Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn: Sinh học 9

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn: Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn: Sinh học 9
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2013-2014
 Khóa ngày 28 - 3 - 2014
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Sinh học 
 líp 9 THCS 
Họ và tên:... Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Số báo danh:.. 	 	 Đề gồm có 01 trang
Câu 1 (2,5 điểm)
	a. Sự khác nhau giữa đột biến gen với đột biến nhiễm sắc thể (cấp độ, cơ chế phát sinh, cơ chế biểu hiện, tính chất, vai trò).
	b. Một cơ thể có bộ nhiễm sắc thể (2n = 4) kí hiệu là Aa, Bb. Khi giảm phân, có thể cho các loại giao tử như sau: loại giao tử thứ nhất: AB, ab...; loại giao tử thứ hai: ABB, abb; loại giao tử thứ ba: ABb, aBb; loại giao tử thứ tư: AaBb. 
	Giải thích sự hình thành các loại giao tử đó. 
Câu 2 (2,25 điểm)
	a. Phân biệt nhân tố sinh thái với giới hạn sinh thái. Cho ví dụ minh họa.
	b. Thế nào là cây chịu hạn? Có mấy loại cây chịu hạn và đặc điểm của chúng? 
Câu 3 (1,0 điểm)
	a. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng giảm?
	b. Ở một người có huyết áp là 120/80, em hiểu điều đó như thế nào?
Câu 4 (1,25 điểm)
	a. Hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của nó.
	b. Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
Câu 5 (1,0 điểm)
	a. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?
	b. Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích.
Câu 6 (2,0 điểm) 
	Một cặp gen dị hợp dài 5100A0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng. Gen trội nằm trên NST thứ nhất có 1100 ađênin, gen lặn nằm trên NST thứ hai có 1300 ađênin.
	a. Khi tế bào ở vào kì giữa trong lần phân chia thứ nhất của phân bào giảm nhiễm, số lượng từng loại nucleotit của các gen đó bằng bao nhiêu?
	b. Khi tế bào kết thúc lần phân chia thứ nhất trong phân bào giảm nhiễm cho 2 tế bào con thì số lượng từng loại nucleotit của các gen trong mỗi tế bào con bằng bao nhiêu?
	c. Để tổng hợp nên mỗi mạch đơn của gen nói trên cần phải có sự tham gia của bao nhiêu phân tử đường C5H10O4 và bao nhiêu phân tử axit H3PO4?
.Hết
HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Sinh học
Khoá ngày 28-3-2014
Câu
Nội dung
Điểm
1 
(2,5 điểm)
a. Sự khác nhau giữa đột biến gen (ĐBG) với đột biến nhiễm sắc thể (ĐBNST):
 - Đột biến gen là biến đổi ở cấp độ phân tử, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit. Còn đột biến NST là biến đổi ở cấp độ tế bào, có thể liên quan đến một hoặc một số gen.
 - Cơ chế phát sinh: ĐBG phát sinh do sự sai sót trong quá trình tự sao chép của ADN. Còn ĐBNST do nhiễm sắc thể bị phá vỡ cấu trúc, hoặc ảnh hưởng tới sự tự nhân đôi, phân li, tiếp hợp không bình thường, hoặc do sự trao đổi chéo, sự chuyển đoạn của các nhiễm sắc thể. 
 - Cơ chế biểu hiện: ĐBNST được thể hiện ngay trong đời cá thể (nếu xảy ra lúc hợp tử mới phân chia) hoặc thể hiện ở đời sau (nếu xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử).
 ĐBG thường xuất hiện ở trạng thái lặn nên chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi dạng đơn bội. Còn ở thể lưỡng bội phải qua nhiều thế hệ ĐBG mới thể hiện.
 - Tính chất: ĐBG làm cấu trúc một gen thay đổi dẫn tới sự thay đổi trong cấu trúc một phân tử protein, biểu hiện ở sự thay đổi một vài tính trạng. Còn ĐBNST thường làm thay đổi cả một bộ phận, một cơ quan của cơ thể.
 - Vai trò: So với ĐBNST thì đột biến gen ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể và ĐBG là nguồn nguyên liệu chính của quá trình tiến hóa và chọn giống.
b. Giải thích các loại giao tử:
 - Loại giao tử thứ nhất (AB, ab...): Đây là loại giao tử được sinh ra do giảm phân bình thường, mang n nhiễm sắc thể.
 - Loại giao tử thứ hai (ABB, abb): Đây là loại giao tử được sinh ra do giảm phân không bình thường, cặp NST có kí hiệu Bb không phân li ở kì sau của giảm phân II, còn giảm phân I diễn ra bình thường. Loại giao tử này được kí hiệu n + 1. 
 - Loại giao tử thứ ba (ABb, aBb): Đây là loại giao tử được sinh ra do giảm phân không bình thường, cặp NST có kí hiệu Bb không phân li ở kì sau của giảm phân I, còn giảm phân II diễn ra bình thường. Loại giao tử này được kí hiệu n +1.
 - Loại giao tử thứ tư (AaBb): Đây là loại giao tử được sinh ra do giảm phân không bình thường, cả 2 cặp NST đều không phân li ở kì sau của giảm phân I. Loại giao tử này mang 2n NST.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2 (2,25 điểm)
a. Phân biệt nhân tố sinh thái với giới hạn sinh thái
 - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật. Ví dụ nhiệt độ, ánh sáng, gió, bão, vi sinh vật.....
