có: = 2d(Zn-S)sin 
 d(Zn-S) = a 
 = 5,41
 = 234,2 angstroms 
 = 234,2 pm
Bài số 3.2đ
 1. Iot phóng xạ, 131I, phát ra tia beta và gama với thời gian bán rã là 8,02 ngày. Nó thường được dùng phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp dưới dạng dung dịch muối natri iodua-131. 
 a. Viết phương trình cho phản ứng phân rã của iot phóng xạ 131I.
 b. Một liều 1,00 mL dung dịch natri iodua-131 với hoạt độ phóng xạ ban đầu 100 mCi được bơm vào máu một bệnh nhân khối lượng 70 kg. Sau hai ngày, khi lượng iot phóng xạ đã khuếch tán đều trong máu, một mẫu 1,00 mL máu được hút ra. Hoạt độ phóng xạ của 1,00 mL máu này là 1,68 10-2 mCi. Ước tính xem trong cơ thể bệnh nhân này có khoảng bao nhiêu lit máu.
 2. Xét phản ứng đơn giản: A B 
 Nồng độ ban đầu của A là 0,100 M . 
 Sau 1 giờ nồng độ của A còn lại là 0,050 M.
 Cho biết nồng độ của A sau hai giờ nếu:
 a. phản ứng là bậc 0 đối với A.
 b. phản ứng là bậc 1 đối với A.
Đáp án:
 1.
 a. ® + + g
 b. Gọi Vt là tổng thể tích máu trong cở thể bệnh nhân được tiêm 1,00 mL dung dịch 131I 100 mCi. Hoạt độ phóng xạ trong gây ra bởi sự phân rã của 131I sau hai ngày trên 1,00 mL máu của bênh nhân là: 
 A = (100 mCi ) = 1,68 10-2 mCi
 Vt = 5007 mL » 5 L
2. 
 a. [A] = [A]0 - k.t
 Khi t = 1h thì [A] = 0,05: 0,05 = 0,1 - k . 1 
 k = 0,05 (mol.l- 1.h- 1)
 Sau 2 giờ, [A] = 0,1 - 0,05 2 = 0
b. [A] = [A]0 . e- k.t
 Khi t = 1h thì [A] = 0,05
 k = = = ln2 
 Sau 2h nồng độ của A là :
 [A] = [A]0.e-k.t 
 = [A]0 . e-ln2.2 = 0,025 M 
Bài số 42đ 
 1. Metyl hydrazin (CH3NHNH2) và đinitơ tetroxit (N2O4) đã từng được dùng làm nhiên liệu cho tên lửa trong dự án Apollo II của NASA. Phản ứng này dễ xảy ra ở mọi nhiệt độ, tỏa ra rất nhiều nhiệt, sản phẩm đều là các chất khí không độc hại là những ưu điểm dễ thấy.
 N2O4(l) + N2H3CH3(l) ® H2O(k) + N2(k) + CO2(k) 
 a. Cân bằng phản ứng trên bằng phương pháp thăng bằng electron với các số nguyên nhỏ nhất có thể.
 b. Sử dụng các thông số:
 Chất CH3NHNH2(l) N2O4(l) CO2(k) H2O(l)
 DH0f, kJ/mol +53 +28,9 -393 -285,8
 Nhiệt hóa hơi của nước: +40,7 kJ/mol
, hãy tính nhiệt tỏa ra theo phương trình cân bằng ở phần 1.
 2. Sử dụng các giá trị entanpy thu được từ thực nghiệm ở dưới đây hãy tính năng lượng mạng lưới tinh thể liti florua. 
 DH0 nguyên tử hóa tinh thể liti = +161 kJ mol-1
 DH0 nguyên tử hóa phân tử F2 = +159 kJ/mol F2
 Năng lượng ion hóa thứ nhất của Li = +520 kJ mol-1 
 Ái lực electron của nguyên tử F = -328 kJ mol-1 
 Nhiệt hình thành của LiF(r) = -617 kJ mol-1
Đáp án:
 1. 
