SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL THPT HUỲNH MẪN ĐẠT NĂM HỌC 2008 - 2009 ----------- ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ - MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 180 phút Câu 1 : SINH HỌC TẾ BÀO (4 điểm) 1. Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nào của ti thể mà người ta cho rằng ti thể có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ? 2. Ở người, sự không phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính xảy ra ở 1 trong 2 lần phân bào của giảm phân có thể tạo ra những loại giao tử nào? 3. Ở ruồi giấm, một tế bào trải qua một số lần nguyên phân, tất cả số tế bào con đã thực hiện giảm phân tạo giao tử, với hiệu suất thụ tinh là 12,5% đã có 16 hợp tử được hình thành. Tổng số nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp là 504. Xác định giới tính của ruồi giấm và số lần nguyên phân của tế bào ban đầu. Câu 2 : SINH HỌC VI SINH VẬT (2 điểm) 1. Nêu ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn lam. 2. Prôtêin đơn bào là gì? Sản xuất prôtêin đơn bào có ưu điểm gì so với sản xuất prôtêin đa bào. Câu 3 : SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT (2 điểm) Trình bày chức năng sinh lí của máu. Câu 4 : SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT (2 điểm) 1. Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích. 2. Có các chất sau : ADP, ATP, Phốt phát vô cơ, NADP, NADPH2, O2, H2O. Hãy cho biết - Chất nào là chất tham gia, chất nào là sản phẩm của photphorin hóa vòng. - Chất nào là chất tham gia, chất nào là sản phẩm của photphorin hóa không vòng. 3. Hai chất Êtilen và AAB, chất nào có tác dụng đối kháng với auxin trong sự rụng của lá, quả? Sự hóa già của cơ quan dẫn đến sự rụng được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa những chất nào trong ba chất trên? Câu 5 : DI TRUYỀN HỌC (6 điểm) 1. Nội dung học thuyết trung tâm của sinh học phân tử? 2. Một phân tử ARN tổng hợp nhân tạo chứa 60%U và 40%A. Xác suất của các bộ ba ribônuclêôtit có thể có được tạo thành ngẫu nhiên trong ARN đó là bao nhiêu? 3. Nêu giả thuyết nhằm giải thích nguồn gốc và quá trình xuất hiện chuối nhà (3n) từ chuối rừng (2n). 4. Ở một loài thực vật biết : A - hạt vàng, a - hạt xanh. B - vỏ trơn, b - vỏ nhăn. Trong một thí nghiệm người ta cho cây hạt vàng, vỏ trơn (dị hợp về 2 cặp gen) tự thụ phấn thì ở F1 thu được tỷ lệ kiểu hình là 15,75 vàng, trơn : 5,25 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Hãy giải thích kết quả thu được. Câu 6 : TIẾN HÓA (2 điểm) Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự (có ví du minh họa). Vì sao nói tương đồng và tương tự là 2 hiện tượng trái ngược nhau? Câu 7 : SINH THÁI HỌC (2 điểm) 1. Khi bắt đầu cấy lúa trên một diện tích 1000m2. Người ta dự đoán có khoảng 10 con chuột (5 đực, 5 cái). Biết 1 năm chuột đẻ 4 lứa mỗi lứa trung bình 8 con (tỉ lệ đực cái tưong đương). Giả sử không có sự tử vong và phát tán, chuột con sinh ra trong năm chưa sinh sản. Mật độ chuột ban đầu và sau một năm là bao nhiêu? Từ đó rút ra được kinh nghiệm gì trong sản xuất nông nghiệp? 