Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 29

doc 12 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1470Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 29
Phòng GD - ĐT Việt Trì
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 29
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Hoàn cảnh xuất thân của ông Giuốc Đanh trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang”:
	A. Trong một gia đình nông dân 	C. Trong một gia đình quý tộc
	B. Trong một gia đình trí thức	D. Trong một gia đình thương nhân giàu có.
Câu 2: Lớp kịch “Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục” nằm ở vị trí nào trong vở kịch “ Trưởng giả học làm sang “?
	A. Kết thúc hồi I của vở kịch.	C. Kết thúc hồi III của vở kịch
	B. Kết thúc hồi II của vở kịch	D. Kết thúc cả vở kịch.
Câu 3: Qua thái độ của ông Giuốc Đanh đối với chiếc áo may hoa ngược, em thấy Giuốc Đanh là người như thế nào?
	A. Hài hước	B. Thích cái lạ mắt	C. Dốt nát, kém hiểu biết	 D.Sáng tạo
Câu 4: Vở kịch “ Trưởng giả học làm sang” gồm có mấy hồi?
	A. Hai hồi	B. Ba hồi	C. Bốn hồi	D. Năm hồi
Câu 5: Vì sao ông Giuốc Đanh thưởng tiền cho các chú thợ phụ ?
	A. Vì họ rất chu đáo với ông Giuốc Đanh
	B. Vì họ mặc lễ phục cho ông Giuốc Đanh
	C. Vì họ đã gọi ông ta là “ Ông lớn”, “ Cụ lớn”, “ Đức ông”.
	D. Vì họ đã khen bộ lễ phục của ông Giuốc Đanh
Câu 6: Việc sắp xếp trật tự từ trong câu gạch chân ở ví dụ sau có tác dụng gì ?
. “ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
	A. Thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng
	B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng
	C. Liên kết câu với các câu khác trong văn bản 
	D. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
Câu 7: Câu văn nào sau đây sử dụng lựa chọn trật tự từ nhằm nhấn mạnh tính chất của sự việc:
	A. Trong vườn những chùm quả xoan lắc lư
	B. Tôi thấy một anh bọ ngựa trịnh trọng tiến vào
	C.Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh bọ ngựa	
Câu 8: Ssự sắp xếp trật tự từ ( những từ gạch chân) trong đoạn văn dưới đây là hợp lý nhất vì:
	“Cây tre Việt Nam ! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre xanh mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.”
	A. Đúc kết được những phẩm chất của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn.	
	B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng
	C. Có tác dụng liên kết câu với các câu khác trong văn bản 
	D. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
Câu 9: Cho doạn văn sau: “Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào chiếc áo phông loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh bộ Phim đang ăn khách, một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. Có bạn quên cả viẹc học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để đắm đuối với các trò chơi điện tử Sự ăn chơi của các bạn sao lại thay đổi đến thế!” Phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên là:
	A. Tự sự kết hợp với miêu tả C. Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận
	B. Tự sự kết hợp với nghị luận D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
 Câu 10: Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì bài văn nghị luận vẫn giữ nguyên ý kiến, nội dung, quan điểm, tư tưởng phản ánh
	A. Đúng B. Sai
Phòng GD - ĐT Việt Trì
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 30
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Văn bản nhật dụng lớp 8 không đề cập đến những vấn đề nào?
	A. Vấn đề môi trường	C. Vấn đề dân số
	B. Tác hại của việc hút thuốc lá	D Vấn đề cờ bạc trong giới học sinh.
Câu 2: Văn bản nào dưới đây không phải văn bản nhật dụng?
	A. Thông tin về ngày trái đất năm 2000	C. Bàn luận về phép học
	B. Ôn dịch thuốc lá	D. Bài toán dân số
Câu 3: Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” được viết bằng phương thức biểu đạt nào là chính?
	A. Thuyết minh	B. Tự sự	C. Miêu tả	D. Biểu cảm
Câu 4: Trong các văn bản sau đây, văn bản nào là văn bản nhật dụng?
	A. Đi bộ ngao du	C. Bài toán dân số
	B. Bàn luận về phép học 	D. Thuế máu
Câu 5: Nguyên nhân của việc mắc lỗi diễn đạt ở câu sau:
 “Thế Lữ, Tố Hữu, Vũ Đình Liên, Tế Hanh là những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới”
	A. Tố Hữu không phải là nhà thơ trong phong trào thơ mới .
	B. Vì tên các nhà thơ sắp xếp không theo trật tự thời gain.
	C- Vũ Đình Liên không phải là nhà thơ trong phong trào thơ mới.	
Câu 6: Câu nào diễn đạt đúng?
	A. Tuy trời mưa nhưng đường lầy lội	 B.Tuy trời mưa nhưng đường không lầy lội
Câu 7: “Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh vùng bão lụt nhiều quần áo, giày dép và đồ dùng học tập khác”. Câu văn trên chưa hợp lô gíc, cách sửa hợp lý là:
	A. Bỏ từ “khác” ở cuối câu.	B. Bỏ từ “nhiều”	C. Bỏ từ “đã”
Câu 8: Câu nào không mắc lỗi diễn đạt về lô gíc?
	A. Trong bóng đá nói chung và trong học tập nói riêng, Minh đều rất giỏi.
	B. Mai vừa trông em vừa ngoan ngoãn.
	C. Tuy học giỏi nhưng Quyền vẫn đỗ đại học.
	D. Vì thương con nên lão Hạc đã tìm đến cái chết.
Câu 9: Câu văn sau sai chỗ nào?
	“Các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Lão Hạc  đã phơi bày cảnh khổ cực của những người nông dân trước Cách mạng tháng Tám”
	A. “Lão Hạc” là tên một tác phẩm chứ không phải tên tác giả
	B. Ngô Tất Tố không viết về người nông dân trước Cách mạng tháng tám.
	C. “ Lão Hạc” không phơi bày cuộc sống khổ cực của người nông dân
Câu 10: Câu văn nào hợp lô gíc?
	A. Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người cao, gầy và một người mặc áo trắng.
	B. Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người béo, lùn và một người thấp, béo
	C. Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người mặc áo kẻ và một người mặc áo trắng.
	D. Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người béo, lùn và một người mắc áo trắng
.
Phòng GD - ĐT Việt Trì
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 31
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Tác phẩm nào không được viết theo thể thất ngôn bát cú?
	A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác	C. Tức cảnh Pác Bó
	B. Đập đá ở Côn Lôn	D. Muốn làm thằng Cuội
Câu 2: Dòng nào, tất cả các tác phẩm được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?
	A. Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trang, Đi đường	C. Đập đá ở Côn Lôn, Ngắm trăng
	B. Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó	D. Ngắm trăng; Đi đường; Khi con tu hú.
Câu 3: Nội dung sau ứng với văn bản nào?
“ Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào “
	A. Nhớ rừng	C. Đập đá ở Côn Lôn
	B. Hai chữ nước nhà	D. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Câu 4: Văn bản bộc lộ rõ nhất lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược?
	A. Nước Đại Việt ta	B. Hịch tướng sĩ	C.Thuế máu	 D. Khi con tu hú
Câu 5: ý nào sau đây nói không đúng về luật thơ mới
	A. Số chữ trong câu bằng nhau, có vần, có nhịp	C. Số câu trong bài không hạn định
	B. Khá linh hoạt tự do phóng khoáng	D. Số câu trong bài hạn định
Câu 6: Câu nào không phải câu phủ định trong các câu sau?
	A. Em chưa học bài	C. Không phải em không học bài
	B. Em chẳng ăn cơm	D. Em không đi chơi nữa
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào không phải câu trần thuật?
	A. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
	B. Thạch Sanh thật thà tin ngay
	C. Đem nay đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượi, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
	D. Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.
Câu 8: Lựa chọn trật tự từ trong câu văn, đoạn văn thường được sử dụng mấy cách?