 - Còn giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
 Ví dụ: giới hạn sinh thái đối với nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam từ 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. (Theo SGK lớp 9 - nhà xuất bản GD-2005)
b. Khái niệm cây chịu hạn và đặc điểm:
 * Cây chịu hạn là những cây chịu được điều kiện khô hạn kéo dài ở các vùng sa mạc, hoang mạc, thảo nguyên, sa van, đụn cát... Khi gặp điều kiện khô hạn, quá trình trao đổi chất của cây yếu đi nhưng không dừng hẳn.
 * Có 2 loại cây chịu hạn:
 - Cây chịu hạn mọng nước:
 + Là cây mọng nước có tầng cutin dày, trên mặt lá thường có lớp sáp hoặc lông rậm. Lỗ khí nằm sâu trong biểu bì. Mô lá có nhiều tế bào lớn tích nước, gân lá kém phát triển.
 + Một số loài cây có lá tiêu giảm, chỉ còn là các vảy nhỏ, sớm rụng, hoặc lá biến thành gai.
 + Do lá tiêu giảm nên thân và cành có nhiều tế bào chứa nước và mang nhiều diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp.
 Ví dụ: cây thuộc họ Xương rồng, họ Dứa, họ Thuốc bỏng, họ Hành...
 - Cây chịu hạn lá cứng:
 + Có lá hẹp, phủ nhiều lông trắng có tác dụng cách nhiệt. Thành tế bào biểu bì và lớp cutin dày, gân lá phát triển. 
 + Nhiều loài cây có lá tiêu giảm biến thành gai, có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước. Chất nguyên sinh của cây lá cứng chịu được điều kiện thiếu nước cao.
 Ví dụ: các cây trong họ Lúa, họ Cói, một số cây họ Thông, họ Phi lao...
 Ngoài ra, còn có các loại thực vật ngập mặn (Đước, Sú, Vẹt); thực vật có rễ khí sinh, có tuyến thải muối, tế bào có áp suất thẩm thấu cao hơn so với bình thường
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3 
(1,0 điểm)
a. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương mmHg /cm2
 - Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì áp lực do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm
b. Huyết áp là 120/80 là cách nói tắt được hiểu:
 + Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 (lúc tâm thất co)
 + Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 (lúc tâm thất giãn)
 Đó là người có huyết áp bình thường.
0,25
0,25
0,25
0,25
4 (1,25 điểm)
a. Hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của nó.
 + Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm.
 + Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng bảo đảm sự tồn tại của các loài trong quần xã, bảo đảm sự ổn định của hệ sinh thái.
 + Khống chế sinh học có ý nghĩa thực tiễn rất lớn: Là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học giúp con người chủ động kiểm soát các loài gây ra sự hưng thịnh hoặc trấn át một loài nào đó theo hướng có lợi mà vẫn bảo đảm cân bằng sinh học.
	VD : Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân
 Dùng kiến vống để tiêu diệt sâu hại cam
b. Phương pháp này vẫn được dùng trong chọn giống vì:
 - Người ta dùng các phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
 - Đây là một biện pháp trung gian để chuẩn bị lai khác dòng tạo ưu thế lai.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5 
(1,0 điểm)
a. Cơ chế xác định giới tính ở người:
Nam: XX, Nữ: XY
Sơ đồ lai: 
 P. XX x XY
 GP: X (1/2) X : (1/2) X
 F1: (1/2) XX : (1/2) XY
Vậy, trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1
(Học sinh có thể giải thích bằng lời vẫn cho điểm tối đa)
- Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố.
b. Ý kiến, giải thích
- Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.
- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).
0,25
0,25
0,25
0,25
6 
(2,0 điểm)
Vì cặp gen dị hợp tử luôn có chiều dài và tổng số nucleotit bằng nhau, nên số nucleotit của mỗi gen là: 5100 A0 : 3,4A0 x 2 = 3000 nucleotit.
 Gen trội có: A = T = 1100 nucleotit
 G = X = (3000:2) – 1100 = 400 nucleotit
 Gen lặn có: A = T = 1300 nucleotit
 G = X = (3000:2) – 1300 = 200 nucleotit
a. Kì giữa lần phân chia thứ nhất trong phân bào giảm nhiễm, lúc đó NST đã nhân đôi thành NST kép, do đó gen chứa trong chúng cũng đã nhân đôi nhưng chưa phân li. Số lượng từng loại nucleotit trong tế bào vào thờì điểm đó:
 A = T = (1100 + 1300) 2 = 4800 nucleotit
 G = X = (400 + 200) 2 = 1200 nucleotit
b. Số lượng từng loại nucleotit trong các tế bào con sau khi kết thúc lần phân chia thứ nhất trong phân bào giảm nhiễm:
 Lúc đó thể kép chứa gen trội đi về một tế bào con, thể kép chứa gen lặn đi về tế bào con còn lại.
 Tế bào con chứa các gen trội có: 
 A = T = 1100 + 1100 = 2200 nucleotit
 G = X = 400 + 400 = 800 nucleotit
 Tế bào con chứa các gen lặn có: 
 A = T = 1300 + 1300 = 2600 nucleotit
 G = X = 200 + 200 = 400 nucleotit
c. Mỗi mạch đơn của gen có 1500 nucleotit, mỗi nucleotit có 3 thành phần: 1 phân tử đường C5H10O4, 1 phân tử axit H3PO4 và 1 bazơnitric. Để tổng hợp nên một nucleotit cần 1 phân tử đường C5H10O4 và 1 phân tử axit H3PO4. Vì vậy, số phân tử đường và axit cần tham gia là: 1500 phân tử đường C5H10O4 và 1500 phân tử axit H3PO4.
Lưu ý: Nếu học sinh làm theo cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề hsg 9 -2014.doc