2. Dùng các quy luật sinh thái giải thích hiện tượng sau : Trong một khu rừng khi chế độ chiếu sáng thay đổi, chế độ dinh dưỡng khoáng của thực vật có thay đổi không? Tại sao khi đủ CO2, ánh sáng, nước, nhưng cây cũng không quang hợp được? --- HẾT --- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT NĂM HỌC 2008 - 2009 ----------- Đ ÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ - MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 180 phút Câu 1 : SINH HỌC TẾ BÀO (4 điểm) 1. Đặc điểm cấu trúc của ti thể cho thấy ti thể có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ - Ti thể chứa ADN dạng vòng, ARN, enzim và ribôxôm riêng (ribôxôm của ti thể giống ribôxôm của vi khuẩn). (0,5 điểm) - Ti thề có màng đôi : màng ngoài được hình thành từ màng sinh chất của tế bào nhân thực, màng trong là màng sinh chất của tế bào vi khuẩn. (0,5 điểm) 2. Những loại giao tử được tạo ra a. Ở nữ (cặp XX) - Không phân li ở giảm phân I có thể cho các loại trứng là XX và O. (0,25 điểm) - Không phân li ở giảm phân II có thể cho các loại trứng là X, XX và O. (0,25 điểm) b. Ở nam (cặp XY) - Không phân li ở giảm phân I có thể cho các loại tinh trùng là XY và O. (0,25 điểm) - Không phân li ở giảm phân II : + NST kép XX không phân li có thể cho các loại tinh trùng là XX, O và Y. (0,25 điểm) + NST kép YY không phân li có thể cho các loại tinh trùng là YY, O và X. (0,25 điểm) + NST kép XX, YY đều không phân li có thể cho các loại tinh trùng là XX, YY và O. (0,25 điểm) 3. Xác định số lần nguyên phân và giới tính - Số giao tử tạo ra : (16 x 100) : 12,5 = 128. (0,25 điểm) - Gọi k là số lần guyên phân của tế bào ban đầu (k nguyên, dương) + Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân : (2k – 1)2n = (2k – 1)8 (0,25 điểm) + Số NST cung cấp cho quá trình giảm phân : 2k.2n = 2k . 8 (0,25 điểm) Từ giả thiết ta có : (2k – 1)8 + 2k . 8 = 504 Þ Số lần nguyên phân k = 5 (0,25 điểm) - Số tế bào tạo ra qua nguyên phân (tế bào sinh giao tử) : 25 = 32 - Số giao tử sinh ra từ một tế bào sinh giao tử : 128/32 = 4 Þ Một tế bào sinh giao tử qua giảm phân tạo ra 4 giao tử Þ Ruồi giấm đực. (0,5 điểm) Câu 2 : SINH HỌC VI SINH VẬT (2 điểm) 1. Ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn lam - Một số vi khuẩn lam sống trôi nổi trong các thủy vực là nguồn thức ăn cho động vật thủy sinh. (0,25 điểm) - Một số sống trên mặt đất khi chế sẽ làm giàu thêm chất mùn cho đất. (0,25 điểm) - Một số có khả năng cố định nitơ không khí (như Anabaena sống cộng sinh trong bèo hoa dâu) được con người khai thác sử dụng làm nguồn phân xanh. (0,25 điểm) - Một số có cơ thể làm giàu chất dinh dưỡng (như Spirulina chứa tới 55 – 65% prôtêin, nhiều vitamin, enzim ) được con người nuôi trồng để thu nhân sinh khối làm thốc, làm thức ăn bổ sung cho người và động vật. (0,25 điểm) 2. Prôtêin đơn bào - Prôtêin đơn bào là thuật ngữ chỉ loại chất dinh dưỡng chứa nhiều prôtêin từ vi sinh vật (sản xuất từ vi sinh vật : vi khuẩn, nấm men, nấm sợi và tảo). (0,25 điểm) - Ưu điểm + Vi sinh vật là cơ thể có tốc độ sinh sản mạnh, khả năng tăng trưởng nhanh. (0,25 điểm) + Hàm lượng prôtêin rất cao, chứa đầy đủ và cân đối cá axit amin. (0,25 điểm) + Hoàn toàn có thể sản xuất theo quy mô công nghiệp, không