 a.0,5đ 2N+4 + 8e ® N2 | 5
 N2H3CH3 ® 6H+1 + C+4 + N2 + 10e | 4
 5N2O4(l) + 4N2H3CH3(l) ® 12H2O(k) + 9N2(k) + 4CO2(k)
 b.0,5đ
 Nhiệt hình thành tiêu chuẩn của nước ở thể khí:
 H2(k) + 0,5O2(k) ® H2O(l) DH0f(H2O(l)) = -285,8 kJ/mol
 H2O(l) ® H2O(k) DH0vaf = +40,7 kJ/mol
 H2(k) + 0,5O2(k) ® H2O(k) DH0f(H2O(k)) = -285,8 + 40,7 = -245,1 kJ/mol
 Hiệu ứng nhiệt của phản ứng:
 5N2O4(l) + 4N2H3CH3(l) ® 12H2O(k) + 9N2(k) + 4CO2(k)
 DH0r = 12(-245,1) + 4(-393) - 4(+53) - 5(+28,9) = -4872,1 kJ
 2.1đ Li(r) ® Li(k) DH1 = +161 kJ mol-1
 Li(k) ® Li+(k) + 1e- DH2 = +520 kJ mol-1
 F2(k) ® 2F(k) DH3 = +159 kJ mol-1
 F(k) + 1e- ® F-(k) DH4 = -328 kJ mol-1
 Li+(k) + F-(k) ® LiF(r) DHtt = ?
 Li(r) + F2(k) ® LiF(r) DHf(LiF(r)) = -617 kJ mol-1
 Theo định luật Hess ta có: DHf(LiF(r)) = DH1 + DH2 + 0,5 DH3 + DH4 + DHtt
 DHtt = - 617 - [161 + 520 + 79,5 - 328] 
 = -1050 kJ mol-1
Bài số 52đ Các năng lượng ion hóa kế tiếp nhau của hai nguyên tố X, Y trong chu kì 3 được cho ở bảng dưới đây:
 Nguyên tố Năng lượng ion hóa, kJ/mol
 I1 I2 I3 I4 I5 I6 I7 I8 
 X 577.5 1816.7 2744.8 11577 14842 18379 23326 27465
 Y 1251.2 2298 3822 5158.6 6542 9362 11018 33604
 1. Gọi tên, xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
 2. X tác dụng với Y tạo ra hợp chất Z có công thức XmYn. Ở điều kiện 12000C – 1 atm thì khối lượng riêng của khí Z là 1,10 g/L. Giả thiết rằng Z xử sự một khí lí tưởng, xác định công thức hóa học của Z.
 3. XmYn dễ đime hóa theo cân bằng: 
 2XmYn(k) X2mY2n(k)
 Ở điều kiện 700 0C, 1 atm, áp suất riêng phần của XmYn là 7,20%.
 a. Tính giá trị hằng số cân bằng Kp của phản ứng đime hóa.
 b. Tính áp suất riêng phần của XmYn trong hỗn hợp cân bằng ở điều kiện 700 0C, 0,1 atm.
Đáp án: 
 1.0,5đ Dễ dàng nhận thấy:
 * Năng lượng ion hóa thứ tư của X tăng đột biến, chứng tỏ X3+ đã có cấu hình electron bền vững của khí hiếm. Nguyên tố X thuộc nhóm IIIA, chu kì 3, đó là Al.
 * Năng lượng ion hóa thứ bảy của Y tăng đột biến, chứng tỏ Y7+ đã có cấu hình electron bền vững của khí hiếm. Nguyên tố Y thuộc nhóm VIIA, chu kì 3, đó là Cl.
 2.0,5đ MZ = 1,10 = 132,9 g/mol
 Vậy, Z là AlCl3
 3. 2AlCl3 Al2Cl6
 a.0,5đ Kp = = = 179,01
 b.0,5đ Ở áp suất 0,1 atm:
 Kp = = 179,01
 = 179,01
 p(AlCl3) = 0,021 atm
Bài số 6.2đ Hệ đệm cacbonat-axit cacbonic trong máu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định pH của máu. Cơ chế hoạt động của hệ đệm này liên quan đến các cân bằng sau đây:
 (1): H2CO3(dd) H+( dd) + HCO3–(dd) pKa1 = 6,37
 (2): HCO3-( dd) H+(dd) + HCO3-(dd) Ka2 = 10,32 
 (3): H2O(l) H+(dd) + OH- (dd) Kw = 1,0 10-14
 1. Tính pH của dung dịch bão hòa khí CO2 ở 250C – 1 atm. Coi như toàn bộ CO2 hòa tan ở dạng H2CO3. Độ tan của CO2 ở điều kiện 250C – 1 atm là 2,04 g/L.
 2. Tính pH của các dung dịch sau.
 Dung dịch NaHCO3 0,1M
 Dung dịch Na2CO3 0,1M
 3. Tỉ lệ nồng độ H2CO3/HCO3- trong máu nên được duy trì trong khoảng giá trị nào để ổn định pH của máu trong khoảng 7,40 ± 0,05?
 4. Biết rằng Hemoglobin vận chuyển O2 theo cân bằng:
 HbH + O2 HbO2 + H+
 Cho biết tác hại của việc sống trong điều kiện nồng độ cacbonic quá cao.
Đáp án:
 a. C0(H2CO3) = 0,033 mol/L
 (1): H2CO3(dd) H+( dd) + HCO3–(dd) Ka1 = 4,27 10–7
 (2): HCO3-( dd) H+(dd) + HCO3-(dd) Ka2 = 4,79 10–11 
 (3): H2O(l) H+(dd) + OH- (dd) Kw = 1,0 10-14
Điều kiện proton:
 [H+] = [HCO3-] + 2[CO32-] + [OH-] 
 = + 2 + 
 [H+]3 - (Kw + Ka1C0)[H+] - 2Ka1Ka2C0 = 0
 [H+]3 - 4,27 10–8 [H+] - 4,09 10–18= 0
 [H+] = 2,07 10-4 M Þ pH = 3,68
 b. 
 * NaHCO3 ® Na+ + HCO3-
 HCO3- + H2O H3O+ + CO32- Ka2 = 4,79 10–11
 HCO3- + H2O OH- + H2CO3 Kb2 = KwKa1-1 
 H2O H+ + OH- Kw = 1,0 10-14
 Điều kiện proton: 
 [H+] = [OH-] + [HCO3-] - [H2CO3]
 = + - 
 [H+]2(1 + ) = Kw + Ka1C0
 [H+] = = 4,52 10-9 Þ pH = 8,34 
 * Na2CO3 ® 2Na+ + CO32- 
 CO32- + H2O HCO3- + OH- Kb1 = KwKa2-1 = 2,13 10-4
 HCO3- + H2O H2CO3 + OH- Kb2 = KwKa1-1 = 2,38 10-8 
 H2O H+ + OH- Kw = 1,0 10-14
 Điều kiện proton: 
 [H+] = [OH-] - [HCO3-] - 2[H2CO3]
 [H+] = - - 2
 2C0[H+]3 + (Ka1Ka2 + Ka1C0)[H+]2 - KwKa1Ka2 = 0
 0,2[H+]3 + 4,27 10–8 [H+]2 - 2,045 10-31 = 0
 [H+] = 2,19 10-12 M Þ pH = 11,66 
 c. pH = pKa1 + lg 
 = 6,37 + lg
 Khi pH = 7,45: lg = 1,08 Þ = 12,02
 Khi pH = 7,35: lg = 0,98 Þ = 9,55
 d. Khi hít quá nhiều CO2, pH trong máu giảm xuống, cân bằng
 HbH + O2 HbO2 + H+
chuyển dịch theo chiều nghịch và khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin giảm xuống.
Bài số 7.2đ Cho các phản ứng:
 (1): A(k) ® B(k)
 (2): X(r) + A(k) + H2O(l) ® H2SO4(dd)
 (3): X(r) + B(k) ® Y(k)
 (4): Y(k) + A(k) + H2O(l) ® H2SO4(dd)
 (5): Z(k) + X(r) ® T(k)
 (6): Pb(NO3)2 + T(k) ® D(r) ¯ + E(dd)
 (7): D(r) + A(k) ® F(r) + B(k)
 (8): D(r) + B(k) ® G(r) + Y(k)
Hoàn thành các phản ứng trên bằng cách tìm các chất vô cơ phù hợp để gán cho mỗi chữ cái in hoa, cân bằng phản ứng thu được. 
