Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 03/04/2025 Lượt xem 9Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 (Có đáp án)
Đề thi môn: sinh học
A - Phần trắc nghiệm khách quan (5,5 điểm)
Câu 1: (4 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ a, b, c, ... đầu câu chỉ ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1 - Điều kiện dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật phân ly:
a, Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
b, Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
c, Các tính trạng phải di truyền độc lập với nhau.
d, Số lượng cá thể thu được ở con lai phải đủ lớn.
2 - Tại sao trong sinh sản hữu tính lại xuất hiện các biến dị tổ hợp:
a. Do các cặp gen tương ứng phân ly độc lập và tổ hợp tự do tạo ra sự đa dạng 
 của các giao tử.
b. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử tạo ra nhiều tổ hợp và kiểu 
 gen trong thu tinh.
c. Do có những tác động vật lý, hoá học trong quá trình hình thành giao tử.
d. Cả a và b
3 - Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là:
a. Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con
b. Sự phân chia đều nhân tế bào cho 2 tế bào con
c. Sự phân chia đều của cặp nhiễm sắc thể về hai tế bào con.
d. Sự sao chép bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ sang hai tế bào con.
4 - Trong quá trình thụ tinh sự kiện nào là quan trọng nhất:
a. Sự kết hợp giữa nhân của giao tử đực và giao tử cái.
b. Sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
c. Sự tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái.
d. Cả a và b.
5 - Trong giảm phân nhiễm sắc thể tách tâm động để tạo ra các nhiễm sắc thể đơn phân ly về hai cực tế bào xảy ra ở:
a. Kỳ giữa của lần phân bào thứ nhất.
b. Kỳ trước của lần phân bào thứ hai.
c. Kỳ sau của lần phân bào thứ 2.
d. Kỳ trung gian của lần phân bào thứ nhất.
6. Nhóm động vật nào sau đây không thuộc động vật biến nhiệt:
a. Cá sấu, ếch đồng, giun đất
b. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép.
c. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu.
d. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu.
7 - Trong tự nhiên đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng để phân biệt các quần thể với nhau:
a. Tỷ lệ giới tính.
b. Thành phần nhóm tuổi.
c. Kích thước cá thể đực
d. Mật độ.
8 - Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài:
a. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế.
b. Quan hệ ức chế và quan hệ đối địch.
c. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ.
d. Quan hệ đối địch và quan hệ hỗ trợ.
Câu 2: (1,5 điểm) Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong bảng: 
Các đại phân tử
Cấu trúc và chức năng
Kết quả
A
B
C
1. ADN
2. ARN
3. Protêin
a. Chuỗi xoắn kép gồm 4 loại Nuclêôtít A, T, G, X
b. Một hay nhiều chuỗi đơn, đơn phân là các axit amin
c. Chuỗi xoắn đơn gồm 4 loại nuclêôtít A, U, G, X
d. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
e. Cấu trúc các bộ phận tế bào, enzim, hooc môn, vận chuyển cung cấp năng lượng.
g. Truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến prôtêin, vận chuyển axit amin, cấu tạo nên các ribôxôm.
1
2
3
B - Phần tự luận: (14,5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)Nêu và giải thích ý nghĩa của mỗi biện pháp mà con người có thể cần và phải thực hiện để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
Câu 2: (4 điểm) Phân biệt phương pháp chọn giống bằng phép lai hữu tính với phương pháp chọn giống bằng gây đột biến.
Câu 3: (2,5 điểm) Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
Câu 4: (2 điểm) Trình bày nguyên nhân chung của các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Vì sao đa số đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là có hại? Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thì dạng nào gây hậu quả lớn nhất.
Câu 5: (4 điểm) Một nhà vườn mua một ít bắp giống hạt vàng đem gieo chung để mong thu được giống bắp hạt vàng thuần chủng. Nhưng khi thu hoạch ông thu được bắp hạt vàng lẫn bắp hạt trắng.
1 - Giải thích tại sao có hiện tượng trên? xác định kiểu gen của P và F1
2 - Với ý định loại bắp hạt trắng ra để chọn giống bắp hạt vàng thuần chủng 
thì nhà làm vườn này phải tiến hành lai nhu thế nào?
Đáp án, biểu điểm
Phần
Câu
Nội dung kiến thức
Điểm
A
1
Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm: 1- c; 2- d; 3-d; 4-c; 5-c; 6-c; 7-c; 8-d
4 đ
2
Ghép đúng mỗi thông tin ở cột B với thông tin ở cột A cho 0,25 điểm: 1 + a + d; 2 + c + g; 3 + b + e
1,5 đ
B
1
Nêu và giải thích đúng ý nghĩa của mỗi biện pháp mà con người có thể cần và phải thực hiện để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên cho 0,4 điểm:
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
- Bảo vệ các loài sinh vật.
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
- ứng dụng khoa học kỹ thuật và cải tạo giống vật nuôi cây trồng.
2 đ
2
Chọn giống bằng lai hữu tính
Chọn giống bằng gây đột biến
4 đ
- ở thực vật cho thụ phấn, ở động vật cho giao phối hoặc thụ tinh nhân tạo.
- Đối tượng thực vật, động vật bậc cao.
- Cơ chế gây biến dị: Phân ly độc lập , tổ hợp tự do.
- Tiến hành thời gian dài, hiệu quả chậm.
