Đê thi chọn học sinh năng khiếu lớp 7 năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ Văn

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1384Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đê thi chọn học sinh năng khiếu lớp 7 năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đê thi chọn học sinh năng khiếu lớp 7 năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ Văn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
ĐÊ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 7
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔn: NGỮ VĂN
( Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
1- Câu 1( 4 điểm): Trong bài thơ " Tiếng gà trưa", Xuân Quỳnh có viết:
 " Tiếng gà trưa
 Mang bao nhiêu hạnh phúc
 Đêm cháu về nằm mơ
 Giấc ngủ hồng sắc trứng"
	Hãy trình bày cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của những câu thơ trên ?
2- Câu 2 ( 6 điểm): Nhận xét về hai câu thơ cuối trong bài "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, Tế Hanh cho rằng " Hai câu kết vừa khép lại bài thơ lại vừa mở ra một chân trời cảm xúc"
	Em hiểu như thế nào về "chân trời cảm xúc" mà Bà Huyện Thanh Quan thể hiện trong bài thơ ?
3- Câu 3 ( 10 điểm): Hãy viết bài văn biểu cảm với đề tài : Đôi bàn tay của mẹ.
-------- HẾT--------
Họ tên thí sinh: ................................................................ SBD: ...................................
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 7
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: NGỮ VĂN
CÂU
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐIỂM
Câu 1
4 điểm
A- Yêu cầu về nội dung:
- Cái đẹp của đoạn thơ là ở ngôn từ bình dị mà trong sáng; ở hình ảnh thơ "Đêm cháu về nằm mơ / Giấc ngủ hồng sắc trứng" vừa đẹp về màu sắc, giàu tính tạo hình , vừa giàu sức gợi, sinh động,.
- Cái hay của đoạn thơ là đã diễn tả được niềm hạnh phúc tuyệt vời của trẻ thơ: hạnh phúc bình dị nhưng ngọt ngào. Tiếng gà trưa đem đến cho cháu những điều nho nhỏ, giản dị, nhưng đối với trẻ thơ thì đó là những điều luôn háo hức chờ đợi, là niềm vui, là hạnh phúc.., và càng hạnh phúc hơn khi cháu cảm nhận đựoc tình yêu thương của bà dành cho. Sắc hồng của những quả trứng gà be bé, xinh xinh theo cháu vào cả trong giấc mơ: "Giấc ngủ hồng sắc trứng". Giấc mơ trẻ thơ thật êm đềm, ngọt ngào ... Đây là một hình ảnh giàu sức gợi, vừa gợi màu sắc thực của những quả trứng, vừa gợi ra màu hồng của hạnh phúc, của tương lai tương sáng ... 
- Như vậy, hạnh phúc không ở đâu xa, nó ở ngay trong những điều bình dị, đời thường nhất...
B- Yêu cầu về kĩ năng:
- Trình bày thành bài văn ngắn, nhưng bố cục hoàn chỉnh, chặt chẽ
- Lập ý rõ ràng, có trình tự hợp lí
- Trình bày cảm nhận, không sa đà vào diễn xuôi ý thơ.
- Diễn đạt trong sáng, rành mạch, có cảm xúc.
- Dùng từ, đặt câu chuẩn xác.
( Nếu không đảm bảo tốt yêu cầu về kĩ năng thì không thể cho điểm tối đa. Giám khảo tuỳ theo lỗi của HS mà trừ điểm. Tránh đếm ý cho điểm.)
1,0
2,5
0,5
Câu 2
6 điểm
A- Yêu cầu về nội dung:
- Hiểu và giải thích được ý kiến nhận xét của Tế Hanh về hai câu kết trong bài Qua Đèo Ngang: hai câu cuối tuy kết lại bài thơ nhưng lại mở ra cho người đọc cảm nhận được cả thế giới cảm xúc trong tâm hồn nữ sĩ.
- Hiểu bài thơ và từ đó chỉ rõ đựoc "Chân trời cảm xúc":
+ Xét về cấu trúc, bố cục bài thơ, thì đó là hai câu kết và cũng là lúc nữ sĩ lên tới đỉnh đèo...
+Trên đỉnh đèo cao, không gian được mở ra. Nữ sĩ đối diện với cảnh thiên nhiên rộng lớn...
 ( HS phân tích "Dừng chân đứng lại: trời, non, nước")
+Cùng sự mở ra của không gian, tâm trạng cũng mở ra: Không gian càng rộng lớn, rợn ngợp thì con người càng bé nhỏ, cô đơn, phải đối diện với chính nỗi lòng mình ...