phụ thuộc vào khí hậu hay điều kiện địa lí, nguyên liệu rẻ tiền dễ kiếm ... (0,25 điểm) Câu 3 : SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT (2 điểm) Chức năng sinh lí của máu - Chức năng vận chuyển : + Vận chuyển ôxi từ phổi đến các mô và CO2 từ các mô trở về phổi. (0,25 điểm) + Vận chuyển chất dinh dưỡng đến các mô. (0,25 điểm) + Vận chuyển sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất từ mô đến cơ quan bài xuất. (0,25 điểm) + Vận chuyển thể dịch (hoocmôn) từ các tuyến nội tiết đến cơ quan đảm bảo mối liên hệ giữa các phần khác nhau trong cơ thể. (0,25 điểm) - Chức năng bảo vệ : Trong máu có các prôtêin đặc biệt và các loại bạch cầu có khả năng khử và diệt các prôtêin lạ, vi khuẩn, virut và độc tố xâm nhập vào cơ thể nhờ cơ chế thực bào và chế tạo ra kháng thể. (0,5 điểm) - Chức năng điều hòa : Điều hòa phản ứng nội môi nhờ các hệ đệm của máu. Điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. (0,5 điểm) Câu 4 : SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT (2 điểm) 1. Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thường dẫn đến tốc độ sinh trưởng của cây giảm. Vì : - Làm giảm khả năng hú t nước của rễ do nồng độ dung dịch đất cao. (0,25 điểm) - Một số ion khoáng của dung dịch m ôi trường ảnh hưởng xấu lên khả năng hút khoáng của cây do nồng độ của chúng trong dung dịch quá cao. (0,25 điểm) 2. Photphorin hóa vòng Photphorin hóa không vòng Chất tham gia ADP, P vô cơ ADP, P vô cơ, NADP, H2O (0,5 điểm) Sản phẩm ATP ATP, NADPH2, O2 (0,5 điểm) 3. - Êtilen và AAB có tác dụng đối kháng với auxin trong sự rụng của lá, quả. (0,25 điểm) - Sự hóa già của cơ quan dẫn đến sự rụng được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa auxin/(êtilen + AAB) (0,25 điểm). Câu 5 : DI TRUYỀN HỌC (6 điểm) 1. Nội dung học thuyết trung tâm của sinh học phân tử - Axit nuclêic và prôtêin được tổng hợp theo khuôn. Khuôn để tổng hợp không phải là prôtêin. (0,25 điểm). - Sinh tổng hợp prôtêin tách rời với nơi chứa ADN : ADN tập trung ở nhân, tổng hợp prôtêin diễn ra chủ yếu ở tế bào chất. (0,25 điểm). - ADN không phải là khuôn trực tiếp tổng hợp prôtêin do đó phải có chất trung gian. (0,25 điểm). - Chất trung gian đó là ARN với các sự kiện : + ARN được tổng hợp ở nhân, sau đó đến tế bào chất tổng hợp prôtêin. (0,25 điểm). + Những tế bào giàu ARN tổng hợp prôtêin nhiều hơn. (0,25 điểm). + Về phương diện hóa học ARN giống với ADN. (0,25 điểm). 2. Xác suất của các bộ ba ribônuclêôtit có thể có được tạo thành ngẫu nhiên trong ARN + UUU = (0,6)3 (0,25điểm). + UUU = UAU = AUU = (0,6)2 x (0,4) (0,25 điểm). + AAA = (0,4)3 (0,25 điểm). + UAA = AUA = AAU = (0,6) x (0,4)2. (0,25 điểm). 3. Giả thuyết nhằm giải thích nguồn gốc và quá trình xuất hiện chuối nhà - Do ảnh hưởng của điều kiện môi trường, một số cây chuối rừng bị đột biến thành dạng tứ bội (2n ® 4n). (0,25 điểm). - Sự tạp giao giữa dạng 2n với dạng 4n tạo ra dạng 3n. (0,25 điểm). - Do đặc điểm của các cây tam bội như thân, lá và quả to không hạt ... được con người chú ý và thông qua quá trình chọn lọc nhân tạo đã giữ lại cho đến ngày nay, (0,5 điểm) 4. Giải thích kết quả - Xét tính trạng màu sắc : F1 : Vàng/xanh = 5,25/1 P dị hợp Aa mà F1 có tỷ lệ cây hạt xanh (aa) = 1/6,25 = 0,16 = 0,4a x 0,4a Þ Chứng tỏ có đột biến gen xảy ra (a ® A). Cây F1 (Aa) cho 2 loại giao tử với tỷ lệ 0,6A : 0,4a. (0,5 điểm) - Xét tính trạng dạng vỏ hạt : F1 : Trơn/nhăn = 3/1 Þ nghiệm đúng quy luật phân li. (0,5 điểm) - Xét cả 2 tính trạng : F1 : 15,75 vàng, trơn : 5,25 vàng nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh nhăn = (5,25 vàng : 1 xanh) (3 trơn : 1 nhăn) Þ Nghiệm đúng quy luật di truyền phân li độc lập. (0,5 điểm) - Sơ đồ lai kiểm chứng : P : AaBb GP : (0,6A : 0,4a) (0,5B : 0,5b) = 0,3AB : 0,3Ab : 0,2aB : 0,2ab (0,5 điểm) F1 : 0,3AB 0,3Ab 0,2aB 0,2ab Tỷ lệ kiểu hình F1 0,3AB 0,09AABB vàng, trơn 0,09AABb vàng, trơn 0,06AaBB vàng, trơn 0,06AaBb vàng, trơn Vàng, trơn = 0,63 (0,63/0,04 = 15,75) 0,3Ab 0,09AABb vàng, trơn 0,09AAbb vàng, nhăn 0,06AaBb vàng, trơn 0,06Aabb vàng, nhăn Vàng, nhăn = 0,21 (0,21/0,04 = 5,25) 0,2aB 0,06AaBB vàng, trơn 0,06AaBb vàng, trơn 0,04AABB xanh, trơn 0,04AABB xanh, trơn Xanh, trơn = 0,12 (0,12/0,04 = 3) 0,2ab 0,06AaBb vàng, trơn 0,06Aabb vàng, nhăn 0,04AABB xanh, trơn 0,04AABB xanh, nhăn Xanh, nhăn = 0,04 (0,04/0,04 = 1) (1,0 điểm) Câu 6 : TIẾN HÓA (2 điểm) - Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau. (0,5 điểm) Ví dụ : Chi trước của các loài động vật có xương sống gồm các loại xương sắp xếp theo thứ tự từ trong ra như xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay, xương bàn tay và xương ngón tay. (0,25 điểm) - Cơ quan tương tự (cơ quan cùng chức năng) là những cơ quan nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhận những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự. (0,5 điểm) Ví dụ : Cánh sâu bọ và cánh dơi; mang cá và mang tôm, chân chuột chũi và chân dế dũi. (0,25 điểm) - Tương đồng và tương tự là 2 hiện tượng trái ngược nhau vì : + Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li. (0,25 điểm) + Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy. (0,25 điểm) Câu 7 : SINH THÁI HỌC (2 điểm) 1. - Số lượng chuột trong đàn sau một năm :10 + (5 x 4 x 8) = 170 con (0,25 điểm) - Mật độ chuột ban đầu là : 10/1000 = 0,01 con/m2. (0,25 điểm) - Mật độ chuột sau 1 năm là : 170/1000 = 0,17 con/m2. (0,25 điểm) - Nếu không có sự tử vong và phát tán thì đàn chuột tăng số lượng rất nhanh (sau 1 năm tăng 17 lần) Þ Cần phải thường xuyên có biện pháp tiêu diệt chuột để bảo vệ mùa màng.(0,25 điểm) 2. - Trong rừng sinh vật chịu ảnh hưởng của nhân tố vô sinh, hữu sinh và con người. Các nhân tố sinh thái này quan hệ chặt chẽ với nhau tác động tổng hợp đến cá thể sinh vật. Sự thay đổi của nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi của các nhân tố khác. Khi chế độ chiếu sáng thay đổi thì khả năng quang hợp của thực vật bị thay đổi Þ Quá trình hấp thụ chất sinh dưỡng, vận chuyển và chuyển hóa chất dinh dưỡng bị thay đổi. (0,5 điểm) - Khi đủ CO2, nước, ánh sáng nhưng thiếu khoáng cây quang hợp kém vì sinh vật luôn chịu tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Khoáng rất cần cho thực vật trong vai trò cấu trúc và vai trò sinh lí. Thiếu khoáng Þ quang hợp ngưng trệ. (0,5 điểm).
Tài liệu đính kèm: