PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: SINH HỌC Đề chính thức Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề Đề thi có: 01 trang Câu 1: (3,0đ) Hai đặc tính cơ bản của xương là gì? Do đâu mà có? Nêu thí nghiệm để chứng minh cho lời giải thích trên. Câu 2: (3,0đ) Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu cấu tạo của huyết tương và hồng cầu? Máu ở động mạch luôn nhiều oxi và ít cacbonic hơn máu ở tĩnh mạch là đúng hay sai? Vì sao? Câu 3: (1,5đ) Tại sao người ta lại tiếp máu bằng con đường tĩnh mạch mà không phải bằng con đường động mạch? Câu 4: (1,5đ) Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng. Câu 5: ( 4,0đ) Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống? Câu 6: (3.5đ) So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Câu 7: (3,5đ) Điểm khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết là gì? chứng minh rằng tuyến tụy là một tuyến pha? Các sản phẩm của tuyến tụy có chức năng gì? ..Hết Họ và tên thí sinh.........SBD Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: SINH HỌC Đáp án có: 03 trang Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 ( 3,0 đ) a.- Hai đặc tính cơ bản của xương là đàn hồi và rắn chắc - Để có hai đặc tính trên là do có sự kết hợp hai loại chất: + chất hữu cơ (chất cốt giao) giúp xương dẻo dai và đàn hồi + chất vô cơ (gồm chủ yếu là muối can xi) giúp xương cứng và rắn chắc - Tách riêng hai chất này xương không còn giữ được hai đặc tính trên b. Thí nghiệm: - Ngâm xương trong dunh dịch axit Clohiđic (HCl) 5 – 10%, chất vô cơ bị hòa tan xương còn lại chất hữu cơ (cốt giao), két quả là xương mềm dẻo như sợi dây. - Đốt xương chất hữu cơ cháy còn lại chất vô cơ, kết quả xương cứng nhưng giòn đập nhẹ là vỡ. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2 (3,0 đ) a.* Máu gồm những thành phần sau: - Huyết tương chiếm 55% thể tích máu - Các tế bào máu chiếm 45% thể tích máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. * Huyết tương có chức năng: - duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch - Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải * Hồng cầu có vai trò vân chuyển oxi (O2) từ phế nang của phổi tới các tế bào và vân chuyển cacbonic (CO2) từ tế bào của các cơ quan đến phế nang của phổi b. Nói máu ở động mạch luôn nhiều oxi (O2) và ít khí cacbonic (CO2) hơn máu ở tĩnh mạch là sai vì máu trong động mạch phổi nhiều cacbonic (CO2) và ít oxi (O2) hơn máu ở tĩnh mạch phổi. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 3 (1,5đ) Người ta tiếp máu bằng con đường tĩnh mạch vì: - Tĩnh mạch nằm ở bên ngoài dễ tìm, còn động mạch nằm ở sâu bên trong khó tìm. - Thành tĩnh mạch mỏng hơn nên dễ lấy ven khi tiếp máu còn thành đông mạch dày hơn khó lấy ven khi tiếp máu - Áp lực ở động mạch lớn, huyết áp cao còn áp lực ở tĩnh mạch nhỏ huyết áp thấp nên khi truyền máu vào và rút kim ra dễ dàng. 0,5 0,5 0,5 4 (1,5) Những đặc điểm của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng là: - Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và các lông cực nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc của ruột non với chất dinh dưỡng. - Ruột non rất dài do vậy lại một lần nữa làm tăng diện tích của ruột với chất dinh dưỡng ( tăng khả năng hấp thụ) - Bên trong hệ thống lông ruột có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết kịp thời chuyển chất dinh dưỡng đi 0,5 0,5 0,5 5 (4,0 đ) Trao đổi chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống vì: - Trao đổi chất và năng lượng bao gồm hai quá trình trái ngược nhau nhưng thống nhất là đồng hóa và dị hóa. + Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất đơn giản trong tế bào thành những chất đặc trưng cho cơ thể đồng thời tích lũy năng lượng. + Dị hóa là quá trình phân giải các chất đã tổng hợp trong đồng hóa và giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. + Đây là hai mặt của quá trình thống nhất, không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa. Mặt khác không có dị hóa thì không có năng lượng để tổng hợp các chất trong đồng hóa. - Trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhờ có trao đổi chất mà cơ thể tồn tại và phát triển. Trao đổi chất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh sản, cảm ứng, vận động cơ thể.Giới vô sinh cũng có trao đổi chất nhưng trao đổi chất chỉ làm vật vô sinh bị hủy diệt. - Cơ thể sống trao đổi chất là quá trình chủ động, kết quả làm cho cơ thể sống tồn tại, phát triển và sinh sản. Trao đổi chất ngừng thì cơ thể sống sẽ chết chính vì vậy trao đổi chất là đặc trưng cơ bản cho cơ thể sống. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 6 (3,5đ) Tính chất của phản xạ không điều kiện Tính chất của phản xạ có điều kiện - Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện - Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện - Mang tích chất bẩm sinh - Được hình thành trong đời sống cá thể - Bền vững, ổn định và tồn tại suốt đời - Tạm thời , dễ thay đổi hay mất đi khi không được củng cố - Có tính chất di truyền, mang tính chủng loại - Không di truyền - Số lượng hạn định - số lượng không hạn định - cung phản xạ đơn giản - Hình thành đường liên hệ tạm thời - Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống - Trung ương nằm ở Đại não 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 7 (3,5đ) a. Điểm khác nhau cơ bản giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết là: Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết - Kích thước nhỏ - kích thước lớn hơn - không có ống dẫn, các chất tiết (hoocmon) được ngấm thẳng vào máu để đưa đến các cơ quan đích - Có ống dẫn chất tiết ra ngoài - Lượng chất tiết thường ít, có hoạt tính cao - Lượng chất tiết thường lớn, hoạt tính không cao b. Tuyến tụy là một tuyến pha vì: - Một bộ phận của tuyến tiết ra dịch tụy theo ống dẫn đổ vào đường tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn – đây là chức năng ngoại tiết. - Phần khác của tuyến tiết ra hooc môn đổ trực tiếp vào máu – đây là chức năng nội tiết c. – Tuyến tụy hoạt động như tuyến ngoại tiết và sản phẩm là dịch tụy có các enzim tiêu hóa như: Lipaza ( phân giải lipit); enzim tripsin ( phân giải protit); enzim amilaza và mantaza ( phân giải chất đường bột) - tuyến tụy hoạt động như tuyến nội tiết vì sản phẩm là hoocmon insulin và glucagon có tác dụng trái ngược nhau, tham gia điều hòa lượng đường trong máu. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 .Hết..........................................
Tài liệu đính kèm: