Đề thi chọn học sinh năng khiếu môn: Ngữ văn 7 Năm học : 2009 -2010

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1031Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh năng khiếu môn: Ngữ văn 7 Năm học : 2009 -2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh năng khiếu môn: Ngữ văn 7 Năm học : 2009 -2010
Phòng gd&đt thanh ba đề thi chọn học sinh năng khiếu
Trường thcs đỗ xuyên Môn: Ngữ văn 7
Gv: Nguyễn Thị Hường Năm học : 2009 -2010 
 ( Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1(2 điểm) :
 Có người dịch Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch thành bài thơ như sau:
 Đêm thu trăng sáng như sương
 Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà.
 Dựa vào những hiểu biết của em về phần phiên âm và dịch nghĩa của bài thơ Tĩnh dạ tứ, hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 8 -10 câu) nhận xét về hai câu thơ dịch trên.
Câu 2 (2 điểm): 
 Cho đoạn thơ sau:
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất
Bốn bên nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương
 (Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước)
Đoạn thơ đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu ? Lúc đó Bác có tên là gì?
Phân tích hiệu quả của dấu chấm câu giữa câu thơ thứ nhất và từ “Nhưng”
Trong đoạn thơ trên, có ba từ đồng nghĩa. Hãy phát hiện ba từ đó? 
 Có thể chỉ dùng một từ thôi, ở cả ba vị trí có được không? Tại sao?
Câu 3 (2 điểm): 
 Hãy giải thích câu tục ngữ: Người không học như ngọc không mài.
 ______________________________________
 đáp án chấm thi chọn học sinh năng khiếu
 Môn: Ngữ văn 7
 Năm học : 2009 -2010
Câu 1: 2 điểm
Hs có thể có những nhận xét sau:
- Ưu điểm (0,5 đ): 
 Hai câu thơ dịch đã nêu được tương đối đủ ý, tình cảm của bài thơ.
- Nhược điểm (1,5 đ): 
+ Lí Bạch không dùng phép so sánh. “Sương” chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ. (0,5 đ)
+ Bài thơ của Lí Bạch ẩn chủ ngữ. Việc làm này khiến cho tính khái quát của ý thơ, của cảm xúc tăng gấp bội. Đó không chỉ là tâm trạng của Lí Bạch mà cũng là tâm trạng của nhiều người ở cùng thời, thậm chí ở nhiều thời đại khác nhau vẫn tìm thấy sự cộng hưởng, đồng cảm với nhà thơ. Còn hai câu thơ dịch lại nêu rõ chủ ngữ làm mất tính khái quát điển hình của tứ thơ.(0,5đ)
+ Lí Bạch sử dụng năm động từ (nghi, cử, vọng, đê, tư). Hai câu thơ dịch chỉ còn lại ba động từ (ngắm, nhớ, thương), làm người đọc hình dung không đầy đủ những hoạt động của chủ thể trữ tình. (0,5 đ)
Câu 2: 3 điểm
Bài thơ viết về sự kiện Bác Hồ xuống một chiếc tàu của Pháp tại bến cảng Nhà Rồng để đi tìm đường cứu nước (0,5 đ).
 Lúc đó, Bác có tên gọi là anh Ba. (0,5 đ)
Câu thơ thứ nhất có dấu chấm ở giữa dòng và từ “Nhưng” tách hai ý như là đối lập nhau: (1 đ)
Đất nước đẹp vô cùng nên Bác không muốn rời xa đất nước
Nhưng Bác phải ra đi tìm đường cứu nước, phải rời xa nước, vì Bác yêu quí vô cùng Tổ quốc của mình.
-> Hai ý của câu thơ thứ nhất tưởng như đối lập, nhưng lại rất thống nhất.
c. Trong đoạn thơ trên có ba từ đồng nghĩa: (0,5 đ)
Nước
Quê hương
Xứ sở
Không thể dùng một từ ở cả ba vị trí được, vì ba từ đồng nghĩa trên có những sắc thái khác nhau: (0,5 đ)
Nước: sắc thái tình cảm giản dị, bình thường.
Quê hương: sắc thái tình cảm gần gũi, thân thiết.
Xứ sở: sắc thái tình cảm đối với một mảnh đất đã xa cách lắm rồi.
Câu 3: (5 điểm)
* Yêu cầu chung:
Nội dung:
Giải thích một câu tục ngữ trong kho tàng tục ngữ của nhân dân về vai trò của việc học đối với mỗi người.
Viết kiểu bài lập luận giải thích, có hệ thống luận điểm chặt chẽ, thuyết phục
Hình thức : trình bày sạch đẹp, khoa học, không mắc lỗi chính tả
* Đáp án:
a. Mở bài: 0,5 điểm
- Dẫn dắt vào vấn đề nêu trong câu tục ngữ.
- Giới thiệu câu tục ngữ: Người không học như ngọc không mài.
b. Thân bài : 4 điểm
- Giải thích nghĩa đen của từng vế câu tục ngữ (1đ): 
 + Người không học (không chịu học tập, không tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của nhân loại) ; 
 + Ngọc không mài (ngọc không được qua chế tác, chỉ là một viên đá tầm thường, không bộc lộ phẩm chất quí giá). 
- Vì sao người không học tập lại bị coi là kém giá trị ? (1,5 đ)
 + Vì không học tập thì không có tri thức
 + Người không học hỏi thì trí tuệ, tình cảm không phát triển, cũng chỉ như là một con vật mà thôi.
Vì sao người không học lại so sánh với ngọc không mài ? (1,5 đ)
+ Ngọc tuy quý, nhưng không mài thì chỉ là một viên đá tầm thường, lẫn lộn trong đất đá, không bộc lộ phẩm chất quý giá.
+ Người tuy là quý ( Người ta là hoa đất) nhưng không học thì cũng không phát triển, trở nên uổng phí. Vốn là tốt đẹp, nhưng cả hai sẽ trở nên kém giá trị, nếu không được học, được mài.
Kết bài : 0,5 điểm
Sự so sánh của người xưa là chính xác, sáng suốt
Nhiệm vụ của mỗi người là phải học tập tốt, học suốt đời để làm người có ích.
 ________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_VAN_7_TB.doc