	A- Một	B- Hai	C- Ba	D- Bốn 
Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất mục đích viết văn bản tường trình?
	A. Đề đạt ý kiến, nguyện vọng của cá nhân
	B. Thông báo tình hình của đơn vị tập thể
	C. Làm cho cấp trên hoặc một tổ chức nào đó hiểu đúng sự việc
	D. Cam đoan làm hoặc không làm một việc nào nữa.
Câu 10: Khi trình bày sự việc sảy ra trong văn bản tường trình phải như thế nào?
A- Trình bày sáng tạo mới mẻ	C- Trình bày có sự thuyết phục
B- Trình bày trung thực	D- Trình bày giàu sức biểu cảm.
Phòng GD - ĐT Việt Trì
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 32
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Tác phẩm nào của Bác Hồ với bút danh Nguyễn ái Quốc?
	A. Tức cảnh Pác Bó	C. Ngắm trăng
	B. Bản án chế độ thực dân Pháp	D. Đi đường
Câu 2: “Phê phán đanh thép tội ác của thực dân Pháp và thể hiện nỗi đau xót trước tình cảnh khốn khổ của những người dân bản xứ thuộc địa” Nội dung trên ứng với văn bản nào?
	A. Thuế máu	B. Hịch tướng sĩ	C. Chiếu dời đô 	D. Ngắm trăng 
Câu 3: Văn bản nào thể hiện rõ nhất tình yêu quê hương trong sáng, mặn nồng, tha thiết?
	A. Hai chữ nước nhà	C. Ngắm trăng
	B. Khi con tu hú	D. Quê hương
Câu 4: Đọc đoạn văn: “Lê Thận nâng gươm ngang đầu nói với Lê Lợi: (1)
	- Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn (2 ) Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền tổ quốc (3 ).”
Câu văn nào thể hiện hành động khửng định, nhận định:
	A. Câu 1	B. Câu 2	C. Câu 3	D. Kết hợp cả câu 2 và 3
Câu 5: Hai câu thơ sau của Tế Hanh thuộc kiểu câu nào?
	“ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
	Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
	A. Câu trần thuật	B. Câu cảm thán	C. Câu nghi vấn D. Câu cầu khiến
Câu 6: Câu sau thể hiện hành động nói nào? “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?”
	A. Phủ định	B. Đe doạ	C. Khẳng định	D. Bộc lộ cảm xúc.
Câu 7: Khi nào phải làm văn bản thông báo.
A- Khi cần phải trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả làm được của một cá nhân hay tạp thể.
B- Khi cần trình bày để cấp trên hiểu đúng bản chất sự việc
C- Khi cần truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên có thẩm quyền xuống cấp dưới.
D- Khi muốn tham gia một tổ chức nào đó.
Câu 8: Tình huống nào dưới đây cần viết văn bản thông báo?
	A. Ghi lại nội dung của một đại hội chi đội.
	B. Em muốn gia nhập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 
	C. Nhà trương vừa đề ra một quy định mới, cần phổ biến quy định này cho học sinh biết.
	D. Em vô ý làm mất sách của thư viện.
Câu 9: Dòng nào nói đúng và đầy đủ nhất yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày một văn bản thông báo.
A- Trang trọng, sáng sủa	C- Trung thực và trang trọng
B- Cẩn thận, rõ ràng	D- Đầy đủ, rõ ràng và trung thực
Câu 10: Câu sau thể hiện hành động nói nào?
	“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”
	A. Phủ định	B. Bộc lộ cảm xúc	C. Khẳng định	D. Trình bày
Phòng GD - ĐT Việt Trì
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 33
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Điểm khác biệt giữa văn nghị luận trung đại với văn nghị luận hiện đại là:
	A. Nghị luận trung đại phải theo một bố cục đã thành khuôn mẫu.
	B. Nghị luận trung đại có lập luận chặt chẽ, sắc sảo
	C. Nghị luận trung đại thường được viết bằng văn biền ngẫu, hình ảnh giàu tính ước lệ
	D. Nghị luận trung đại phải có luận điểm rõ ràng
Câu 2: Văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ra đời vào thế kỷ nào?
	A. Thế kỷ XII	 B. Thế kỷ XIV	C. Thế kỷ XV	 D. Thế kỷ XVI	
Câu 3: Điểm giống nhau của các văn bản “Chiếu dời đo”, “Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta” là gì?
Đều chỉ được viết bằng thể văn biền ngẫu
Đều là thể văn nghị luận nhưng giàu ý nghĩa biểu cảm
C. Đều là những áng văn chính luận phê phán sâu sắc giai cấp thống trị
D. Đều là do Vua soạn thảo và viết.
Câu 4: Điểm tương đồng của ba văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước đại Việt ta là:
	A. Đều thể hiện một khát vọng xây dựng một đất nước hùng mạnh vững bền.
	B. Đều thể hiện ý thức, tình yêu và niềm tự hào dân tộc
	C. Đều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc
	D. Đều thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân sâm lược
Câu 5: Trong các bài thơ của Hồ Chí Minh và Tố Hữu đều toát lên “ tình yêu cuộc sống tha thiết nồng nhiệt, và tinh thần “thép” của người chiến sĩ cách mạng”. Nhận định trên:
	A. Đúng B. Sai
Câu 6: Một trong những điểm chung của các tác phẩm nghị luận trung đại học ở lớp 8 là:
	A. Đều viết bằng chữ Nôm	B. Đều viết bằng chữ Hán
Câu 7: Câu: “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì?
	A. Câu cảm thán	C. Câu cầu khiến	
	B. Câu nghi vấn	D. Câu phủ định
Câu 8: Mục nào dưới đây không có trong văn bản thông báo?
	A. Quốc hiệu, tiêu ngữ	C. Nhận xét và đánh giá về nội dung thông báo
	B. Tên văn bản	D. Tên cơ qua, số công văn
Câu 9: Đề bài nào sau đây không phải đề thuyết minh
	A. Loài hoa em yêu
	B. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hưng em
	C. Phương pháp làm bánh rán
	D. Giới thiệu cuốn sách ngữ văn lớp 8
Câu 10: Nhà văn nào không phải là nhà văn châu Âu?
	A. Xéc-van-tét	B. O Hen-ri	C. Mô-li-e	D. An-đéc-xen
Hướng dẫn chấm TNKQ – Ngữ văn 8
(Tuần 29 – Tuần 33)
Tuần 29: 1D 2B 3C 4D 5C 6A 7C 8A 9C 10A
Tuần 30: 1D 2C 3A 4C 5A 6B 7A 8D 9A 10c
Tuần 31: 1C 2A 3B 4B 5D 6C 7A 8D 9C 10B
tuần 32: 1B 2A 3D 4B 5A 6B 7C 8C 9d 10B
Tuần 33: 1C 2A 3B 4B 5A 6B 7D 8c 9a 10B
Phòng GD - ĐT Việt Trì	 Đề kiểm tra trắc nghiệm
	 Môn: Ngữ văn Lớp 8 	Đề 6A
	 Thời gian làm bài: 10 phút.
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Hoàn cảnh xuất thân của ông Giuốc Đanh trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang”:
	A. Trong một gia đình nông dân 	C. Trong một gia đình quý tộc
	B. Trong một gia đình trí thức	D. Trong một gia đình thương nhân giàu có.
Câu 2: Lớp kịch “Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục” nằm ở vị trí nào trong vở kịch “ Trưởng giả học làm sang “?
	A. Kết thúc hồi I của vở kịch.	C. Kết thúc hồi III của vở kịch
	B. Kết thúc hồi II của vở kịch	D. Kết thúc cả vở kịch.
Câu 3: Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” được viết bằng phương thức biểu đạt nào là chính?
	A. Thuyết minh	B. Tự sự	C. Miêu tả	D. Biểu cảm
Câu 4: Trong các văn bản sau đây, văn bản nào là văn bản nhật dụng?
	A. Đi bộ ngao du	C. Bài toán dân số
	B. Bàn luận về phép học 	D. Cả A, B, C.
Câu 5: ý nào sau đây nói không đúng về luật thơ mới
	A. Số chữ trong câu bằng nhau, có vần, có nhịp	C. Số câu trong bài không hạn định
	B. Khá linh hoạt tự do phóng khoáng	D. Số câu trong bài hạn định
Câu 6: Câu nào không phải câu phủ định trong các câu sau?
	A. Em chưa học bài	C. Không phải em không học bài
	B. Em chẳng ăn cơm	D. Em không đi chơi nữa
Câu 7: Khi nào phải làm văn bản thông báo.
A- Khi cần phải trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả làm được của một cá nhân hay tạp thể.
B- Khi cần trình bày để cấp trên hiểu đúng bản chất sự việc
C- Khi cần truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên có thẩm quyền xuống cấp dưới.
D- Khi muốn tham gia một tổ chức nào đó.
Câu 8: Tình huống nào dưới đây cần viết văn bản thông báo?
	A. Ghi lại nội dung của một đại hội chi đội.
	B. Em muốn gia nhập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 
	C. Nhà trương vừa đề ra một quy định mới, cần phổ biến quy định này cho học sinh biết.
	D. Em vô ý làm mất sách của thư viện.
Câu 9: Đề bài nào sau đây không phải đề thuyết minh
	A. Loài hoa em yêu
	B. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hưng em
	C. Phương pháp làm bánh rán
	D. Giới thiệu cuốn sách ngữ văn lớp 8
Câu 10: Nhà văn nào không phải là nhà văn châu Âu?
	A. Xéc-van-tét	B. O Hen-ri	C. Mô-li-e	D. An-đéc-xen
Phòng GD - ĐT Việt Trì	 Đề kiểm tra trắc nghiệm
	 Môn: Ngữ văn Lớp 8 	Đề 6B
	 Thời gian làm bài: 10 phút.
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Điểm khác biệt giữa văn nghị luận trung đại với văn nghị luận hiện đại là:
	A. Nghị luận trung đại phải theo một bố cục đã thành khuôn mẫu.
	B. Nghị luận trung đại có lập luận chặt chẽ, sắc sảo
	C. Nghị luận trung đại thường được viết bằng văn biền ngẫu, hình ảnh giàu tính ước lệ
	D. Cả A, B, C
Câu 2: Văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ra đời vào thế kỷ nào?
	A. Thế kỷ XII	 B. Thế kỷ XIV	C. Thế kỷ XV	 D. Thế kỷ XVI	
Câu 3: Qua thái độ của ông Giuốc Đanh đối với chiếc áo may hoa ngược, em thấy Giuốc Đanh là người như thế nào?
	A. Hài hước	B. Thích cái lạ mắt	C. Dốt nát, kém hiểu biết	 D. Cả A, B, C.
Câu 4: Vở kịch “ Trưởng giả học làm sang” gồm có mấy hồi?
	A. Hai hồi	B. Ba hồi	C. Bốn hồi	D. Năm hồi
Câu 5: Nguyên nhân của việc mắc lỗi diễn đạt ở câu sau:
 “Thế Lữ, Tố Hữu, Vũ Đình Liên, Tế Hanh là những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới”
	A. Tố Hữu không phải là nhà thơ trong phong trào thơ mới .
	B. Vì tên các nhà thơ sắp xếp không theo trật tự thời gain.
	C- Cả A, B.	
Câu 6: Câu nào diễn đạt đúng?
	A. Tuy trời mưa nhưng đường lầy lội	 B.Tuy trời mưa nhưng đường không lầy lội
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào không phải câu trần thuật?
	A. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau sót biết chừng nào!
	B. Thạch Sanh thật thà tin ngay
	C. Đem nay đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượi, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
	D. Cả A, B, C sai
Câu 8: Lựa chọn trật tự từ trong câu văn, đoạn văn thường được sử dụng mấy cách?