- Chỉ tổ hợp lại những tính trạng đã có hoặc tạo ra các kiểu hình mới.
- Dễ thực hiện, dụng cụ đơn giản, tiến hành trên phạm vi rộng rãi.
- Tạo ưu thế lai và giống mới do sự tổ hợp lại các gen của nhiều loài.
- Có thể dự đoán được kết quả của con cái thông qua đặc điểm của bố mẹ.
- Đã được sử dụng để tạo giống trong thời gian khá lâu.
- Dùng tác nhân vật lý, hoá học, tác động vào các giai đoạn thích hợp với liều phóng xạ, nồng độ hoá chất, thời gian thích hợp.
- Đối tượng: thực vật, vi sinh vật, động vật bậc thấp.
- Cơ chế: Rối loạn phân chia nhiễm sắc thể, sao chép
- Tiến hành trong thời gian ngắn, hiệu quả nhanh.
- Tạo ra những tính trạng mới có giá trị cao.
- Đòi hỏi phương tiện kỹ thuật cao, chỉ có cơ quan khoa học giống của nhà nước mới tiến hành được.
- Giống tạo ra có thể là các dạng đa bội thể, có năng suất phẩm chất cao, thích nghi tốt.
- Tạo ra các biến dị đột biến, đời sau xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ nên khó đoán trước được kết quả.
- Mới được sử dụng vài thập kỷ nay.
Phần
Câu
Nội dung kiến thức
Điểm
B 
3
Đúng mỗi ý cho 0,5 điểm 
- Lưới và chuỗi thức ăn được gắn kết liên hệ chặt chẽ, ràng buộc với nhau qua các mắt xích thức ăn chung.
- Chuỗi thức ăn là một thành phần nhỏ, trong lưới thức ăn có một số mắt xích thức ăn chung với các chuỗi thức ăn khác trong hệ lưới.
- Phạm vi loài trong chuỗi thức ăn ít hơn so với trong lưới thức ăn.
- Điều kiện sin thái trong lưới thức ăn phức tạp, bao gồm nhiều môi trường sinh thái hơn trong chuỗi thức ăn.
- Một mắt xích thức ăn trong chuỗi thức ăn có thể là bậc tiêu thụ này nhưng so với toàn bộ lưới có thể thuộc bậc tiêu thụ khác.
2,5 đ
4
- Nguyên nhân:
+ Do tác nhân lý hoá trong môi trường hoặc biến đổi sinh lý nội bào làm phá vỡ cấu trúc của nhiễm sắc thể hoặc ảnh hưởng đến sự tự nhân đôi, tiếp hợp, trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
+ Tuỳ thuộc vào độ bền vững về cấu trúc nhiễm sắc thể mà cùng 1 loại tác nhân gây đột biến tác động vào các nhiễm sắc thể khác nhau ở các thời điểm khác nhau sẽ tạo nên những loại đột biến khác nhau.
- Đa số đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là có hại vì làm rối loạn sự liên kết các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân, thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử nên làm biến đổi kiểu gen và kiểu hình.
- Trong các loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thì đột biến mất đoạn và đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể gây hậu quả nhiều nhất đặc biệt là đột biến mất đoạn. vì chúng làm giảm đi một số gen, cấu trúc nhiễm sắc thể phá vỡ tính cân đối hài hoà về cấu trúc vật chất di truyền.
2đ
1đ
0,5đ
0,5đ
5
1 - Giải thích hiện tượng - kiểu gen của P và F1
a. Giải thích: 
- Thu được F1 hạt vàng lẫn hạt trắng (phân tính) ị giống hạt vàng đã mua không thuần chủng có kiểu gen dị hợp.
+ Hạt vàng biểu hiện ở dị hợp phải là tính trội so với hạt trắng.
Quy ước:
A: Hạt vàng; a: hạt trắng
+ Kiểu gen của giống hạt vàng đã mua là Aa
- Đem gieo chung là thực hiện phép lai Aa x Aa ị Giao tử a kết hợp giao tử a tạo kiểu gen aa ở F1 nên hạ trắng biểu hiện lẫn hạt vàng.
b. Kiểu gen của P và F1 được xác định qua sơ đồ lai:
P: Aa x Aa (F1 gồm 3 kiểu gen là AA; Aa; aa)
4đ
1đ
0,5đ
Phần
Câu
Nội dung kiến thức
Điểm
B 
5
2 - Tiến hành lai:
* Bước 1: Chọn ra bắp hạt vàng vì hạt vàng thuộc tính trạng trội nên căn cứ vào kiểu hình thì không rõ kiểu gen là AA hay Aa vì vậy phải gieo riêng để cho tự thụ phấn.
- Nếu kết quả tự thụ phấn là đồng tính (Toàn hạt vàng) thì cây bắp đó thuần chủng và hạt thu được cũng thuần chủng.
Viết sơ đồ lai: AA x AA
- Nếu kết quả tự thụ phấn có phân tính (hạt vàng lẫn hạt trắng) thì cây bắp đó không thuần chủng và hạt thu được cũng không rõ là thuần chủng hay không.
Viết sơ đồ lai: Aa x Aa 
* Bước 2: Nhân giống bắp hạt vàng bằng tự thụ phấn:
Sơ đồ lai: AA x AA
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Tổng điểm
20đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_sinh_hoc_lop_9_co_dap_an.doc