Đáp án:
 (1): 2O3(k) ® 3O2(k)
 (2): S(r) + O3(k) + H2O(l) ® H2SO4(dd)
 (3): S(r) + O2 (k) ® SO2 (k)
 (4): 3SO2 (k) + O3(k) + 3H2O(l) ® 3H2SO4(dd)
 (5): H2(k) + S(r) ® H2S(k)
 (6): Pb(NO3)2 + H2S (k) ® PbS(r) + 2HNO3(dd)
 (7): PbS (r) + 2O3(k) ® PbSO4(r) + O2(k)
 (8): 2PbS(r) + 3O2(k) 2PbO(r) + 2SO2(k)
 A: O3 B: O2 X: S Y: SO2 
 Z: H2 T: H2S D: PbS E: Pb(NO3)2 G: PbO
Bài số 8.2đ
 1. Cho pin điện hóa:
 Pt | H2(p = 1 atm), HAc 0,01M, NaAc 0,01M || NaCl 0,01M | AgCl, Ag
 Tính hằng số phân li của axit axetic ở 25 0C biết rằng:
 Sức điện động của pin bằng 0,622 V ở 250C.
 E0(Ag+/Ag) = +0,80 V
 T(AgCl) = 1,77 10-10
 E0(2H+/H2) = 0,000 V
 2. Biết rằng: E0(2H+/H2) = 0,000 V; E0(O2, 2H2O, 4H+) = 1,23 V; E0(Cu2+/Cu) = +0,34V. Có thể sản xuất được CuSO4 bằng cách:
cho Cu vào dung dịch H2SO4 ở pH = 0, p = 1, t0 = 250C atm hay không?
cho Cu vào dung dịch H2SO4 ở pH = 1, t0 = 250C được sục khí oxy liên tục ở áp suất 0,50 atm, nồng độ được Cu2+ được duy trì 2M?
Đáp án: 
 1.1đ
 * Tính E0(AgCl/Ag, Cl-)
 Ag+(dd) + 1e- ® Ag(r) E0(Ag+/Ag) = +0,80V
 AgCl(r) Ag+(dd) + Cl-(dd) T = 1,77 10-10
 AgCl(r) + 1e- ® Ag(r) + Cl-(dd) E0(AgCl/Ag, Cl-)
 Ta có: E0(AgCl/Ag, Cl-) = E0(Ag+/Ag) = +0,80V + 0,059lg(1,77 10-10) 
 = 0,2246 V
 * E(AgCl/Ag, Cl-) = E0(AgCl/Ag, Cl-) + 0,059lg 
 = 0,2246 + 0,059lg(100) = 0,3426 V
 Bỏ qua sự phân li của HAc ta có:
 Ka = Þ [H+] = = Ka
 E(2H+/H2) = E0(2H+/H2) + 
 = 0,059lg[H+]
 = 0,059lgKa
 * Epin = 0,6220 V
 0,3426 - 0,059lgKa = 0,6220
 Ka = 1,84 10-5
 2. 1đ
 a. Cu2+ + 2e- ® Cu E0(Cu2+/Cu) = +0,34V
 2H+ + 2e- ® H2 E0(2H+/H2) = 0,00V
 Cu + 2H+ ® Cu2+ + H2 E0pư = 0,00 V - 0,34 V = -0,34V
 Không thể sản xuất được CuSO4 bằng cách cho Cu vào dung dịch H2SO4 ở điều kiện: pH = 0, 250C, 1 atm.
 b. Cu2+ + 2e- ® Cu E0(Cu2+/Cu) = +0,34V
 O2 + 4e- + 4H+ ® 2H2O E0(O2, 2H2O, 4H+) = +1,23V
 2Cu + O2 + 4H+ ® 2Cu2+ + 2H2O E0pư = 1,23 V - 0,34V = +0,89V
 Epư = E0pư - 
 = 0,89 + 
 = 0,82 V
 Có thể sản xuất được CuSO4 bằng cách cho Cu vào dung dịch H2SO4 ở pH = 1, t0 = 250C được sục khí oxy liên tục ở áp suất 0,50 atm,

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2014- THPT CHUYEN LQD QUANG TRI.doc