ĐỀ THI CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC NĂM 2017 ĐỀ SỐ 02 Bài thi: Khoa học xã hội: Môn: ĐỊA LÝ Câu 1: Phần đát liền nước ta nằm trong hệ toạ độ địa lí: A. 23020;B – 8030;B và 102009;Đ – 109024;Đ. B. 23023;B – 8034;B và 102009;Đ – 109020;Đ. C. 23023;B – 8030;B và 102009;Đ – 109024;Đ. D. 23023;B – 8030;B và 102009;Đ – 109024;Đ. Câu 2: Căn cứ vào Át lát Địa lý trang 4-5; cho biết Việt Nam có đường biên giới cả trên đất liền và trên biển với quốc gia nào? A. Trung Quốc; Lào; Campuchia. B. Trung Quốc; Campuchia. C. Lào; Campuchia; Mianma. D. Lào; Campuchia. Câu 3: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây? A. Á và Thái Bình Dương. B. Á và Ấn Độ Dương. C. Á – Âu; Thái Bình Dương; Ấn Độ Dương. D. Á – Âu và Thái Bình Dương. Câu 4: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí: A. Nằm ở bán cầu Đông. B. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. C. Nằm trong vùng nội chí tuyến. D. Nằm ở bán cầu Bắc. Câu 5: Căn cứ vào Át lát Địa lý trang 4-5; cho biết của khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt – Lào? A. Lao Bảo. B. Vĩnh Xương. C. Lào Cai. D. Mộc Bài. Câu 6: Vùng biển nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng; kiểm soát thuế quan; các quy định về y tế; môi trường; nhập cư; là: A. Vùng đặc quyền kinh tế. B. Thềm lục địa. C. Lãnh hải. D. Tiếp giáp lãnh hải. Câu 7: Địa danh nào sau đây đúng với tên gọi của vùng núi có các bộ phận: phía đông là các dãy núi cao; đồ sộ; phía tây là các dãy núi trung bình; ở giữa là các dãy núi thấp xen với các cao nguyên đá vôi và các sơn nguyên: A. Nam Trường Sơn. B. Vùng núi Đông Bắc. C. Vùng núi Tây Bắc. D. Bắc Trường Sơn. Câu 8: Hiện nay rừng ngập mặn bị thu hẹp; chủ yếu là do: A. Chiến tranh. B. Khai thác lấy gỗ. C. Phá để nuôi tôm. D. Lấy đất để trồng lúa. Câu 9: Căn cứ vào Át lát Địa lý trang 9; cho biết nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam – Bắc của nước ta là: A. Hoạt động của gió mùa Tây Nam thổi từ nửa cầu Nam lên. B. Hoạt động của gió mùa Tây Nam thổi từ nửa cầu Nam và của dải hội tụ nhiệt đới. C. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. D. Hoạt động của gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Tây Bengan và dải hội tụ nhiệt đới. Câu 10: Quá trình chính trong trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là: A. Xâm thực – Bồi tụ. B. Bồi tụ. C. Xâm thực. D. Bồi tụ - xâm thực. Câu 11: Sông ngòi nước ta nhiều nước; giàu phù sa là do: A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn. C. Trong năm có hai mùa mưa; khô. D. Diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều. Câu 12: Nguyên nhân nào làm cho đất đai của nước ta dễ bị suy thoái? A. Khí hậu nhiệt; ẩm cao; mưa theo mùa; địa hình nhiều đồi núi thấp. B. Khí hậu nhiệt; ẩm cao; mưa theo mùa; địa hình nhiều đồi núi. C. Mưa theo mùa; xói mòn nhiều; địa hình nhiều đồi núi. D. Địa hình nhiều đồi núi; mưa lớn và tập trung vào một mùa. Câu 13: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là: A. Cận xích đạo gió mùa. B. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. C. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. D. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của đai nhiệt đới gió mùa chân núi? A. Mùa hạ nóng; nhiệt độ trung bình trên 250C. B. Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi; từ khô đến ẩm ướt. Tổng nhiệt độ năm trên 75000C. D. Rừng phát triển kém; đơn giản về thành phần loài. Câu 15: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. B. Thời tiết không ổn định. C. Bão; lũ; trượt lở đất. D. Hạn hán; bão; lũ. Câu 16: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là: A. Ô nhiễm môi trường. B. Chiến tranh tàn phá các khu rừng; các hệ sinh thái. C. Sự biến đổi thất thường của khí hậu Trái Đất gây ra nhiều thiên tai . D. Săn bắn; buôn bán trái phép các động vật hoang dã. Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho Đồng bằng sông Cửu Long chịu ngập lụt là: A. Mưa lớn kết hợp với triều cường. B. Địa hình đồng bằng thấp và có đê sông; đê biển. C. Xung quanh các mặt thấp có đê bao bọc. D. Mật độ xây dựng cao. Câu 18: Cho bảng số liệu: TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA NĂM 1995 - 2005 Đợn vị: % Năm 1995 1999 2003 2005 Tỉ lệ tăng dân số 1;65 1;51 1;47 1;31 Nhận xét rút ra từ bảng trên là tốc độ gia tăng dân số nước ta: A. Không lớn. B. Khá ổn định. C. Ngày càng giảm. D. Tăng giảm không đều. Câu 19: Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là làm: A. Giảm bình quân GDP đầu người. B. Cạn kiệt tài nguyên. C. Ô nhiễm môi trường. D. Giảm tốc độ phát triển kinh tế. Câu 20: Xu hướng thay dổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn phù hợp với CNH-HĐH; thể hiện ở: A. Dân số nông thôn giảm; dân số thành thị không đổi. B. Dân số thành thị tăng; dân số nông thôn không đổi. C. Dân số thành thị