 (HS phân tích hình ảnh "Một mảnh tình riêng ta với ta")
+ Vậy chân trời cảm xúc được mở ra là: nỗi nhớ nhà trong buổi chiều tà ( nỗi niềm kẻ lữ thứ); là niềm hoài cổ: nhớ tiếc thời kì vàng son của đất nước, rồi nỗi buồn khi đất nước bao phen thay ngôi đổi chủ, bao cuộc đổi dời ( nuối tiếc đất Thăng Long nghìn năm văn vật giờ không còn là kinh đô), nhìn về tương lai của dân tộc chỉ thấy mông lung ( Triều đình Nguyễn mới thay thế, chưa tạo được niềm tin)..., tất cả những tâm sự ấy không ai chia sẻ nên thành "một mảnh tình riêng", và đó chính là nỗi cô đơn tột đỉnh ...
+ Cách dùng từ tinh tế, giàu sức gợi, nghệ thuật đối lập, giọng thơ trang trọng, chất chứa u buồn, hoài cổ của tác giả cũng đã góp phần làm nổi bật cảm xúc.
B- Yêu cầu về kĩ năng:
- Trình bày thành một đoạn hoặc một bài văn ngắn, bố cục hoàn chỉnh, chặt chẽ.
- Lập ý rõ ràng, có trình tự hợp lí.
- Giải thích ngắn gọn, phân tích tập trung hướng vào nhận xét của Tế Hanh, không sa đà vào diễn xuôi. 
- Diễn đạt trong sáng, rành mạch, có cảm xúc.
- Dùng từ, đặt câu chuẩn xác.
( Nếu không đảm bảo tốt yêu cầu về kĩ năng thì không thể cho điểm tối đa. Giám khảo tuỳ theo lỗi của HS mà trừ điểm. Tránh đếm ý cho điểm.)
1,0
1,0
1,0
2,0
1,0
Câu 3
10 điểm
A- Yêu cầu về kiến thức:
- HS trình bày những suy ngẫm, cảm xúc của mình về đôi bàn tay mẹ. Vì là văn biểu cảm nên coi trọng cảm nhận riêng của học sinh. Nhưng điều các em viết ra phải chân thật, tránh sáo rỗng. Những điều HS viết ra phải có ý nghĩa, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc về đôi bàn tay mẹ:
Là hình ảnh biểu hiện cụ thể của sự tảo tần, khéo léo của những người mẹ, sự chở che nâng đỡ, tình yêu thương dành cho con,...
- Miêu tả được hình ảnh đôi bàn tay của mẹ: HS có thể cảm nhận đôi bàn tay mẹ gầy guộc, xương xương, nhiều vết chai sạn...; nhưng cũng có thể là bàn tay đẹp ( miễn là HS trình bày chân thật, có kết hợp với miêu tả hình ảnh bàn tay mẹ).
- Trình bày cảm nhận, cảm xúc về bàn tay mẹ:
+ Bàn tay mẹ bao giờ cũng thân thuộc với con, vì bàn tay ấy chăm chút con bao nhiêu ngày tháng: mẹ bế bồng, ôm ấp từ khi con chào đời, ấp ủ con khi trời giá lạnh, quạt mát cho con khi trời oi nồng ...
+ Bàn tay mẹ nâng đỡ con, dìu dắt con trên những chặng đường đời quan trọng ( Khi con tập đi; khi con vấp ngã, khi con lần đầu đi học ...
+ Bàn tay mẹ còn làm biết bao công việc gia đình ... từ bàn tay mẹ, cuộc sống gia đình được chăm lo ...
+ Như vậy con đã lớn lên từ tay mẹ ..., mẹ vì đã làm tất cả vì con ...
+ Từ đây, HS thể hiện được những suy nghĩ của bản thân về tình cảm yêu thương, trân trọng, và biết ơn người mẹ. Tình cảm ấy được biến thành những hành động cụ thể ... 
B- Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm có bố cục hoàn chỉnh.
- HS biết viết dạng bài biểu cảm, thể hiện tốt cảm xúc, có sự chân thật
- Kết hợp được với miêu tả, tự sự để cảm xúc được nổi bật ( HS có thể vận dụng những bài thơ, bài văn, bài hát về đôi bàn tay mẹ mà các em biết để khơi gợi cảm xúc)
- Diễn đạt trong sáng, có hình ảnh, gợi cảm.
- Dùng từ, đặt câu phải chuẩn xác.
- Bài viết thể hiện HS có tâm hồn phong phú, có năng lực cảm nhận các vấn đề cuộc sống, có sự sáng tạo .
( Giám khảo cần kết hợp giữa kiến thức HS thể hiện trong bài với kĩ năng. Nếu hiểu vấn đề mà kĩ năng không tốt thì không thể cho điểm tối đa ở ý đó. Căn cứ vào lỗi HS mắc mà GK trừ điểm cho thích hợp, vận dụng linh hoạt trên thực tế bài làm của HS. Khuyến khích những bài có chất văn, có sáng tạo ...)
2,0
2,0
2,0
2,0
1,0
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HSG_van_7_TT.doc