Đê thi chọn học sinh năng khiếu lớp 7 THCS cấp huyện năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1309Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đê thi chọn học sinh năng khiếu lớp 7 THCS cấp huyện năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đê thi chọn học sinh năng khiếu lớp 7 THCS cấp huyện năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
ĐÊ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 7 THCS CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Ngữ Văn
( Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang
Câu 1 ( 8 điểm): Viết một bài văn ngắn giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
Câu 2 (12 điểm): Hãy viết bài văn biểu cảm với đề tài: Cánh diều tuổi thơ.
-------- HẾT--------
Họ tên thí sinh: ....................................................... SBD: ...................
Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 7
NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN: NGỮ VĂN
Hướng dẫn có 02 trang
 CÂU
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐIỂM
 Câu 1
(8 điểm)
A- Yêu cầu về nội dung: Bài làm cần có các ý cơ bản sau đây:
- Giải thích được: 
+ Cái nết: là tác phong sinh hoạt và thái độ ứng xử của con người bao gồm tính cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp, dáng vẻ cử chỉ đoan trang, lời nói nhã nhặn,...biết vì người khác.
+ đánh chết: Hiểu là làm cho lu mờ đi, hoặc triệt tiêu. 
+ cái đẹp: là hình thức, diện mạo bên ngoài... chủ yếu do bẩm sinh, cũng có thể do con người chăm sóc, tạo ra... 
- Ý nghĩa: "Cái nết đánh chết cái đẹp" ý nói nội dung bên trong vẫn quan trọng hơn hình thức bên ngoài. Đối với người phụ nữ Việt Nam, chính nết mới quyết định giá trị của con người chứ không phải đẹp. 
Câu tục ngữ đề cao tính cách, phẩm chất của con người. Cũng là cách đánh giá con người...
- Ngày nay, ta hiểu nết và đẹp hòa đồng "hai trong một". Bởi xét cho cùng, “cái nết” và “cái đẹp” song hành hòa quyện với nhau càng làm tôn thêm giá trị con người. Người xưa chỉ có ý đề cao “cái nết” chứ không phủ nhận “cái đẹp”. Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" cũng như câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” của người xưa vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho đến bây giờ và cả mai sau. 
- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân.
B- Yêu cầu về kĩ năng:
- Trình bày thành bài văn ngắn, có bố cục hoàn chỉnh, chặt chẽ.
- Có kỹ năng giải thích. Lập ý rõ ràng, có trình tự hợp lí.
- Diễn đạt trong sáng, rành mạch, có cảm xúc.	
- Chữ viết sạch đẹp; dùng từ, đặt câu chuẩn xác; trình bày sạch đẹp.
3,0
2,0
2,0
1,0
 Câu 2
(12 điểm)
A- Yêu cầu về nội dung:
- HS trình bày những suy ngẫm, cảm xúc của mình về một hình ảnh, một trò chơi quen thuộc trong cuộc sống. Vì là văn biểu cảm nên coi trọng cảm nhận riêng của học sinh. Nhưng điều các em viết ra phải chân thật, tránh sáo rỗng, phải có ý nghĩa, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc về cánh diều tuổi thơ.
- Cảm xúc này bắt nguồn từ hình ảnh cánh diều thực: Giới thiệu về cảnh thả diều của các bạn nhỏ trong những buổi chiều hè. Miêu tả được hình ảnh cánh diều... Kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự v ới bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, sâu sắc. Tránh sa vào miêu tả hoặc kể về một buổi thả diều mà các em được tham gia hoặc chứng kiến.
- Trình bày cảm nhận, cảm xúc về trò chơi thả diều, hình ảnh cánh diều:
+ Là hình ảnh biểu hiện cụ thể của trò chơi tuổi thơ, là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ...
+ Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ. 
+ Từ đó nêu cảm nghĩ về ý nghĩa: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp, là biểu tượng cho ước mơ, khát vọng của trẻ thơ. 
 B- Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm có bố cục hoàn chỉnh, rõ ràng. HS biết viết dạng bài biểu cảm, thể hiện cảm xúc chân thật.
- Kết hợp được với miêu tả, tự sự để cảm xúc được nổi bật. (HS có thể vận dụng những bài thơ, bài văn, bài hát về cánh diều tuổi thơ như: “Cánh diều tuổi thơ” của Tạ Duy Anh đã học ở lớp 4; bài hát “Cánh diều tuổi thơ”, “Cánh diều mơ ước” ; bài thơ “Thả diều” của Trần Đăng Khoa...mà các em đã biết để khơi gợi cảm xúc)
- Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, có hình ảnh, gợi cảm.
- Chữ viết sạch đẹp; dùng từ, đặt câu chuẩn xác; trình bày sạch đẹp.
- Bài viết thể hiện HS có tâm hồn phong phú, có năng lực cảm nhận các vấn đề cuộc sống, có sự sáng tạo.
Lưu ý giám khảo: HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau. GK cần xem xét từng trường hợp cụ thể về mức độ đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng để quyết định cho điểm. Chú ý phát hiện và đánh giá thỏa đáng những bài có chất văn, thể hiện năng khiếu của HS.
6,0
6,0

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kt_hsg_van_7_TT.doc