Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn: Hóa học 12

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1175Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn: Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn: Hóa học 12
 SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH
 ĐỀ CHÍNH THỨC
Họ và tên:..
Số báo danh:..
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2013-2014
Khóa ngày 28 – 3 – 2014
Môn: Hóa
LỚP 12 THPT
Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề gồm có 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm)
1. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau: 
a) Cu2O + H2SO4 (loãng) 	b) Pb + H2SO4 (đặc) 
c) Na[Cr(OH)4] + Br2 + NaOH 	d) FeCl3 + dung dịch CH3NH2 	
e) NaNO2 + PbO2 + H2SO4 (loãng) 	f) Au + KCN + H2O2 
g) FeCl3 + dung dịch Na2S 	h) K2Cr2O7 + dung dịch KOH 
2. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: 
a) Glucozơ tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac (đun nóng).
b) Trùng hợp metyl metacrylat.
c) Natri aminoaxetat tác dụng với dung dịch HCl dư.
d) Buta-1,3-đien tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.
e) Axit axetyl salixylic tác dụng với dung dịch NaOH dư (đun nóng).
f) Anlyl clorua tác dụng với dung dịch nước clo.
Câu 2 (1,75 điểm)
1. Hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng theo các sơ đồ sau:
a) C3H6 B C D E F CH4
b) But-1-en A B C
2. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol tripeptit Glu-Ala-Gly trong dung dịch KOH dư (đun nóng). Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính khối lượng của mỗi muối thu được sau phản ứng.
Câu 3 (2,0 điểm)
1. Có 200 ml dung dịch A chứa hỗn hợp bari nitrat và sắt (III) nitrat. Cho dung dịch natri cacbonat dư vào dung dịch A, thu được 3,04 gam kết tủa. Lấy toàn bộ lượng kết tủa ở trên cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Xác định nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. 
2. Người ta mạ niken lên mẫu vật kim loại bằng phương pháp mạ điện trong bể mạ chứa dung dịch NiSO4, với cường độ dòng điện I = 9A. Cần mạ một mẫu vật kim loại hình trụ, có bán kính 2,5 cm, cao 20 cm, người ta phủ lên mẫu vật một lớp niken dày 0,4 mm trên. Hãy: 
a) Viết quá trình xảy ra trên các điện cực của bể mạ điện.
b) Tính thời gian của quá trình mạ điện trên. Cho khối lượng riêng của Ni là 8,9 g/cm3.
Câu 4 (2,25 điểm) 
1. Cho 33,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr, Sn tác dụng với dung dịch HCl dư (đun nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,2 lít khí (đktc). Mặt khác, nếu cho 33,5 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 17,92 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc).
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
2. Oxi hóa 0,8 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng hết với Na dư, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Phần hai cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 97,2 gam Ag. Tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong X.
Câu 5 (2,0 điểm) 
1. Tính độ tan của PbI2:
a) Trong nước nguyên chất; b) Trong dung dịch KI 0,1M. Biết 
2. Trộn 10 ml dung dịch NaOH 10-3M với 10 ml dung dịch CH3COOH 1,01.10-3M, pha loãng thành 1 lít dung dịch A. Tính pH của dung dịch A. Biết Ka (CH3COOH) = 10-4,76. 
Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; K = 39; Cr = 52; Fe = 56; Ni = 59; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137.
------------ HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 12.doc
  • docDap an 12.doc