tăng; dân số nông thôn giảm. D. Dân số thành thị giảm; dân số nông thôn tăng. Câu 21: Người Việt sinh sống ở nước ngoài nhiều nhất ở: A. Đông Á. B. Ôxtrâylia. C. Châu Âu. D. Bắc Mĩ. Câu 22: Giai đoạn nào sau đây dân số nước ta có tốc độ gia tăng nhanh nhất? A. 1999 – 2001. B. 1979 – 1989. C. 1965 – 1975. D. 1931 – 1960. Câu 23. Đặc tính nào sau đây không đúng hoàn toàn với lao động nước ta? A. Có khả năng tiếp thu; vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh. B. Cần cù; sáng tạo. C. Có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao. D. Có kinh nghiệm sản xuất nông; lâm; ngư nghiệp. Câu 24: Phương hướng trước tiên làm cho lực lượng lao động trẻ ở nước ta sớm trở thành một nguồn lao động có chất lượng là: A. Mở rộng các ngành nghề thủ công mỹ nghệ. B. Tổ chức hướng nghiệp chu đáo. C. Có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lý. D. Lập nhiều cơ sở giới thiệu việc làm. Câu 25: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ NƯỚC TA ( đơn vị: tỉ đồng) Năm 1990 1995 2000 2005 Nông nghiệp 61817;5 82307;1 112111;7 137112;0 Lâm nghiệp 4969;0 5033;7 5901;6 6315;6 Thuỷ sản 8135;2 13523;9 21777;4 38726;9 Tổng số 74921;7 100864;7 139790;7 182154;5 Hãy tính tỉ trọng của từng ngành trong giá trị sản xuất nông; lâm; thuỷ sản. Từ bảng số liệu đã xử lí; hãy trả lời câu hỏi sau: Để biểu thị sự chuyển dịch tỉ trọng của từng ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất nông; lâm; thuỷ sản theo bảng số liệu trên; biểu đồ thích hợp là: A. Cột. B. Miền. C. Đường biểu diễn. D. Tròn. Câu 26: Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng chủ yếu là do sự phân hoá của các điều kiện: A. Khí hậu và địa hình. B. Đất trồng và nguồn nước. C. Địa hình và đất trồng. D. Nguồn nước và địa hình. Câu 27: Vụ đông đã trở thành vụ chính của: A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 28: Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp; ngành trồng trọt chiếm: A. 75%. B. 74%. C. 73%. D. 72%. Câu 29: Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là: A. Bãi triều. B. Các ô trũng đông bằng. C. Đầm phá. D. Rừng ngập mặn. Câu 30: Sự phân háo thực tế lãnh thổ nông nghiệp được quy định bởi yếu tố: A. Tự nhiên. B. Kinh tế - xã hội. C. Tự nhiên và lao động. D. Đất đai; lao động. Câu 31: Công nghiệp trọng điểm không phải là ngành: A. Có thế mạnh lâu dài. B. Đưa lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế; xã hội; môi trường. C. Sản xuất chỉ chuyên vào việc xuất khẩu. D. Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. Câu 32: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI NƯỚC TA NĂM 2005 ( đơn vị: %) Loại hình vận tải Hành khách Hàng hoá Vận chuyển Luân chuyển Vận chuyển Luân chuyển Đường sắt 1;1 9;0 3;0 3;7 Đường bộ 84;4 64;5 66;3 14;1 Đường sông 13;9 7;0 20;0 7;0 Đường biển 0;1 0;3 10;6 74;9 Đường hàng không 0;5 19;2 0;1 0;3 Hãy cho biết loại hình vận tải có tỉ trọng vận chuyển hành khách ít nhưng có tỉ trọng hành khách luân chuyển cao gấp 38 lần là: A.Đường sắt. B. Đường sông. C. Đường biển. D. Đường hàng không. Câu 33: Trung tâm du lịch quan trọng nằm trong lãnh thổ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: A. Đà Lạt. B. Nha Trang. C. Cần Thơ. D. Vũng Tàu. Câu 34: Kinh tế biển của Quảng Ninh không có thế mạnh về: A. Di lịch biển. B. Thuỷ sản. C. Khai thác khoáng sản. D. Dịch vụ hàng hải. Câu 35: So với diện tích tự nhên của Đồng bằng sông Hồng ; diện tích đất nông nghiệp chiếm: A. 58;9%. B. 57;9%. C. 56;9%. D. 55;9%. Câu 36: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Bắc Trung Bộ là: A. rét đậm; rét hại. B. Lũ quét. C. Bão. D. Động đất. Câu 37: Khó khăn lớn nhất trong phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên là: A. Cơ sở vật chất – kĩ thaautj còn yếu kém. B. Nguồn lao động phân bố không đề. C. Vùng nằm xa biển. D. Địa hình nhiều núi và cao nguyên. Câu 38: Mục tiêu của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là: A. Đẩy mạnh đầu tư vốn; công nghệ. B. Khai thác tốt nhất các ngưồn lực tự nhiên và KT-XH. C. Nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ. D. Đảm bảo duy trì tốc độ kinh tế cao. Câu 39: Việc giữ vúng chủ quyền của một hòn đảo; dù nhỏ; nhưng lại có ý nghĩa rất lớn; vì các đảo là: A. Một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta . B. Nơi có thể tổ chức quần cư; phát triển sản xuất. C. Cơ sở khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và vùng thềm lục của địa nước ta. D. Hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta. Câu 40: Trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành; các vùng king tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trongjkhu vực III ( dịch vụ) từ cao đến thấp như sau: A. Phía Nam; phía Bắc; miền Trung. B. Phía Bắc; miền Trung; phía Nam. C. Miền Trung; phía Bắc; phía Nam. D. Phía bắc; miền Trung; phía Nam.
Tài liệu đính kèm: