Đề thi chọn học sinh năng khiếu cấp trường năm học 2015 – 2016, lần 1 môn Ngữ văn 6

doc 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1258Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh năng khiếu cấp trường năm học 2015 – 2016, lần 1 môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh năng khiếu cấp trường năm học 2015 – 2016, lần 1 môn Ngữ văn 6
TRƯỜNG THCS VĂN MIẾU
Đề thi có 01 trang
KỲ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU 
CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 – 2016. LẦN 1
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (6.0 điểm):
Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: 
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II) 
C©u 2: ( 4.0 ®iÓm)
Xác định lỗi và nêu cách sửa các câu sau:
 a) Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
 b) Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 c) Tình cảm đầu tiên khi chúng em nhìn thấy các anh ấy là sự ngạc nhiên.
C©u 3: ( 10.0 ®iÓm)
Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống. 
Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.
––––––––––––––––––– Hết ––––––––––––––––––––
Họ và tên thí sinh .......................................................................... SBD ...................
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN NGỮ VĂN 6
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. 
II. Đáp án và thang điểm
Nội dung cần đạt
ĐIỂM
Câu 1. (6.0 điểm):
Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: 
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của biển Đông”.
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II) 
- Học sinh phải chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: 
+ Biện pháp so sánh, nhân hóa qua các hình ảnh: “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏđầy đặn”; “Y như một mâm lễ phẩmbiển Đông” 
+Hình ảnh ẩn dụ “Quả trứnghửng hồng” 
 1.00
 1.00
+ Sử dụng các từ ngữ, từ láy gợi hình, gợi cảm: tròn trĩnh, phúc hậu, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm, đường bệ, hửng hồng 
1.00
- Học sinh nêu giá trị nghệ thuật của các phép tu từ 
+ Bức tranh thiên nhiên về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô hiện lên sinh động, cụ thể đầy màu sắc kì ảo được vẽ ra trước mắt người đọc vẻ đẹp rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ. 
1.00
+ Thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, độc đáo; tâm hồn yêu mến cái đẹp; yêu thiên nhiên, đất nước của nhà văn Nguyễn Tuân. 
2.00
C©u 2: ( 4.0®iÓm)
Xác định lỗi và nêu cách sửa các câu sau:
 a) Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
 b) Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 c) Tình cảm đầu tiên khi chúng em nhìn thấy các anh ấy là sự ngạc nhiên.
a) -Lỗi sai: câu thiếu vị ngữ.
0.50
Sửa theo 1 trong các cách sau:
- Thêm vị ngữ: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi.
- Biến thành cụm chủ vị: Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.
- Biến cụm từ đã cho thành một bộ phận câu: Tôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
0.50
b) Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
0.50
-Lỗi sai: câu thiếu chủ ngữ.
-Nguyên nhân: nhầm trạng ngữ thành chủ ngữ. 
- Sửa theo 1 trong các cách sau:
 + Thêm chủ ngữ: “em”, bỏ từ “cho”: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 + Bỏ từ “Qua” biến trạng ngữ thành chủ ngữ.
0.50
c) Dùng sai từ: Tình cảm (dùng từ không đúng nghĩa).
1.00
Lý do sai:
+ “sự ngạc nhiên” không thể là “tình cảm”, mới gặp lần đầu chưa thể là “tình cảm”
0.50
Cách chữa lỗi:
- Thay từ tình cảm bằng tõ: c¶m xóc và diễn đạt câu văn. Thay đổi trật tự từ trong diễn đạt (đã thay bằng từ cảm xúc và viết ra các câu diễn đạt đúng)
0.50
 C©u 4: ( 10.0 ®iÓm)
Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống. 
Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.
1. Yêu cầu chung:
 - Đề bài yêu cầu học sinh kể câu chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thế giới thiên nhiên. 
 - Đề mở, chỉ gợi ý về các nhân vật, về tình huống, còn người kể tự xác định nội dung. Dù chọn nội dung nào thì câu chuyện cũng phải có một ý nghĩa nhất định (ca ngợi Đất Mẹ, ca ngợi Mùa Xuân, ca ngợi sức sống của cỏ cây, hoa lá, ...)
 - Học sinh có thể chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Cây Bàng tự kể chuyện mình) hoặc kể ở ngôi thứ ba 
2. Yêu cầu cụ thể:
 a) Mở bài:	
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
1.00
- Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện.
1.00
 b) Thân bài:
Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề (Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân). 
+ Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh:
- Cây Bàng về mùa đông: trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.	
0.50
- Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa Xuân và dồn chất cho cây.
0.50
- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh,... 	
0.50
- Nàng tiên Mùa Xuân: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng .... 	
0.50
 + Các nhân vật phải được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện: 
 Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên, đất trời:
 - Mỗi khi Mùa Xuân đến, thiên nhiên, đất trời giang tay chào đón như một người bạn thân vừa mới trở về. Mùa Xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, mặc dù, thỉnh thoảng, trong mưa xuân vẫn có cả cái “lành lạnh” như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại.
 - Tôi (Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non, chồi biếc; nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân...
	 Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con người:
 - Cứ mỗi dịp Tết đến Mùa Xuân rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết bao nhiêu niềm vui, niềm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật, bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống.
 - Mùa Xuân còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn. 
 - Mùa Xuân thật hạnh phúc vì đã góp phần đem đến cho con người sự no ấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất 
 - Không những thế Mùa Xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một tương lai tươi sáng, về một ngày mai tốt đẹp. 
1.00
1.00
0.50
 0.50
 0.50
 0.50
HS có thể kết hợp kể chuyện với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ
(Lưu ý: ghi điểm theo ý như trên chỉ là những gợi ý, trong bài làm, học sinh có thể trình bày gộp các ý hoặc kết hợp giữa miêu tả các nhân vật với kể chuyện và có cách kể sáng tạo hơn – giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo và cách trình bày khác của hs, không vận dụng thang điểm một cách máy móc)
 c) Kết bài:
- Khẳng định lại sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên 	
1.00
- Có thể phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em về mùa xuân, về thiên nhiên
1.00
3) Vận dụng cho điểm:
Điểm 9 -10: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
Điểm 7 - 8: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, bài làm có cảm xúc nhưng còn đôi chỗ kể chưa sáng tạo Có thể mắc một số lỗi nhỏ về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 5 - 6: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng văn kể chuyện tưởng tượng chưa tốt, có miêu tả các nhân vật và khung cảnh nhưng chưa rõ, nhiều chỗ còn lan man. Còn mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 3 - 4: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc sang kể lể lan man, lủng củng 
Điểm 1 - 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, không biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng 
Điểm 0: Bài để giấy trắng.
––––––––––––––––– Hết ––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn 6 - 15-16 LAN 1.doc