	A- Một	B- Hai	C- Ba	D- Bốn 
Câu 9: Dòng nào nói đúng và đầy đủ nhất yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày một văn bản thông báo.
A- Trang trọng, sáng sủa	C- Trung thực và trang trọng
B- Cẩn thận, rõ ràng	D- Đầy đủ, rõ ràng và trung thực
Câu 10: Câu sau thể hiện hành động nói nào?
	“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”
	A. Phủ định	B. Bộc lộ cảm xúc	C. Khẳng định	D. Cả và C.
Phòng GD - ĐT Việt Trì	 Đề kiểm tra trắc nghiệm
	 Môn: Ngữ văn Lớp 8 	Đề 6C
	 Thời gian làm bài: 10 phút
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Tác phẩm nào của Bác Hồ với bút danh Nguyễn ái Quốc?
	A. Tức cảnh Pác Bó	C. Ngắm trăng
	B. Bản án chế độ thực dân Pháp	D. Đi đường
Câu 2: “Phê phán đanh thép tội ác của thực dân Pháp và thể hiện nỗi đau xót trước tình cảnh khốn khổ của những người dân bản xứ thuộc địa” Nội dung trên ứng với văn bản nào?
	A. Thuế máu	B. Hịch tướng sĩ	C. Chiếu dời đô 	D. Ngắm trăng 
Câu 3: Điểm giống nhau của các văn bản “Chiếu dời đo”, “Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta” là gì?
	A- Đều được viết theo thể văn nghị luận	C. Đều có sự kết hợp yếu tố biểu cảm
	B. Đều thuộc nghị luận trung đại	D. Cả A, B, C.
Câu 4: Điểm tương đồng của ba văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước đại Việt ta là:
	A. Đều thể hiện một khát vọng xây dựng một đất nước hùng mạnh vững bền.
	B. Đều thể hiện ý thức, tình yêu và niềm tự hào dân tộc
	C. Đều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc
	D. Đều thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân sâm lược
Câu 5: Vì sao ông Giuốc Đanh thưởng tiền cho các chú thợ phụ ?
	A. Vì họ rất chu đáo với ông Giuốc Đanh
	B. Vì họ mặc lễ phục cho ông Giuốc Đanh
	C. Vì họ đã gọi ông ta là “ Ông lớn”, “ Cụ lớn”, “ Đức ông”.
	D. Vì họ đã khen bộ lễ phục của ông Giuốc Đanh
Câu 6: Việc sắp xếp trật tự từ trong câu gạch chân ở ví dụ sau có tác dụng gì ?
. “ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
	A. Thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng
	B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng
	C. Liên kết câu với các câu khác trong văn bản 
	D. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
Câu 7: “Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh vùng bão lụt nhiều quần áo, giày dép và đồ dùng học tập khác”. Câu văn trên chưa hợp lô gíc, cách sửa hợp lý là:
	A. Bỏ từ “khác” ở cuối câu.	B. Bỏ từ “nhiều”	C. Cả hai cách trên
Câu 8: Câu nào không mắc lỗi diễn đạt về lô gíc?
	A. Trong bóng đá nói chung và trong học tập nói riêng, Minh đều rất giỏi.
	B. Mai vừa trông em vừa ngoan ngoãn.
	C. Tuy học giỏi nhưng Quyền vẫn đỗ đại học.
	D. Vì thương con nên lão Hạc đã tìm đến cái chết.
Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất mục đích viết văn bản tường trình?
	A. Đề đạt ý kiến, nguyện vọng của cá nhân
	B. Thông báo tình hình của đơn vị tập thể
	C. Làm cho cấp trên hoặc một tổ chức nào đó hiểu đúng sự việc
	D. Cam đoan làm hoặc không làm một việc nào nữa.
Câu 10: Khi trình bày sự việc sảy 

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_VAN_8_LY_TU_TRONG_T2933.doc